Khi lựa chọn và sử dụng xe nâng tay trong việc nâng hạ hàng hóa tại kho xưởng, người sử dụng thường quan tâm tới các vấn đề có thể gặp phải trong quá trình làm việc. Vậy khi sử dụng xe nâng tay có thể phát sinh những vấn đề gì? Tại sao xe nâng tay bơm không lên? Cách sữa chữa như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
I. Giới thiệu chung về xe nâng tay
Trước khi tìm hiểu kĩ hơn về lỗi xe nâng tay bơm không lên và các lỗi thường gặp phải, người sử dụng nên hiểu rõ về xe nâng tay. Vậy xe nâng tay là gì? Xe nâng tay có những loại nào?
1. Xe nâng tay là gì
Xe nâng tay là một thiết bị chuyên dụng trong việc nâng hạ và di chuyển hàng hóa. Đây là loại xe có cấu tạo đơn giản với 3 bộ phận chính: Tay điều khiển, bơm thủy lực, bánh xe. Xe di chuyển và nâng hạ hàng hóa bằng tay kích thủy lực, bộ phận này hoạt động dựa vào sức của người sử dụng.
Đây là dòng sản phẩm được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn bởi khả năng làm việc đa dạng, thiết kế nhỏ gọn, giá thành thấp, dễ dàng sữa chữa hoặc thay thế. Trong thực tế, xe nâng tay được sử dụng chủ yếu bởi:
- Các khu vực tập kết hàng hóa tạm thời.
- Kho bán lẻ.
- Nhà máy diện tích nhỏ.
- Giữa các khu vực chưa hàng chuyên dụng
Một vài đặc điểm của xe nâng tay mà người sử dụng cần biết:
- Thiết kế đơn giản, nhỏ gọn.
- Sức nâng mạnh mẽ từ 1-5 tấn
- Vận hành bằng sức người sử dụng (‘xe nâng chạy bằng cơm’).
- Quảng đường làm việc ngắn.
- Gặp bất lợi trong các môi trường có địa hình phức tạp, gồ ghề, trơn trượt.
Xem thêm: Cấu tạo xe nâng tay – Những lưu ý khi sử dụng xe nâng tay

2. Phân loại xe nâng tay
Với tính đa dụng, khả năng làm việc mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực. Xe nâng tay ngày càng được sử dụng phổ biến bởi nhiều khách hàng. Hiện nay, trên thị trường xe nâng tay được phân thành 2 loại chính:
- Xe nâng tay thấp: Đây là loại xe phổ biến được sử dụng trong việc di chuyển hàng hóa tại các khoảng cách ngắn, giúp giải phóng không gian và sức lực cho người lao động.
- Xe nâng tay cao: Được thiết kế với khả năng nâng hàng hóa lên độ cao tối đa 4.5 mét. Dòng xe này được sử dụng chủ yếu trong việc nâng hạ, sắp xếp hàng hóa lên các khay, kệ, giá treo trên cao.

II. Hướng dẫn sửa lỗi xe nâng tay bơm không lên
Trong quá trình sử dụng xe nâng, tùy thuộc vào yêu cầu công việc, cường độ làm việc, cách sử dụng và chu kỳ bảo dưỡng định kỳ mà xe nâng tay có thể gặp một vài sự cố. Trong đó, lỗi xe nâng tay bơm không lên là một trong những vấn đề nhiều khách hàng gặp phải và quan tâm nhất.
1. Nguyên nhân khiến xe nâng tay bơm không lên
- Lỗi xe nâng tay bơm không lên có thể bắt nguồn từ nhiều lý do cả khách quan lẫn chủ quan. Dưới đây là một vài nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc xe nâng tay bơm không lên:
- Xe nâng tay sử dụng lâu ngày, làm việc liên tục cường độ cao dẫn đến các bộ phận như: gioăng, sin, phốt trở lên cũ kĩ, hư hỏng. Điều này khiến cho áp suất trong bơm thủy lực không đủ, từ đó dẫn đến xe nâng tay bơm không lên.
- Hệ thống bơm thủy lực bị dò rỉ dầu trong quá trình sử dụng.
- Xe nâng tay làm việc trong điều kiện ẩm ướt dẫn tới các khớp nối bị hoen rỉ.
- Van xả thủy lực bị lỏng, kẹt hoặc nặng hơn là hỏng van xả.
2. Cách sửa lỗi xe nâng tay bơm không lên
Chuẩn bị dụng cụ, đồ nghề trước khi sửa chữa xe nâng tay: Sau khi đã xác định được vấn đề và nguyên nhân khiến xe nâng tay bơm không lên. Chúng ta cần chuẩn bị một số dụng cụ hỗ trợ cho quá trình sửa chữa, gồm:
- Bộ dụng cụ cơ bản: Cờ lê, tua vít, búa, ,kìm,…
- Ron cao xu (van xả thủy lực) phù hợp với loại xe đang sử dụng.
- Dầu thủy lực.
- Các vật kê, đỡ xe nâng (Kệ, khay gỗ,…)
Các bước tiến hành sữa lỗi xe nâng tay bơm không lên: Cách sửa lỗi xe nâng tay bơm không lên đơn giản nhất đó là thay thế ron cao su (van xả) trên bơm thủy lực, cụ thể:
- Bước 1: Đặt xe nâng tay lên vật kê hoặc bệ đỡ chắc chắn giúp cho việc tiếp cận và sửa chữa bộ phận hư hỏng trên xe nâng tay dễ dàng hơn.
- Bước 2: Xác định vị trí van xả dầu (thường được đặt ở bên thân bơm thủy lực và ở gần bánh lái) và tiến hành xả hết dầu thủy lực cũ. Tiếp đó bạn đặt một khay chứa hoặc xô, chậu để chứa dầu thủy lực được xả ra. Trong khi xả dầu thủy lực cũ, bạn có thể dùng tay kéo đẩy kích bơm thủy lực để dầu thủy lực cũ chảy ra nhanh và sạch hơn. Cuối cùng, sau khi xả hết dầu thủy lực cũ, bạn đóng lại van xả trên thân bơm.
- Bước 3: Tháo bơm thủy lực ra khỏi xe. Đầu tiên, bạn tháo ốc lục giác ở vị trí đầu ty ben nối giữa bơm thủy lực và thân xe ra, sau đó bạn giữ chắc khung xe đồng thời đè tay kích thủy lực xuống kéo cả cụm bơm và tay kích thủy lực về phía sau. Với thao tác đơn giản này bạn đã tách dời phần thân xe với bơm thủy lực.

- Bước 4: Tháo dời tay kích và bơm thủy lực. Để tháo tay kích khỏi bơm thủy lực, bạn cần xác định vị trí thanh chốt ngang (thường đặt ở bên phải thân bơm). Sau khi xác định vị trí thanh chốt, dùng búa và tua vít đóng thật mạnh để tháo dời thanh chốt. Như vậy, bạn đã tháo dời được bơm thủy lực với tay kích.

- Bước 5: Kiểm tra và thay thế van xả (ron cao su) trên bơm thủy lực. Đây là bước quan trọng và khó khăn nhất đối với người sử dụng không có kinh nghiệm trong việc sửa chữa. Sau khi đã tách rời hoàn toàn bơm thủy lực, ở phía đầu bơm bạn hãy tháo van xả (ron cao su) cũ ra và vệ sinh thật sạch vị trí lắp van. Sau đó, bạn thay van mới cho bơm thủy lực, ở bước này bạn cần lưu ý lắp đúng chiều của van và hãy sử dụng tua vít như một công cụ hỗ trợ (điều này sẽ giúp bạn lắp van mới dễ dàng hơn)

- Bước 6: Sau khi kiểm tra, vệ sinh tổng quát và thay van xả mới (ron cao su) cho bơm thủy lực. Bạn lắp lại bơm thủy lực vào xe nâng theo nguyên lý ngược lại lúc tháo dời. Sau đó, bạn bổ sung lại dầu thủy lực mới cho xe (khoảng 30ml) và kiểm tra thành quả sửa chữa của bản thân.

Như vậy, chỉ với 10 phút và 6 bước đơn giản bạn đã tự sửa lỗi xe nâng tay bơm không lên. Với thao tác này bạn đã tiết kiệm được một khoản chi phí không nhỏ cũng như hạn chế tối đa ảnh hưởng của những hư hỏng này tới tiến độ công việc.
III. Một số lỗi thường gặp trên xe nâng tay
Ngoài lỗi xe nâng tay bơm không lên, trong quá trình vận hành xe nâng tay người sử dụng có thể bắt gặp một vài sự cố khác. Dưới đây là thông tin về các vấn đề thường gặp và cách khắc phục:
- Kích bơm không lên
- Kích bơm thì không tải thì lên nhưng khi có tải thì lại không lên.
- Sức nâng của xe bị suy giảm.
- Kích bơm lên nhưng sau đó lại bị tụt.
- Khung càng nâng bị cong, vênh do sử dụng sai cách hoặc nâng hàng vượt quá tải trọng quy định.
- Bóp xả bơm không được, tay xả bị kẹt.
- Bánh xe bị nứt vỡ trong quá trình sử dụng.
Đây là một vài lỗi được chúng tôi ghi nhận lại từ phản hồi của khách hàng, ngoài ra trong thực tế khi sử dụng xe nâng tay có thể còn một vài vấn đề khác gây ảnh hưởng tới khả năng vận hành của xe nâng. Với những vấn đề liên quan tới khả năng nâng hạ hoặc bơm thủy lực bạn có thể thực hiện kiểm tra và sửa chữa tương tự như hướng dẫn bên trên của chúng tôi. Đối với những hư hỏng nặng hơn hoặc bạn chưa biết cách sửa chữa hoặc bạn đã thử sửa chữa nhưng không thành công, đừng ngần ngại và hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 0975645225 để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ kịp thời nhất từ đội ngũ kĩ thuật viên giàu kinh nghiệm.
Trên đây là những thông tin về các vấn đề có thể gặp phải trong quá trình sử dụng xe cũng như “hướng dẫn sửa lỗi xe nâng tay bơm không được tại nhà”. Hy vọng rằng từ những thông tin chúng tôi cung cấp mà bạn có thể tự sửa chữa, khắc phục các vấn đề đang gặp phải trong quá trình sử dụng xe. Nếu có thắc mắc hay nhu cầu tìm mua phụ tùng, phụ kiện thay thế hay liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 0975645225 để nhận được báo giá tốt nhất thị trường.