Cấu tạo bơm thủy lực xe nâng tay và cách phục hồi bơm lỗi

Cấu tạo bơm thủy lực xe nâng tay là một trong những chủ đề được nhiều người quan tâm. Bơm thủy lực xe nâng tay có nhiệm vụ tạo lực nâng phụ vụ cho công tác xe nâng hạ, di chuyển hàng hóa nên cấu tạo của chúng khá khác biệt. Sau một thời gian dài sử dụng, bơm thủy lực có thể gặp một số vấn đề, ảnh hưởng đến khả năng làm việc của xe. Khi đó, bạn nên tiến hành phục hồi bơm thủy lực như hướng dẫn trong bài viết dưới đây.

1. Tìm hiểu chung về bơm thủy lực xe nâng tay

Xe nâng tay là một loại thiết bị nâng hạ công nghiệp được ứng dụng phổ biến trong kho xưởng có lối đi hẹp nhờ thiết kế nhỏ gọn, linh hoạt và khả năng nâng hạ hàng hóa hiệu quả. Loại xe nâng này sử dụng hệ thống thủy lực để tạo ra lực nâng hàng hóa lên cao. Trong đó, bơm thủy lực được coi là trái tim của xe nâng tay  bởi chúng giữ vai trò truyền động tới các bộ phận, phục vụ hoạt động nâng hạ của xe.

1.1 Bơm thủy lực xe nâng tay là gì?

Trước khi đến với nội dung cấu tạo bơm thủy lực xe nâng tay, hãy cùng tìm hiểu bơm thủy lực xe nâng tay là gì. Bơm thủy lực xe nâng tay là một thiết bị cơ khí có vai trò chuyển đổi năng lượng cơ học thành năng lượng thủy lực bằng cách bơm và đẩy chất lỏng thủy lực với áp suất cao vào hệ thống thủy lực của xe nâng tay, mang đến nguồn động lực chính cho công tác vận hành và nâng hạ hiệu quả.

Bơm thủy lực giữ vai trò quan trọng đối với xe nâng tay

Khi hoạt động, bơm thủy lực xe nâng tay thực hiện 2 chức năng chính: Tạo ra chân không ở đầu vào của bơm, cho phép áp suất khí tạo lực từ thùng dầu vào và dẫn dầu vào đường bơm và tạo lực cho hệ thống thủy lực. Nhờ đó, bơm thủy lực tạo dòng chảy dầu, nhớt hoặc chất lỏng thủy lực, thúc đẩy hệ thống thủy lực tạo sức nâng để nâng khung càng lên cao, phục vụ đắc lực cho công tác nâng hạ, sắp xếp hàng, di chuyển hàng hóa trong nhà kho, trên giá, kệ,… của xe nâng tay.

1.2 Phân loại bơm thủy lực xe nâng tay

Mỗi loại bơm thủy lực sản xuất ra có đặc điểm và thiết kế khác nhau để phù hợp với từng loại xe nâng cụ thể. Sau đây là một vài kiểu cấu tạo bơm thủy lực xe nâng tay thông dụng, bao gồm bơm AC, bơm BF và bơm DF.

  • Kiểu bơm AC: Bơm AC được đúc bằng gang liền khối rất chắc chắn, có van điều áp giúp bảo vệ người và hàng hóa an toàn và đảm bảo bơm không bị biến dạng cong vênh trong quá trình nâng hạ. Ty bơm được mạ crom với độ cứng cao, độ mài mòn thấp. Bộ ruột van chính tạo thành nguyên khối giúp công tác bảo trì trở nên dễ dàng, chất liệu bền bỉ phù hợp với nhiều điều kiện môi trường khác nhau. Ngày nay, hình dáng và mẫu mã thiết kế của bơm AC đã có nhiều cải tiến, nhưng cách thức hoạt động của chúng về cơ bản không có gì thay đổi.
  • Kiểu bơm BF: Thân bơm BF được đúc bằng gang, so với kiểu bơm AC thì bơm BF mỏng hơn. Một số bộ phận như nắp chụp đầu bơm ty ben chính và xi lanh bơm (bơm nhỏ, lò xo bơm) được kết nối với nhau bằng ren, có thể tháo ra được và có van điều chỉnh an toàn. Bộ phận van có thể tách rời giúp việc bảo trì, sửa chữa trở nên dễ dàng hơn.
  • Kiểu bơm DF: Cấu tạo bơm thủy lực xe nâng tay kiểu DF có thiết kế kiểu hình bầu tròn và có van điều chỉnh áp lực. Khác với 2 loại bơm kể trên, loại bơm này được chế tạo từ vật liệu sắt thay vì chất liệu gang nên độ cứng có phần kém hơn. Tuy vậy, trong lượng bơm khá nhẹ nên thuận tiện cho việc di chuyển hay bảo trì, bảo dưỡng.
Phân loại bơm thủy lực xe nâng tay
Phân loại bơm thủy lực xe nâng tay

Xem thêm: Các loại cơ cấu nâng hạ: Vít me, cần trục, thủy lực, khí nén

2. Cấu tạo bơm thủy lực xe nâng tay

Bơm thủy lực là hệ thống bơm sử dụng dầu, nhớt thủy lực hay các nhiên liệu lỏng phù hợp để vận hành. Cấu tạo bơm thủy lực xe nâng tay bao gồm 9 bộ phận đặc trưng: Lò xo bơm, nắp chụp lò xo, ty bơm nhỏ, sin phốt ben làm kín, cò đạp/xả, van đóng mở, xi lanh bơm, ty ben lớn và bi đầu xoay. Mỗi bộ phận có chức năng, nhiệm vụ riêng. Dưới đây là thông tin chi tiết:

2.1 Lò xo bơm

Lò xo bơm được chế tạo từ từ vật liệu thép cứng có độ đàn hồi và tuổi thọ cao, chịu được áp lực nén. Chúng có thể làm việc với cường độ cao và liên tục. Nhiệm vụ của lò xo bơm là tạo lực hút dầu cho ty bơm và hồi vị tay gạt.

2.2 Nắp chụp lò xo

Nắp chụp lò xo trong cấu tạo bơm thủy lực xe nâng tay được chế tạo từ thép dập định hình, có sóng gân cứng cáp. Bộ phận này đóng vai trò như một bệ đỡ cho ty bơm và lò xo hoạt động.

2.3 Ty bơm nhỏ

Ty bơm nhỏ được sản xuất từ chất liệu thép cacbon mạ crom vô cùng chắc chắn. Nhiệm vụ của chúng là hút dầu, nhớt hoặc các loại chất lỏng thủy lực khác để cung cấp cho ty ben. Đối với xe nâng tay thấp, đường kính ty bơm làm việc thông thường là: 16mm / 18mm / 20mm / 25mm. Ty bơm xe nâng tay cao có kích thước 18×10,5 cm và được sử dụng kết hợp với phốt ben làm kín hệ thống bơm, giúp việc vận hành xe nâng tay được dễ dàng và an toàn hơn, người điều khiển yên tâm hơn khi sử dụng.

Cấu tạo bơm thủy lực xe nâng tay
Cấu tạo bơm thủy lực xe nâng tay

Đối với mỗi tải trọng nâng khác nhau thì bơm thủy lực sẽ có sự thay đổi nhất định về thể tích chứa dầu hay kích thước ty ben. Xe nâng tay có tải trọng lớn hơn thì các thông số này sẽ lớn hơn, đồng thời cấu tạo lò xo và nắp lò xo cũng mạnh mẽ hơn để chịu được lực đè nén lớn hơn.

2.4 Sin phốt ben làm kín

Bộ phận này giữ vai trò quan trọng trong cấu tạo bơm thủy lực xe nâng tay, được chế tạo từ vật liệu cao su chuyên dụng và cao cấp. Chúng có nhiệm vụ làm kín, giữ áp để hệ thống thủy lực đẩy khung nâng và càng nâng lên cao. Ngoài ra, sin phốt ben làm kín còn có tác dụng bảo vệ, chống trầy xước cho ty bơm, ty ben và ngăn sự xâm nhập của các loại bụ bẩn hoặc vật thể khác từ bên ngoài vào bên trong cấu tạo của bơm thủy lực xe nâng tay.

2.5 Cò đạp xả

Cò đạp xả được ứng dụng chủ yếu ở xe nâng tay thấp. Đây là bộ phận trung gian tác động trực tiếp vào van xả trong ống trụ bơm. Từ đó xe nâng tay có thể hạ càng nâng đến độ cao và theo tốc độ điều khiển của người lái. Bộ phận này được chế tạo từ vật liệu gang cực bền, cứng, chịu lực cao, đảm bảo an toàn trong suốt quá trình sử dụng.

2.6 Van đóng mở

Bộ van đóng mở có nhiệm vụ đóng ngăn đường dầu áp lực hoặc mở để dẫn đường cho dầu thủy lực vào. Hoạt động của van giúp hệ thống thủy lực hoạt động một cách ổn định và nhịp nhàng, tuân thủ theo tháo tác điều khiển của người. Từ đó, công tác nâng hạ của xe nâng tay diễn ra một cách trơn tru, an toàn.

2.7 Xi lanh bơm

Xi lanh bơm kết hợp với ty bơm tạo nên buồn nén áp lực đẩy dầu hoặc chất lỏng thủy lực cung cấp cho ty ben. Đây là một bộ phận quan trọng trong cấu tạo bơm thủy lực xe nâng tay.

Mỗi bộ phận trong cấu tạo bơm thủy lực xe nâng tay có nhiệm vụ riêng

2.8 Ty ben lớn

Ty ben nhận áp lực dầu hoặc chất lỏng thủy lực từ ty bơm đưa tới thông qua van thủy lực để nâng khung càng lên. Đối với cấu tạo bơm thủy lực xe nâng tay dạng AC, ty ben thường có kích thước 35mm.

2.9 Bi đầu xoay

Bi đầu xoay là một bộ phận trong cấu tạo bơm thủy lực xe nâng tay. Chúng được lắp đặt trên ty ben giúp việc xoay tại chỗ của ty ben được trơn tru, nhẹ nhàng. Từ đó góp phần giúp cho công tác nâng hạ khung càng được nhịp nhàng, trơn tru và ổn định.

Xem thêm: Ben thủy lực là gì? Phân loại, cấu tạo và nguyên lý làm việc

3. Nguyên lý làm việc và thông số kỹ thuật của bơm thủy lực xe nâng tay

Như đã trình bày ở trên, bơm thủy lực là bộ phận trung tâm của hệ thống thủy lực xe nâng tay giúp truyền động tới các bộ phận khác của xe nâng tay thông qua kết nối dịch và được kiểm soát bởi các van thủy lực.

3.1 Nguyên lý hoạt động của bơm thủy lực xe nâng tay

Tuy cấu tạo bơm thủy lực xe nâng tay khá khác biệt nhưng nguyên lý hoạt động lại khá đơn giản. Khi bơm được kích hoạt bằng cơ (thông qua thao của người điều khiển tác động đến tay kích nâng hoặc chân kích nâng của xe nâng tay, áp lực dầu hoặc chất lỏng thủy lực khiến các ty lớn đẩy lên. Điều này kéo theo khung nâng hay càng nâng di chuyển và đưa hàng hóa lên cao.

Một cách chi tiết và cụ thể hơn, nguyên lý hoạt động của bơm thủy lực xe nâng tay như sau: Đầu tiên, khi người điều khiển tiến hành gạt tay kích nâng xống thì ty bơm nhỏ được nén, làm đẩy dầu (hoặc chất lỏng thủy lực) vào buồng dầu – nơi có ty ben lớn. Van thủy lực mở cho dầu nén đi qua và sẽ ngay lập tức đóng lại khi lượng dầu nén trong thao tác này qua hết. Đây cũng chính là lí do vì sao van đóng/mở còn được gọi là van 1 chiều. Mục đích của việc này là đảm bảo ngăn không cho dầu, nhớt thủy lực chảy ngược về ty bơm nhỏ.

Nguyên lý hoạt động của bơm thủy lực xe nâng tay

Lực nén dầu nhớt thủy lực rất lớn khiến ty ben lớn bị đẩy lên rất mạnh. Điều này kéo theo càng nâng cũng bị đẩy lên. Tương tự với các lần kích nâng tiếp theo, mức độ kích nâng càng lớn thì ty ben lớn sẽ càng được đưa lên cao hơn. Sau khi hoàn thành việc nâng hàng hóa, người điều khiển tiến hạnh mở van xả. Khi đó, dầu, nhớt thủy lực sẽ chảy ngược về ty bơm nhỏ. Khi đó, càng nâng được dần hạ xuống về vị trí ban đầu.

3.2 Thông số kỹ thuật của bơm thủy lực xe nâng tay

Cấu tạo bơm thủy lực xe nâng tay được thiết kế theo cách thức vận hành: Người điều khiển xe nâng tay tiến hành gạt tay kích nâng hoặc bàn đạp chân kích nâng để nâng hàng hóa với tải trọng không quá lớn. Tùy theo sức nâng mà mỗi loại bơm có thể tải được một tải trọng phù hợp. Dưới đây là thông tin về tải trọng cũng như một số thông số kỹ thuật khác của bơm thủy lực xe nâng tay:

TNG SỐ KỸ THUẬT BƠM THỦY LỰC XE NÂNG TAY
Tải trọng nâng tối đa (KG) 2000KG
Chiều cao nâng tối đa (mm) 1600mm
Chiều cao khi hạ thấp nhất (mm) 960mm
Đường kính ty ben 40mm
Cơ cấu nâng hạ Vận hành bằng tay
Xuất xứ Chính hãng
Bảo hành 12 tháng

4. Cách phục hồi bơm thủy lực xe nâng tay

Giống như các loại máy móc, thiết bị khác, cấu tạo bơm thủy lực xe nâng tay sau một thời gian dài sử dụng có thể gặp phải trục trặc. Một số vấn đề phổ biến dễ gặp phải như:

  • Khi bơm kích nâng lên nhưng nhanh chóng bị hạ xuống.
  • Xuất hiện hiện tượng xì nhớt dầu ty ben.
  • Bơm nâng lên nhưng không thể hạ xuống dù đã xả van.
Cấu tạo bơm thủy lực xe nâng tay
Phục hồi bơm thủy lực xe nâng tay

Nếu xe nâng tay của bạn gặp phải những hiện tượng nêu trên, bạn nên phục hồi hệ thống thủy lực hoặc bơm thủy lực để xe hoạt động bình thường trở lại cũng như kéo dài tuổi thọ của xe. Dưới đây là hướng dẫn sử dụng cách làm ngay cả khi không biết cũng sẽ làm được. Các bước phục hồi bơm thủy lực xe nâng tay như sau:

  • Bước 1: Trước tiên, bạn chuẩn bị tiến hành tháo tay bơm ra khỏi Trụ bơm: Lấy sợi dây xích bóp xả ra khỏi cò xả, gạt tay bơm xuống thấp, lấy tua vít xỏ qua 2 lỗ nhỏ để chặn lò xo lại và lấy cốt tay bơm ra. Tiếp theo quan sát ta thấy trụ bơm được định vị trên xe bởi 3 vị trí, 2 bên bệ đỡ trụ bơm (chốt ống 5ly), và phía trên đầu ty ben. Tiếp theo, các bạn sử dụng búa, cây đục chốt và bộ lục giác để tháo ra.
  • Bước 2: Rút ty ben lớn và ty bơm nhỏ ra khỏi thân bơm. Đây là 2 chi tiết quan trọng trong cấu tạo bơm thủy lực xe nâng tay. Sau đó dốc ngược để dầu nhớt cũ trong bơm chảy ra ngoài. Ở bước này, bạn nên vệ sinh sạch sẽ cho các ty ben. Tiếp theo, dùng mở lết rằng tháo nắp vặn trên thân bơm và dùng bộ lấy sin phốt để lấy các phốt cũ ra ngoài.
  • Bước 3: Đây là cách làm khá quan trọng cho nên bạn cần chú ý . Bạn cần lau chùi, vệ sinh sạch sẽ các khe rãnh nhé phốt, đảm bảo không có bất kỳ vật thể nào dính hoặc bám vào bề mặt phốt. Kiểm tra thông số phốt để chọn mua sin phốt mới theo đúng thông số này. Thông thường, trên mỗi phốt đều có thông số kích thước được dập nổi rất dễ nhận thấy. Tiếp đó, bạn tiến hành lắp phốt mới vào, chú ý lắp đúng chức năng, vị trí của từng loại phốt.
  • Bước 4: Sau khi lắp phốt mới và vặn nắp thân bơm chắc chắn, bạn lắp lại những bộ phận của bơm về vị trí ban đầu theo thứ tự trong cấu tạo bơm thủy lực xe nâng tay: Lắp ty bơm và ty ben, gắn lại trụ bơm vào khung xe, lắp những chi tiết còn lại. Ở bước này bạn cần chú ý trên cốt tay bơm có 1 lỗ nhỏ để xở dây xích qua. Sau đó, bạn tháo ốc vít phía sau trụ bơm và châm dầu mới vào đó, châm tới khi mức dầu nhớt bằng tới miệng ốc vít đó và lắp ốc vít lại ban đầu.
  • Bước 5: Bóp giữ tay bóp xả, gạt tay bơm lên- xuống vài lần để đẩy hết khí còn xót trong bơm ra ngoài. Sau đó, bạn kéo nâng lên và đi nâng thử tải. Khi thử tải, bạn đánh dấu vị trí ty ben, sau đó chờ 5-10 phút. Nếu thấy vị trí nâng không tụt xuống tức là việc phục hồi bơ thủy lực của bạn đã thành công.

Xem thêm: Ly hợp thủy lực là gì? Cấu tạo ly hợp thủy lực

5. Mua bơm thủy lực xe nâng tay ở đâu uy tín chính hãng, giá tốt?

Cấu tạo bơm thủy lực xe nâng tay chịu trách nhiệm liên quan chính trong việc tạo lực đẩy để xe nâng tay hoạt động ổn định và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, khi hoạt động liên tục trong thời gian dài thì xe nâng khó tránh khỏi hư hỏng và cần thay thế phụ tùng mới. Hiện nay trên thị trường có nhiều công ty phân phối bơm thủy lực xe nâng tay nhưng Hangchavn vẫn là đơn vị hàng đầu được khách hàng Việt Nam tin cậy và lựa chọn, không chỉ đối với bơm thủy lực mà còn với rất nhiều sản phẩm và phụ tùng sản phẩm nâng hạ khác cùng với những khuyến mãi hấp dẫn

cấu tạo bơm thủy lực xe nâng tay
Bơm thủy lực xe nâng tay Hangcha

Đến với Hangchavn, khách hàng hoàn toàn yên tâm và chất lượng sản phẩm với mẫu mã đa dạng và giá thành phải chăng. Bên cạnh đó, Hangchavn còn sở hữu chính sách bán hàng và sau bán hàng hấp dẫn: Chương trình khuyến mại liên tục, bảo hành 2 năm và bảo trì trọn đời, dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp và chi đáo, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng 24/24h.

Kết luận, trên đây là bài viết giới thiệu về “Cấu tạo bơm thủy lực xe nâng tay và cách phục hồi bơm lỗi”. Nếu có nhu cầu tìm hiểu và đăng ký chọn mua bơm thủy lực xe nâng tay nói riêng và các sản phẩm xe nâng điện, xe nâng dầu, xe nâng tay, xe nâng người, quý khách vui lòng liên hệ hotline 0975 645 225 để được các chuyên gia của Hangchavn tư vấn tận tình và mang tới cho quý khách giải pháp nâng hạ toàn diện.

Xem thêm một số bài viết: