Các loại cơ cấu nâng hạ: Vít me, cần trục, thủy lực, khí nén

Cơ cấu nâng hạ trên thị trường hiện nay được sử dụng phổ biến nhất với 4 loại chính: Vít me, thủy lực, cần trục và khí nén. Mỗi loại sở hữu những đặc điểm riêng và có ứng dụng quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu về các loại cơ cấu nâng hạ trong bài viết dưới đây.

I. Cơ cấu nâng hạ là gì? Phân loại cơ cấu nâng hạ

Cơ cấu nâng hạ là một bộ phận cơ khí quan trọng của thiết bị nâng hạ, có nhiệm vụ di chuyển và nâng hạ hàng hóa, vật nặng hoặc máy móc chuyên dụng. Trong quá trình sử dụng, có thể điều khiển cơ cấu nâng hạ linh hoạt theo ý muốn để hoàn thành công việc một cách tối ưu nhất.

Cơ cấu nâng hạ hiện nay có 4 loại chủ yếu là: Cơ cấu nâng hạ vít me, thủy lực, cần trục và khí nén. Dưới đây là đặc điểm cụ thể của mỗi loại.

II. Cơ cấu nâng hạ Vít me

Vít me là cơ cấu trục vít gắn liền với đai ốc, có nhiệm vụ truyền chuyển động cơ học cho cơ cấu trượt dọc và chuyển động quay. Chúng có thiết kế nhỏ gọn với tốc độ nâng hạđảm bảo độ chính xác cao, kết hợp với ren ở 2 đầu mối để có được khả năng chịu lực tốt nhất. Cơ cấu nâng hạ vít me thường được ứng dụng trong cửa van, cửa phai của các nhà máy thủy điện, các công trình thủy lợi.

Cơ cấu nâng hạ vít me được phân chia thành 2 loại cơ bản dựa vào hình thức chuyển động: Vít me chuyển động dọc và vít me chuyển động quay. Cụ thể như sau:

  • Vít me chuyển động dọc: Trục hành trình của cơ cấu nâng hạ vít me di chuyển dọc để đi lên hoặc xuống phục vụ cho việc nâng hoặc hạ nhờ vào chuyển động tịnh tiến của trục vít me, đảm bảo tốc độ làm việc hiệu quả nhất.
  • Vít me chuyển động quay: Cơ cấu nâng hạ vít me loại này hoạt động theo nguyên lý trục vít me chuyển động quay và đai ốc di chuyển theo trục. Trục hành trình chuyển động quay làm cho đai ốc di chuyển tịnh tiến lên xuống.

Ở cả 2 loại trên, trục vít me đều hoạt động theo quy luật: Trục vít me đứng yên thì đai ốc chuyển động tịnh tiến và ngược lại. Nguyên nhân là do trục vít me có ren ở 2 đầu mối nên nếu có 1 bộ phận đứng yên thì bộ phận kia sẽ chuyển động.

Cơ cấu nâng hạ vít me
Cơ cấu nâng hạ vít me

Xem thêm: So sánh SỰ KHÁC BIỆT giữa hệ thống thủy lực và khí nén

III. Cơ cấu nâng hạ thủy lực

Cơ cấu nâng hạ thủy lực sử dụng áp suất thủy lực trong xi lanh, đẩy piston dịch chuyển tạo lực nâng hạ hàng hóa. Nhờ đó, hiệu quả sản xuất tăng lên đáng kể so với việc sử dụng sức người. Chính vì vậy, chúng được ứng dụng trong mọi ngành nghề, mọi lực vực:

  • Công tác nâng hạ, vận chuyển hàng hóa trong các hệ thống sản xuất hiện đại như nhà kho, xưởng, nhà máy, xí nghiệp,…
  • Di chuyển và nâng máy móc, thiết bị, vật liệu xây dựng lên cao và từ nơi này tới nơi khác trong ngành xây dựng, mang lại hiệu suất làm việc cao.
  • Ứng dụng trong các trung tâm sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, phương tiện giao thông như bàn nâng, cầu nâng chuyên nghiệp
  • Ứng dụng trong lĩnh vực y tế như vận chuyển máy móc thiết bị y tế, nâng hạ giường bệnh,…

1. Cấu tạo của cơ cấu nâng hạ thủy lực

Cơ cấu nâng hạ thủy lực được cấu tạo bởi các bộ phận cơ bản sau:

  • Động cơ thủy lực: Đây là cơ cấu chấp hành chính của hệ thống thủy lực, có nhiệm vụ biến đổi động năng thành cơ năng và thực hiện chuyển động tịnh tiến để việc nâng hạ diễn ra thuận tiện nhất.
  • Xi lanh: Xi lanh giữ vai trò quan trọng đối với cơ cấu nâng hạ. Có 2 loại xi lanh thường gặp là xi lanh tác dụng đơn và xi lanh tác dụng kép. Trong đó, xi lanh kép được sử dụng phổ biến hơn cả.
  • Van phân phối: Van phân phối có nhiệm vụ điều tiết quá trình di chuyển và nâng hạ của cơ cấu thủy lực nhờ khả năng điều tiết dòng chảy ở các nút của đường ống thủy lực và chỉ cho phép dòng chảy thủy lực dịch chuyển ở một đường ống nhất định. Chính vì vậy, chúng có thể vận hành ổn định và điều khiển dòng chảy thủy lực một cách dễ dàng và thuận lợi.
  • Cơ cấu phân phối: Là nơi tập trung đa số các đầu nút của đường ống lưu thông chất lỏng thủy lực.

2. Nguyên lý hoạt động của cơ cấu nâng hạ thủy lực

Khi động cơ quay cung cấp năng lượng cho bơm thủy lực hút dầu, vận chuyển dầu qua van an toàn hệ thống và đưa đến cơ cấu chấp hành nhờ lưu lượng áp suất thủy lực. Từ đó, chuyển động quay hoặc tịnh tiến trong cơ cấu nâng hạ thủy lực được kích hoạt và vận hành. Sau khi hoàn thành công việc, dầu thủy lực được đưa trở về bình chứa dầu để chuẩn bị cho chu trình hoạt động tiếp theo.

Cơ cấu nâng hạ thủy lực
Cơ cấu nâng hạ thủy lực

Xem thêm: Nguyên nhân xi lanh thuỷ lực bị tụt? Cách phục hồi TỐT NHẤT

IV. Cơ cấu nâng hạ khí nén

Cơ cấu nâng hạ khí nén hoạt động nhờ cơ năng sinh ra từ khí nén để tăng năng suất công việc, giảm sức lao động. Một cách tổng quát, Cơ cấu khí nén có cấu tạo gồm 3 bộ phận chính:

  • Bàn nâng: Bàn nâng được sản xuất từ chất liệu có sức chịu lực tốt như thép không gỉ, có nhiệm vụ nâng đỡ hàng hóa.
  • Hệ thống khí nén: Hệ thống khí nén cung cấp năng lượng cho quá trình nâng hạ diễn ra một cách trơn tru, thuận lợi.
  • Khung nâng: Khung nâng được cấu tạo từ chất liệu thép bền bỉ, được lắp ráp và cố định bởi các ốc vít. Chúng phối hợp với nhau mượt mà, trơn tru trong quá trình vận hành của cơ cấu nâng hạ bằng khí nén.

Cơ cấu nâng hạ bằng khí nén hoạt động theo nguyên lý: Piston bên trong xi lanh di chuyển hút không khí từ ngoài vào và tiến hành nén đến khi áp suất xi lanh lớn hơn áp suất dòng chảy. Và khi van được mở ra thì không khí được thoát ra ngoài, kết thúc một chu trình làm việc. Nhờ đó, hệ thống khí nén có thể tạo cơ nâng để thiết bị tiến hành nâng hạ hàng hóa.

Cơ cấu nâng hạ khí nén

Xem thêm: Cấu tạo bơm thủy lực xe nâng tay và cách phục hồi bơm lỗi

V. Cơ cấu nâng hạ cầu trục

Cơ cấu nâng hạ cầu trục là một loại chuyển động được trang bị trong các thiết bị nâng hạ chuyên dụng. Chúng chuyển động trên 2 đường ray cố định tại kết cấu thép kim loại. Do đó, cơ cấu nâng hạ cầu trục thường có khả năng vận chuyển trong khoảng không gian nhất định, được xác định bởi 2 đường ray.

1. Cấu tạo cơ cấu nâng cầu trục

Cơ cấu nâng hạ cầu trục bao gồm các bộ phận chính như sau: Xe cầu, xe con, cơ cấu nâng hạ và cơ cấu hãm phanh. Đặc điểm cụ thể của từng bộ phận cụ thể như sau:

  • Xe cầu: Xe cầu được thiết kế với kết cấu chịu lực tốt, được chế tạo bằng thép và đặt cách nhau một khoảng tương ứng với bánh xe con. Các bộ phận được liên kết cơ khí với nhau tạo thành khung hình chữ nhật trên mặt phẳng nằm ngang.
  • Xe con: Đây là bộ phận dịch chuyển đường ray phía trên cầu xe, cơ cấu nâng hạ đặt cùng cơ cấu chuyển động. Một kết cấu nâng hạ cầu trục bao gồm 1 cơ cấu nâng chính và 1 đến 2 cơ cấu nâng phụ để xe con có thể di chuyển trên xe cầu. Trong khi đó, xe cầu dịch chuyển dọc, đáp ứng tối đa nhu cầu nâng hạ hàng hóa.
  • Cơ cấu nâng hạ: Cơ cáu nâng hạ kết cấu bởi cầu trục 1 dầm cho khả năng dịch chuyển dọc, thông thường được đặt lên xe cầu và xe con để chuyển động dọc theo dầm chính.
  • Cơ cấu hãm phanh: Cơ cấu hãm phanh sử dụng 1 trong 3 loại phanh chủ yếu là phanh guốc, phanh đai và phanh đĩa. Tuy mỗi loại phanh có cấu tạo và những đặc điểm khác biệt nhất định nhưng đặt trong cong dụng của chúng đối với cơ cấu nâng hạ cầu trục thì tương đối giống nhau

2. Nguyên lý làm việc của cơ cấu nâng hạ cầu trục

Động cơ truyền động tới trục và các khớp nối, qua hộp giảm tốc và tới bánh xe di chuyển cầu trục. Lúc này, xe con có chứa kết cấu nâng hạ sẽ di chuyển trên rau rồi gắn trên dầm chính. Cho tới khúc cua hoặc thời điểm dừng thì cơ cấu hãm phanh hoạt động.

Cơ cấu nâng hạ cầu trục

Trên đây là bài viết “Các loại cơ cấu nâng hạ: Vít me, cần trục, thủy lực, khí nén”. Hy vọng rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích cho bạn. Hiện nay, cơ cấu nâng hạ thủy lực được ứng dụng phổ biến, nhất là các sản phẩm xe nâng hàng. Nhờ đó, hiệu suất công việc gia tăng đáng kể.

Tại Việt Nam, Hangchavn (trực thuộc Công ty cổ phần xe nâng Thiên Sơn) là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực phân phối xe nâng nhập khẩu chính hãng với giá tốt nhất với đa dạng chủng loại xe nâng dầu, xe nâng điện,… với dải tải trọng từ 1 đến 45 tấn. Nếu có nhu cầu chọn mua xe nâng, quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline 0975 645 225 để nhận ưu đãi duy nhất trong tháng này.

Xem thêm một số bài viết: