Động cơ thủy lực là gì? Giới thiệu về các động cơ thủy lực

Hiện nay, động cơ thủy lực được xem là loại thiết bị quan trọng đối với sản xuất. Chúng giữ một tầm quan trọng lớn đối với các hệ thống, chúng vận hành hoạt động nhờ vào nguồn nguyên liệu chính từ dầu, nhớt hoặc các chất lỏng thủy lực khác. Do đó, motor thủy lực đang nhận được rất nhiều sự chú ý quan tâm của nhiều khách hàng trên thị trường. Qua bài viết dưới đây, hangchavn sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin liên quan đến động cơ thủy lực. Hãy chú ý đón xem nhé!

1. Động cơ thủy lực

Động cơ thủy lực hay còn gọi là motor thủy lực là một loại thiết bị được sử dụng để chuyển đổi áp suất thủy lực, dòng chảy momen thành cơ năng và dùng để dịch chuyển góc xoay giúp các hệ thống thiết bị thủy lực được hoạt động. Động cơ thủy lực (Motor thủy lực) được cấu tạo bằng hợp kim cao cấp, sử dụng dầu, nhớt hoặc lưu chất thủy lực để giúp motor hoạt động.

Động cơ thủy lực có nhiều kiểu loại, với nhiều kích cỡ khác nhau được làm từ nhiều chất liệu và sử dụng tốt với nhiều hệ thống, thiết bị và môi trường lưu chất. Motor thủy lực được chúng tôi nhập từ nhiều nước lớn như Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Châu âu,… với chất lượng tốt nhất và giá thành rẻ nhất thị trường

Động cơ thủy lực
Động cơ thủy lực

2. Cấu tạo và nguyên lí làm việc của động cơ thủy lực

Động cơ thủy lực giữ một vai trò rất quan trọng và nó ảnh hưởng đến khả năng vận hành của xe. Để có thể hiểu hơn về động cơ thủy lực chúng ta hãy cùng hangchavn tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nó qua những thông tin dưới đây:

2.1. Cấu tạo của động cơ thủy lực

Cấu tạo motor thủy lực piston:

  • Trục bơm
  • Vỏ thân bơm
  • Đĩa nghiêng
  • Phần chỉnh đĩa nghiêng
  • Cụm piston nhanh
  • Đĩa phân phối
  • Phần chỉnh cài lưu lượng

Cấu tạo motor thủy lực bánh răng:

  • Phớt cổ trục
  • Bích gá bơm
  • Gioăng
  • Ống đỡ
  • Bánh răng trục động và bị động
  • Thân bơm
  • Bộ phận kết nối

Cấu tạo motor thủy lực cánh gạt:

  • Cửa vào
  • Thân bơm
  • Cánh
  • Khoang hút, khoang đẩy
  • Phần quay(roto)
  • Phần ống đỡ
  • Cửa ra

2.2. Nguyên lí làm việc của động cơ thủy lực

Động cơ thủy lực có nguyên lý làm việc đơn giản tùy vào từng kiểu loại motor mà có nguyên lý hoạt động khác nhau. Tuy nhiên thì nguyên lý hoạt động chung của motor thủy lực là đều biến đổi năng lượng chất lỏng, lưu chất thủy lực thành cơ năng để giúp các hệ thống thiết bị thủy lực được hoạt động.

Motor thủy lực bánh răng cánh gạt hoạt động momen ổn định nên có số vòng quay lớn còn motor piston trục nghiêng, hướng trục tạo momen lớn với số vòng quay lớn.

3. Các loại động cơ thủy lực phổ biến hiện nay

Nếu tìm kiếm trên thị trường thì sẽ có rất nhiều loại động cơ thủy lực. Chúng sẽ có những điểm giống nhau nhưng việc sản xuất và thiết kế lại theo quy chuẩn khác nhau để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Hiện nay trên thị trường phổ biến 4 loại motor thủy lực đó là: Piston, bánh răng, cánh gạt, hình sao.

3.1. Motor thủy lực piston

So với các loại động cơ bơm dầu thủy lực khác thì motor ở dạng piston có các dạng hướng trục, hướng kính cực kỳ đa dạng. Loại motor thủy lực độc đáo này được khách hàng đánh giá rất cao vì mô men khởi động thực tế của chúng thường cao hơn so với mẫu mã, thiết kế của động cơ. Nó đảm bảo cho động cơ hoạt động ổn định và trơn tru nhất cùng với tuổi thọ cao, máy móc ít hư hỏng hoặc trục trặc.

Với dạng motor radial piston, các piston thủy lực được bố trí sao cho vuông góc so với trục khuỷu. Khi nguồn điện được cung cấp thì trục khuỷu sẽ quay, đồng thời kéo theo piston dịch chuyển theo hướng áp suất chất lỏng bằng hình thức tuyến tính.

Một số loại motor khác thì các piston được sắp xếp thành hình tròn ở bên trong phần vỏ motor. Cho nên, khi tiến hành xoay thì các trục sẽ thẳng hàng với piston bơm dầu. Nếu là piston hướng trục thì sẽ có 2 dạng cơ bản là motor piston có trục thẳng và motor piston có trục cong.

Motor thủy lực piston
Motor thủy lực piston

3.2. Motor thủy lực bánh răng

Loại motor thứ 2 mà các bạn có thể dễ dàng tìm kiếm trên thị trường hiện nay đó chính là motor thủy lực bánh răng. Cấu tạo của loại motor thủy lực này sẽ bao gồm có 2 bánh răng: 1 bánh răng không tải và 1 bánh răng thường được gắn với trục ra.

Khi dầu nhớt hay chất lỏng thủy lực tạo ra áp suất cao được đưa vào ở 1 bên bánh răng thì nó sẽ chảy đều quanh bánh răng. Và khi đến vỏ motor thì nó sẽ được nén để đi ra khỏi động cơ.

Chính vì động cơ bánh răng vô cùng bền bỉ, ít bị hư hỏng, trục trặc và đặc biệt là rất ít có sự cố xảy ra nên chúng thường được nhiều người mua lựa chọn và trở nên thông dụng tại thị trường nước ta. Tuy nhiên, khi mua sản phẩm, khách hàng cũng cần chú ý tới việc tổn thất của các chất lỏng, áp suất tình từ cửa vào cho đến cửa ra vì chúng gây ảnh hưởng không nhỏ tới động cơ, làm sinh nhiệt và làm giảm hiệu suất.

Motor thủy lực bánh răng
Motor thủy lực bánh răng

3.3. Motor thủy lực cánh gạt

Bên cạnh motor bánh răng thì khách hàng còn có thêm 1 sự lựa chọn nữa cho hệ thống có áp suất ở mức trung bình, thấp. Cấu tạo của motor thủy lực cánh gạt cũng có điều khác biệt đó chính là lỗ khoan trục được làm lệch tâm so với phần vỏ.

Rotor của động cơ sẽ được chuyển động trượt ra trượt vào, quá trình chuyển động của dầu nhớt cùng với áp suất cao sẽ tạo ra 1 lực buộc roto phải quay theo hướng duy nhất. Điều quan trọng là motor thủy lực bánh răng có giá thành phải chăng nhất, phù hợp nhất đối với những hệ thống làm việc mà trong đó yêu cầu áp suất, lưu lượng của dòng chảy luôn ở mức trung bình.

Trong khi đó, động cơ piston lại là lựa chọn tối ưu dành cho những hệ thống đòi hỏi lưu lượng dòng chảy của dầu nhớt phải lớn, tạo ra áp suất cao khi làm việc. Và loại thiết bị này thường có giá thành cao hơn so với 2 loại motor còn lại. Do đó, khách hàng cần cân nhắc thật kỹ trước khi lựa chọn sử dụng loại motor này.

Motor thủy lực cánh gạt
Motor thủy lực cánh gạt

3.4. Motor thủy lực hình sao

Motor thủy lực hình sao hay còn gọi là mô tơ 5 sao cung cấp các momen xoắn lớn. Nó thực hiện nhiệm vụ chuyển từ công năng quay sang động năng quay. Nó sẽ biến chuyển dòng chảy và áp suất chất lỏng thủy lực thành mô men xoắn và dịch chuyển góc quay theo yêu cầu. Không giống như bơm là đẩy chất lỏng ra bên ngoài qua cửa xả, thiết bị này sẽ tạo lực để chuyển động xoay liên tục. Cấu tạo motor thủy lực hình sao gồm: Sao động lực, cửa dầu A, cửa dầu B, van đĩa, trục, bi motor, van điều khiển, điều khiển trục.

Thông thường, một mô tơ 5 sao sẽ đạt lưu lượng riêng từ 50 cc/vòng – 4000 cc/vòng. Số vòng quay trong 1 đơn vị thời gian cụ thể là: 1 vòng/phút đến 1250 vòng/phút. Momen có thể đạt từ 207 Nm – 38000 Nm. Lưu lượng dầu qua motor có thể là 400 lít, 600, 800, 1000 lít. Loại 5 sao thường dùng cho các hệ thống thủy lực của tàu thủy, xe đẩy hàng khối lượng lớn, động cơ truyền động…

Motor thủy lực hình sao
Motor thủy lực hình sao

4. Ứng dụng của động cơ thủy lực

Bất kỳ hệ thống thủy lực nào có sử dụng bơm dầu cũng đều cần có mô tơ thủy lực. Dưới đây là ứng dụng của động cơ thủy lực

  • Động cơ thủy lực lắp đặt cho các thiết bị công nghiệp như máy thủy lực, quạt máy, máy phát điện các loại loại máy khí nén,…
  • Động cơ thủy lực lắp đặt cho các hệ thống máy bơm thủy lực, bộ nguồn thủy lực, các hệ thống thủy lực giúp hệ thống thủy lực hoạt động tốt nhất.
  • Động cơ thủy lực cho các hệ thống nhà máy, thiết bị cơ khí dùng trong các xưởng giấy, xưởng gỗ, các nhà máy thêu dệt,…
  • Động cơ thủy lực lắp đặt cho các động cơ máy móc của xe cẩu, máy ủi, máy múc, máy cẩu, máy nâng,…
  • Động cơ thủy lực trong nhà máy sản xuất, láp ráp xe, các hệ thống cánh tay robot sản xuất,…
  • Động cơ thủy lực trong sản xuất các phụ kiện kim loại, các thiết bị chi tiết, sản xuất sắt thép, đồng, inox nhôm,…
  • Động cơ thủy lực có nhiều ứng dụng khác có liên quan trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dân sinh.

5. Ưu điểm và nhược điểm của động cơ thủy lực

Động cơ thủy lực rất quan trọng và không thể thiếu của xe nên nhiều người cũng thắc mắc nó có ưu điểm và nhược điểm gì. Dưới đây Hangchavn đã tổng hợp một số ưu và nhược điểm của nó:

5.1. Ưu điểm của động cơ thủy lực

  • Giúp chuyển đổi các năng lượng thành cơ năng khiến hệ thống, thiết bị thủy lực được hoạt động một cách dễ dàng.
  • Động cơ thủy lực giúp chuyển đổi các năng lượng thành cơ năng khiến hệ thống, thiết bị thủy lực được hoạt động một cách dễ dàng.
  • Động cơ thủy lực có đa dạng kiểu loại sử dụng phù hợp với nhiều hệ thống, thiết bị thủy lực.
  • Động cơ thủy lực có thể sử dụng tốt với nhiều môi trường lưu chất dầu, nhớt các lưu chất thủy lực.
  • Động cơ thủy lực có ưu điểm đa dạng kiểu loại được nhập khẩu chính hãng, có chất lượng tốt và giá thành rẻ nhất thị trường.

5.2. Nhược điểm của động cơ thủy lực

Nhược điểm của động cơ thủy lực là nếu sử dụng trong thời gian dài dễ gây hư hỏng, mài mòn các thiết bị bộ phận bên trong sản phẩm.

6. Một số câu hỏi thường gặp

6.1. Giá động cơ thủy lực là bao nhiêu?

Như hangchavn đã giới thiệu ở trên motor thủy lực có rất nhiều kiểu loại, mẫu mã, kích cỡ, chất liệu dùng phù hợp cho nhiều hệ thống, thiết bị lưu chất khác nhau. Chính vì vậy mà giá thành của motor thủy lực (động cơ thủy lực) rất đa dạng và đều phụ thuộc vào các yếu tố trên và phụ thuộc vào các thị trường sản phẩm. Dưới đây là bảng giá mà hangchavn cung cấp:

STT Loại sản phẩm Giá tham khảo
1 Motor thủy lực Parker 10.500.000 đ
2 Motor thủy lực Sainfon 25 1.700.000 đ
3 Motor thủy lực BMR400 1.750.000 đ

Phía trên là bảng giá của động cơ thủy lực, giá của mỗi động cơ của thủy lực còn thuộc vào địa chỉ mua hàng, thương hiệu nhất định. Bạn cần lưu ý chọn địa chỉ mua hàng uy tín để đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như mức giá bán hợp lý nhất.

6.2. Bơm và động cơ thủy lực khác nhau như thế nào?

Để phân biệt giữa 1 chiếc bơm thủy lực và 1 motor thủy lực, người ta sẽ dựa trên những vấn đề cơ bản như sau:

  • Máy bơm dầu của bơm thủy lực không thực hiện việc chuyển đổi từ dạng năng lượng này sang một dạng năng lượng khác. Nhưng ngược lại, motor thủy lực lại có thể chuyển từ nguồn năng lượng điện mà chúng được cung cấp để biến thành năng lượng cơ năng, cụ thể là cơ năng quay.
  • Máy bơm thủy lực thường sử dụng cơ năng quay được tạo ra bắt nguồn từ động cơ điện hay động cơ nổ để có thể biến chuyển thành năng lượng thủy lực. Và nó sẽ truyền năng lượng thông qua dòng dầu, nhớt hoặc chất lỏng thủy lực nhằm cung cấp kịp thời cho các thiết bị động cơ chấp hành, chẳng hạn cơ cấu như: xi lanh, van, bánh răng bơm dầu,… để có thể vận chuyển được dòng chất lỏng có đặc điểm nhớt cao.
  • Còn motor thủy lực lại thực hiện chuyển hóa nguồn năng lượng điện năng được cung cấp hoặc nguồn năng lượng do máy bơm vận chuyển đến thành cơ năng quay. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp kết cấu motor thủy lực trong các động cơ máy xúc, ví dụ như bộ phận quay toa cần phải có motor quay toa, ở bộ phận chân dùng để chạy, di chuyển của chiếc máy xúc ta có motor chân chạy hoặc là hệ thống quạt thì cần phải có motor quạt.
  • Muốn bơm thủy lực có thể hoạt động được thì khách hàng cần phải có 1 chiếc động cơ hoặc một cơ chế tương tự như động cơ. Động cơ thủy lực thì đơn giản hơn, chúng chỉ cần 1 loại năng lượng duy nhất, đó chính là điện năng. Trên thực tế, có thể hiểu rằng bơm thủy lực chỉ thực hiện 2 nhiệm vụ hút dầu và đẩy dầu lên, còn motor thủy lực thì sẽ biến chuyển các loại năng lượng.

Xem thêm: Giới thiệu tổng quan về bơm thuỷ lực xe nâng

6.3. Chọn động cơ thủy lực kiểu nào?

Việc nắm được tốc độ quay, áp suất, momen, trọng lượng và kích thước, giá cả sẽ giúp người mua có thể tiết kiệm chi phí và rút ngắn thời gian lựa chọn thiết bị.

Momen, tốc độ quay, áp suất

Yếu tố đầu tiên khi khách hàng chọn motor thủy lực cần quan tâm đó là thông số của động cơ. Nó bao gồm cả tốc độ quay, áp suất làm việc và momen. Khách phải tính toán thông số dựa trên các công thức cơ bản và so sánh với thông số của motor mà hãng đưa ra để lựa chọn. Động cơ tốt là động cơ vừa đáp ứng được lưu lượng, áp suất của hệ thống vừa đảm bảo sự dịch chuyển dòng chất thông suốt.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần cân nhắc đến chất lỏng thủy lực. Không phải tất cả các mô tơ đều phù hợp với bất kỳ loại chất lỏng thủy lực nào hiện có trên thị trường. Trên thực tế, các hãng sản xuất sẽ nghiên cứu để chế tạo một động cơ chuyên dùng cho 1 loại chất lỏng có đặc tính nhất định như: Nhớt, dầu hoặc các chất thủy lực khác…

Đặc điểm của chất lỏng thủy lực mà bạn cần quan tâm như: Tính chất thân thiện với môi trường và con người, khả năng chống cháy nổ, độ đặc và độ nhớt, nó có phải là nguồn nhiên liệu sinh học hay không?

Chọn động cơ thủy lực ta cần lưu ý momen, tốc độ quay, áp suất
Chọn động cơ thủy lực ta cần lưu ý momen, tốc độ quay, áp suất

Giá của động cơ thủy lực

Giá cả là yếu tố quan trọng cần được lưu ý bởi hầu hết các khách hàng đều cần bơm chất lượng với mức chi phí phù hợp. Giá thành sẽ có sự chênh lệch giữa motor thủy lực tốc độ cao với loại có tốc độ thấp, giữa motor mới và hàng motor thanh lý giá cũ.

Giá thấp nhất thuộc về động cơ bánh răng, motor cánh gạt sẽ có giá thành cao hơn và đắt nhất thuộc về động cơ loại piston. Nếu xét về hãng sản xuất thì những thiết bị có xuất xứ từ Mỹ, Italya, Nhật Bản sẽ có giá thành cao hơn so với các loại motor Trung Quốc hay motor cũ…

Kích thước và trọng lượng

Nếu motor thủy lực có kích thước càng lớn, chất liệu tốt và cứng cáp thì trọng lượng của thiết bị sẽ càng nặng. Tuy nhiên, nếu sử dụng motor này thì cần phải có diện tích lắp đặt lớn. Và lưu ý, nó không thích hợp lắp tại các dây chuyền có không gian nhỏ hẹp.Tùy vào vị trí lắp đặt cũng như môi trường làm việc mà khách hàng lựa chọn động cơ thủy lực sao cho tương thích nhất.

Hy vọng những kiến thức mà chúng tôi mang đến sẽ giúp các bạn có thể tự tin lựa chọn thiết bị phù hợp và sử dụng mang lại những hiệu quả cao. Nếu thấy bài viết này thật sự hữu ích, khách hàng có thể chia sẻ với những người xung quanh nhé.

Hiện nay, động cơ thủy lực được trang bị trên một số dòng xe nâng phổ thông. Đối với các dòng xe nâng hiện đại, thuộc phân khúc cao cấp, có thể được trang bị motor thủy lực piston. Nếu có nhu cầu tìm hiểu và chọn mua xe nâng điện, xe nâng dầu trang bị các hệ thống động cơ thủy lực, quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline 0975 645 225 để được các chuyên gia của Hangchavn tư vấn tận tình và chu đáo.