Cấu tạo xe nâng tay – Những lưu ý khi sử dụng xe nâng tay

Hiện nay, xe nâng tay là một trong những thiết bị nâng hạ được sử dụng rộng rãi do khả năng làm việc linh hoạt, phù hợp với hầu hết các yêu cầu công việc khác nhau. Vậy cấu tạo xe nâng tay như thế nào? Tại sao xe nâng tay lại thông dụng như vậy? Khi mua và sử dụng xe nâng tay khách hàng cần lưu ý điều gì? Hãy cùng chúng tôi giải đáp những câu hỏi trên thông qua bài viết bên dưới

I. Thông tin chung về xe nâng

Khi tìm hiểu về cấu tạo xe nâng tay, bạn cần hiểu rõ xe nâng tay là gì? Xe nâng tay gồm những loại nào, chức năng ra sao? Dưới đây là đầy đủ thông tin mà bạn nên tham khảo.

1. Xe nâng tay là gì?

Xe nâng tay được định nghĩa là một thiết bị nâng hạ, sắp xếp, vận chuyển hàng hóa từ vị trí này tới vị trí khác trong kho xưởng, nhà máy,… Xe được thiết kế bảng điều khiển tích hợp trên tay cầm giúp người vận hành dễ dàng sử dụng. Cùng với kích thước nhỏ gọn, thiết kế đơn giản, dễ sử dụng, xe nâng tay phù hợp làm việc trong các không gian nhỏ hẹp.

2. Các loại xe nâng tay giá rẻ trên thị trường

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại xe nâng tay đến từ các thương hiệu, nhà cung cấp uy tín khác nhau. Với chi phí đầu tư ban đầu thấp, mẫu mã đa dạng phù hợp với nhiều điều kiện làm việc khác nhau phù hợp với nhiều doanh nghiệp có ngân sách thấp. Vì vậy xe nâng tay đang dần trở thành thiết bị nâng hạ thông dụng được nhiều khách hàng lựa chọn. Xe nâng tay trên thị trường được phân thành 3 nhóm:

  • Xe nâng tay cơ: Là dòng xe nâng sử dụng kích thủy lực và sức người trong việc nâng hạ và di chuyển hàng hóa.
  • Xe nâng tay bán tự động: Đây là dòng xe được tích hợp motor điện trong việc nâng hạ, di chuyển bằng sức người.
  • Xe nâng tay điện: Là dòng xe nâng hạ và di chuyển hoàn toàn bằng điện, đem lại hiệu suất làm việc vượt trội.
  • Phân loại xe nâng tay
    Các loại xe nâng tay phổ biến trên thị trường

3. Nguyên lý hoạt động chung của xe nâng tay

Tùy thuộc vào mẫu mã và chức năng mà xe nâng tay có cơ chế hoạt động khác nhau. Nhìn chung, nguyên lý hoạt động của xe nâng tay có thể chia thành 2 loại:

  • Xe nâng tay cơ khí: Cơ chế hoạt động chính của dòng xe này là kích bơm bằng sức người và bơm thủy lực giúp nâng hàng hóa lên cao.
  • Xe nâng tay điện: Dòng xe này có cơ chế nâng hạ và di chuyển chính bằng motor điện với nguồn cấp từ bình acquy được trang bi trên xe.

II. Thông số kĩ thuật chung của các loại xe nâng tay

Để lựa chọn đúng loại xe phù hợp với nhu cầu sử dụng thực tế thì thông số kĩ thuật của xe là một trong những nội dung quan trọng cần đặc biệt lưu ý. Dưới đây là một vài thông số cơ bản của xe nâng mà bạn cần biết đến.

Thông số kỹ thuật chung của xe nâng tay
Chủng loại Xe nâng tay cơ Xe nâng tay bán tự động Xe nâng tay điện Xe nâng tay cao
Tải trọng nâng 2000-5000 kg 1000-2500 kg 1000-3000 kg 1000-2000 kg
Chiều cao nâng 200 mm 200 mm 200 mm 1600-4500 mm
Cơ chế hoạt động Kích tay và bơm thủy lực Motor điện nâng hạ Nâng hạ và di chuyển điện Motor điện hoặc kích thủy lực
Bánh xe Bánh PU Bánh PU Bánh PU Bánh PU

III. Cấu tạo xe nâng tay

1. Cấu tạo xe nâng tay cơ

Nhìn chung, xe nâng tay cơ có cấu tạo đơn giản gồm 4 bộ phận chính: Càng nâng, kích nâng, bơm thủy lực, bánh xe. Cụ thể:

  • Càng nâng: Được cấu tạo từ thép chịu lực với thiết kế song song. Càng nâng có tác dụng nâng hạ hàng hóa và phân tán áp lực tải do hàng hóa tác động lên xe.
  • Kích nâng: Đây là bộ phận chính trong việc nâng hạ hàng hóa của xe. Kích nâng có tác dụng điều khiển xe trong quá trình nâng hạ và di chuyển.
  • Bơm thủy lực: Là bộ phận quan trọng nhất của xe nâng tay nói riêng và các loại xe nâng hàng khác nói chung. Bơm thủy lực hoạt động dựa trên nguyên lý gia tăng áp lực trong xi lanh (piston) thủy lực giúp nâng hàng lên cao.
  • Bánh xe: Hệ thống bánh xe cơ bản gồm 1 bánh lái và 4 bánh phụ giúp xe hoạt động ổn định, dễ dàng di chuyển trong nhiều điều kiện làm việc khác nhau.
Cấu tạo xe nâng tay cơ
Cấu tạo xe nâng tay cơ

2. Cấu tạo xe nâng tay bán tự động

Là dòng xe đặc thù với cơ chế nâng hạ bằng điện và di chuyển bằng sức người. Xe nâng tay bán tự động được nghiên cứu và sản xuất nhằm mục đích giảm chi phí đầu tư ban đầu mà vẫn đem lại hiệu suất làm việc cao. Loại xe này có thiết kế đơn giản, gọn nhẹ, ít hư hỏng hơn các dòng xe khác cùng với khả năng làm việc vượt trội: xe có thể nâng hạ hàng hóa tải trọng từ 1-2 tấn lên độ cao 3m hết sức đơn giản. Cấu tạo xe nâng tay bán tự động gồm: Tay điều khiển, khung nâng, hệ thống thủy lực, motor điện, bánh xe, càng nâng và chân chịu lực.

  • Tay điều khiển: Đây là bộ phận ‘đầu não’ của xe, có chức năng điều khiển xe trong việc nâng hạ và di chuyển hàng hóa.
  • Khung nâng: Được cấu tạo bởi thép cacbon chịu lực cao, đem lại khả năng nâng hạ hàng hóa ổn định ở nhiều độ cao làm việc khác nhau.
  • Hệ thống thủy lực: Là bộ phận quan trọng nhất trên cấu tạo xe nâng tay. Kết hợp giữa bơm thủy lực, hệ thống trục nâng giúp xe nâng hạ hóa tải trọng lớn một cách dễ dàng.
  • Motor điện: Đây là điểm khác biệt so với xe nâng tay cơ, motor điện có tác dụng thay thế kích nâng, nó giúp gia tăng áp lực trong xi lanh (piston) để nâng hạ hàng hóa.
  • Bánh xe: Được trang bị bánh xe Pu lõi thép giúp xe vận hành ổn định.
  • Càng nâng và chân chịu lực: Đươc cấu tạo bởi thép cao cường giúp phân tán tải trọng tác động từ hàng hóa lên thân xe.

3. Cấu tạo xe nâng tay điện

Xe nâng tay điện được nghiên cứu và phát triển với mục tiêu phục vụ các doanh nghiệp, khách hàng có khối lượng công việc lớn. Xe được trang bị 2 motor nâng hạ và di chuyển giúp gia tăng hiệu suất công việc. Dựa vào yêu cầu sử dụng cũng như khả năng nâng hạ, xe nâng tay điện được chia làm 2 loại chính: Xe nâng tay điện thấp, xe nâng tay điện cao. Cấu tạo xe nâng tay điện của 2 dòng xe này là tương tự nhau. Cụ thể:

Xe nâng tay điện thấp

Đây là dòng xe chuyên dụng trong việc di chuyển, sắp xếp hàng hóa trong các nhà máy, kho xưởng. Cấu tạo xe nâng tay điện thấp gồm: Càng xe (chân chịu lực), bánh xe, tay điều khiển. Cụ thể:

  • Càng xe (chân chịu lực): Được làm từ vật liệu thép không gỉ và được phủ một lớp sơn cách điện nhằm đảm bảo an toàn cho người vận hành. Đây là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với hàng hóa, có tác dụng trong việc nâng và phân tán tải trọng tác động lên xe.
  • Bánh xe: Được trang bị bánh nhựa Pu lõi thép chắc chắn, Với thiết kế 1 bánh lái kích thước lớn và 2 cụm bánh chịu lực giúp xe vận hành ổn định, vừng vàng ngay cả với những loại hàng hóa có tải trọng lớn
  • Tay điều khiển: Các phím điều khiển, chức năng được tích hợp trên tay cầm giúp việc vận hành, điều khiển xe trở lên đơn giản, dễ dàng hơn.
Cấu tạo xe nâng tay điện thấp

Xe nâng tay điện cao

Khác với xe nâng tay điện thấp, xe nâng tay điện cao được thiết kế chuyên dụng trong việc nâng hạ và sắp sếp hàng hóa trên cao (tối đa lên đến 4,5 mét). Cấu tạo xe nâng tay điện cao bao gồm 5 bộ phận chính: Khung nâng, tay điều khiển, bánh xe, motor điện và bình ắc quy, càng nâng và chân chịu tải.

  • Khung nâng: Là bộ phận quan trọng trong cấu tao xe nâng tay điện cao. Được sản xuất từ thép cacbon có khả năng chịu lực tốt, đem lại khả năng nâng hạ những loại hàng hóa nặng lên độ cao tối đa 4,5 mét
  • Tay điều khiển: Đây là bộ phận được coi là “bộ não” trung tâm của xe với chức năng điều khiển nâng hạ, điều hướng di chuyển giúp xe vận hành một cách trơn tru.
  • Bánh xe: Xe được trang bị bánh lái kích hước lớn và hệ thống 4 bánh nhỏ chịu tải giúp xe di chuyển dễ dàng kể cả khi nâng các loại hàng hóa có trọng lượng lớn.
  • Motor điện và bình ắc quy: Xe được trang bị 2 loại motor điện và motor di chuyển với từng chức năng riêng biệt, kết hợp với nguồn năng lượng từ bình ắc quy giúp xe làm việc nhanh chóng, hiệu quả, gia tăng hiệu suất công việc.
  • Càng nâng và chân chịu tải: Được sản xuất từ thép cao cường có khả năng chịu lực cao. Càng nâng được thiết kế với khả năng tháo lắp linh hoạt phù hợp với nhiều loại hàng hóa kích thước khác nhau. Chân chịu tải có tác dụng phân tán tải trọng từ hàng hóa tác động lên xe, giúp việc nâng hạ hàng hóa lên cao an toàn và ổn định hơn.
  • Motor điện và bình ắc quy: Có nhiệm vụ cung cấp nhiên liệu điện chuyển hóa thành cơ để xe vận hành. Xe nâng tay điện cao có 2 kiểu bình ắc quy: Axit-chì và Lithium.
Cấu tạo xe nâng tay điện
Cấu tạo xe nâng tay điện

IV. Hướng dẫn vận hành xe nâng tay 

Khi tìm hiểu về cấu tạo xe nâng tay thì cách sử dụng cũng là một trong những vấn đề được nhiều khách hàng quan tâm. Để có thể vận hành xe nâng tay đúng cách, hiệu quả và an toàn thì người sử dụng cần tìm hiểu cách sử dụng cho từng loại xe. Dưới đây là một vài hướng dẫn cơ bản:

1. Xe nâng tay cao

Xe nâng tay cao có cách sử dụng khá đơn giản, cụ thể:

  • Bước 1: Đưa xe nâng tay tiếp cận tới hàng hóa cần nâng. Với hệ thống bốn bánh linh hoạt, xe có thể di chuyển dễ dàng kể cả khi có tải hoặc không tải.
  • Bước 2: Điều khiển xe nâng sao cho càng nâng tiếp cận mặt dưới của hàng hóa. Lưu ý: nên để càng nâng ở vị trí giữa của khối hàng nhằm đảm bảo sự cân bằng, tránh những rủi ro phát sinh.
  • Bước 3: Điều khiển hệ thống thủy lực của xe để nâng hàng lên cao. Tùy thuộc vào từng loại xe mà ta có cách sử dụng khác nhau.
    • Đối với xe nâng tay điện: Nhấn nút điều khiển nâng hạ phía trên tay cầm.
    • Đối với xe nâng tay cơ: Sử dụng tay hoặc chân đẩy kích thủy lực để đưa hàng hóa lên cao.
  • Bước 4: Di chuyển xe và hàng hóa tới vị trí cần sắp xếp.
    • Đối với xe nâng tay điện: Nhấn nút điều khiển hạ hàng hóa phía trên tay cầm.
    • Đối với xe nâng tay cơ: Bóp cần gạt trên tai cầm điểu khiển để xả khí nén trong thủy lực, đưa hàng hóa xuống độ cao cần thiết.
Hướng dẫn sử dụng xe nâng tay cao

2. Xe nâng tay thấp

Sau khi đã hiểu rõ về cấu tạo xe nâng tay. Ta có thể thấy xe nâng tay thấp có cấu tạo đơn giản hơn, từ đó việc vận hành xe nâng tay thấp cũng trở lên dễ dàng hơn cho người sử dụng, cụ thể:

  • Bước 1: Di chuyển xe nâng tay tiếp cận khu vực có hàng hóa cần di chuyển, sắp xếp.
  • Bước 2: Đưa càng nâng (chân chịu lực) vào vị trí cân bằng, phía dưới khối hàng.
  • Bước 3: Nâng hàng lên khỏi mặt đất và di chuyển tới vị trí cần sắp xếp.
    • Đối với xe nâng tay điện: Nhấn nút điều khiển nâng hạ phía trên tay cầm.
    • Đối với xe nâng tay cơ: Sử dụng tay hoặc chân đẩy kích thủy lực để đưa hàng hóa lên cao.
  • Bước 4: Xả khí nén trong hệ thống bơm thủy lực để đặt hàng vào vị trí cần sắp xếp. Đưa xe ra khỏi khối hàng và thực hiện tương tự với các khối hàng còn lại.
Hướng dẫn sử dụng xe nâng tay thấp

V. Một số lưu ý khi vận hành xe nâng tay

Khi tìm hiểu về các vận hành và cấu tạo xe nâng tay thì người sử dụng cũng cần lưu ý một vài chi tiết để đảm bảo xe nâng hoạt động ổn định, đúng cách và an toàn nhất. Dưới đây là một vài thông tin cơ bản.

1. Kiểm tra thông số kỹ thuật xe nâng tay

Trước khi tìm mua và đưa vào sử dụng thực tế, người sử dụng cần kiểm tra thông số kỹ thuật và cấu tạo xe nâng tay có phù hợp với yêu cầu công việc hay không, tránh tình trạng xe không làm việc được hoặc làm việc thiếu hiệu quả làm ảnh hưởng tới tiến độ chung.

2. Kiểm tra tình trạng xe nâng trước khi sử dụng

Trước khi bắt đầu làm việc, người sử dụng nên kiểm tra tổng quát tình trạng của xe, cụ thể:

  • Kiểm tra bộ phận an toàn, đảm bảo phanh và bánh xe hoạt động ổn định
  • Xem xét kĩ cấu tạo xe nâng tay: phanh xe, bơm thủy lực, tay điều khiển nhằm đảm bảo quá trình vận hành an toàn.
  • Kiểm tra tình trạng bánh xe nếu có dấu hiệu: mài mòn, nứt, vỡ,… nên cho kiểm tra và thay thế ngay.
  • Kiểm tra địa hình khu vực xe làm việc có bằng phẳng, không có vật cản.
  • Loại bỏ vật cản, ổ gà, gạch đá và đảm bảo trên đường đi không có dầu nhớt, nước hay những vật gây trơn, trượt.
Kiểm tra xe nâng trước khi sử dụng
Kiểm tra xe nâng trước khi sử dụng

3. Đặt vấn đề an toàn lên hàng đầu

Khi vận hành xe nâng tay hay bất kỳ loại xe nâng nào khác, cần đặt yếu tố an toàn của người sử dụng và hàng hóa lên hàng đầu. Người điều khiển cần lưu ý một vài vấn đề như sau:

  • Không cho vật thể lạ hoặc người không liên quan tiếp cận gần hệ thống nâng hạ của xe.
  • Cẩn thận với những cạnh sắc nhọn trên khung xe, càng xe.
  • Không đứng phía trước hay đặt vật cản phía trước khi xe đang vận hành.
  • Di chuyển chậm, ổn định đề phòng các tình huống phát sinh
  • Chú ý các góc cua để di chuyển khéo léo, tránh vật cản hay kiện hàng khác.
  • Cấu tạo xe nâng tay phù hợp di chuyển ở tốc độ vừa phải tránh tác động của gia tốc làm xô lệch, rơi vỡ hàng hóa.
Lưu ý khi vận hành xe nâng

4. Cố định hàng hóa chắc chắn

Trước khi đưa xe tiếp cận và sắp xếp lại hàng hóa, người sử dụng cần lưu ý một vài vấn đề như:
  • Hàng hóa cần được đặt ngay ngắn, cố định chắc chắn.
  • Khi nâng hàng, càng xe cần giữ cố định ở vị chí cân bằng.
  • Buộc chặt kiện hàng bằng dây thừng, dây nilon, băng keo, dây cao su,… tránh việc rơi vỡ khi đi chuyển.

Trên đây là một vài thông tin về cấu tạo xe nâng tay cũng như cách vận hành và một vài lưu ý khi sử dụng. Hy vọng qua bài viết này, khách hàng đã có thêm kiến thức trong việc lựa chọn mẫu xe phù hợp cho kho xưởng của mình.

Hiện nay, Công ty CP xe nâng Thiên Sơn – Hangcha Việt Nam là đơn vị đầu tiên và duy nhất phân phối các dòng sản phẩm xe nâng dầu, xe nâng điện, xe nâng tay,… chính hãng, chất lượng. Nếu khách hàng đang tìm kiếm giải pháp nâng hạ hàng hóa cho kho xưởng hoặc còn băn khoăn chưa biết nên lựa chọn nhà cung cấp nào. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 0975.64.5225 để nhận được sự tư vấn tốt nhất.