Tổng phanh xe nâng góp phần lớn trong vai trò đảm bảo an toàn của hệ thống phanh trong quá trình xe nâng hoạt động, nhất là những tình huống khẩn cấp và nhiệm vụ điều chỉnh tốc độ di chuyển của xe theo ý muốn. Theo thời gian hoạt động, tổng phanh có thể gặp phải một số sự cố, thậm chí hỏng hóc cần thay thế. Vậy cần lưu ý điều gì khi thay tổng phanh mới? Hãy cùng tìm hiểu về tổng phanh xe nâng trong bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ TỔNG PHANH XE NÂNG
Tổng phanh xe nâng là gì? Chúng có cấu tạo và nguyên lý hoạt động ra sao? Đây là những nội dung đáng lưu tâm khi tìm hiểu về tổng phanh xe nâng cũng như các loại phụ tùng xe nâng nói chung.

1. Tổng phanh xe nâng là gì?
Tổng phanh xe nâng (còn được gọi là xy lanh phanh chính, heo thắng cái xe nâng) là một bộ phận trong hệ thống phanh xe nâng có nhiệm vụ điều phối dòng chảy thủy lực từ bình chứa dầu đến xy lanh phụ (heo con) ở mỗi bánh xe, tác động điều khiển guốc phanh hoặc má phanh ép sát vào tang trống hoặc đĩa phanh để giảm tốc độ hoặc hãm các bánh xe lại.
2. Cấu tạo của tổng phanh xe nâng
Tổng phanh (xi lanh phanh chính) xe nâng thường được phân loại theo hãng sản xuất xe nâng nhưng đều có điểm chung là có cấu tạo bao gồm 2 bộ phận chính: thân xi lanh và piston. Trong đó:
- Thân xi lanh: Được lắp đặt kết nối với các đường ống dầu đi đến xi lanh phụ ở các bánh xe.
- Piston: Tổng phanh bao gồm 2 piston có nhiệm vụ đẩy dầu phanh theo chiều đi nhất định khi hệ thống phanh làm việc. Nhờ đó, áp lực từ dầu thủy lực tác động tới xi lanh phụ ở bánh xe khiến guốc phanh hoặc má phanh ép vào tang trống hoặc đĩa phanh để hãm tốc độ quay của bánh xe.

3. Nguyên lý hoạt động của tổng phanh xe nâng
Hệ thống phanh xe nâng nói chung hoạt động theo nguyên tắc: Lực cơ học từ việc đạp phanh chân tác động lên dòng thủy lực áp suất cao (tổng phanh xe nâng) tạo ra lực cơ học hãm bánh xe, khiến xe dừng lại. Theo đó, tổng phanh xe nâng kết hợp nhuần nhuyễn cùng các bộ phận khác của hệ thống phanh trong quá trình hoạt động theo nguyên lý:
3.1 Khi đạp bàn đạp phanh
Khi người điều khển đạp bàn đạp phanh, piston số 1 dịch chuyển sang trái, khi đó cuppen phanh bịt kín cửa bù ngăn đường dầu đến từ bình chứa. Piston số 1 tiếp tục bị đẩy làm tăng áp suất dầu trong xi lanh, tác dụng lực lên các bánh sau. Đồng thời piston số 2 dịch chuyển sang trái khiến áp suất dầu tác dụng lên xi lanh bánh trước. Từ đó, xi lanh bánh trước tác động tới guốc phanh/ má phanh làm giảm tốc độ bánh xe.

3.2 Khi nhả bàn đạp phanh
Khi người điều khiển xe nâng tiến hành nhả bàn đạp phanh, áp suất dầu từ xi lanh bánh xe tác dụng đồng thời với lực lò xo hồi vị khiến các piston bị đẩy sang bên phải. Dầu từ xi lanh bánh xe không hồi về xi lanh chính ngay lập tức, dầu từ bình sẽ điền vào heo thắng cái xe nâng qua các lỗ. Khi piston trở về trạng thái ban đầu, áp lực dầu trong xi lanh sẽ đẩy dầu hồi về bình chứa thông qua các cửa bù khiến áp suất trong xi lanh chính giảm xuống.
3.3 Khi không đạp phanh
Ở trạng thái không đạp phanh, cuppen của piston số 1 và số 2 nằm giữa cửa vào và cửa bù khiến cho xi lanh và bình dầu thông nhau. Bulong hãm bố trí trong xi lanh chính để chống lại lực lò xo số 2, ngăn không cho piston số 2 chuyển động sang phải. Nhờ đó, tổng phanh không tác động thủy lực tới các bộ phận khác của hệ thống và giữu cho bánh xe quay với tốc độ ổn định.
Xem thêm: Hộp số là gì? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động các loại hộp số
II. LƯU Ý KHI THAY THẾ TỔNG PHANH XE NÂNG
Qua thời gian dài sử dụng, tổng phanh xe nâng (heo thắng cái xe nâng) sẽ giảm dần hiệu quả, dễ bị hư hỏng do gioăng phớt bị mòn gây rò rỉ dầu, đạp phanh không ăn. Vì vậy, loại thiết bị này và đường ống dẫn dầu cũng cần được kiểm tra, tăng chỉnh cho phù hợp và thay dầu định kỳ. Vậy khi nào cần thay thế tổng phanh xe nâng và khi thay cần lưu ý điều gì?

1. Khi nào cần thay thế tổng phanh xe nâng?
Tổng phanh xe nâng là một bộ phận quan trọng của xe nhưng người dùng thường không chú trọng đến việc thay thế bảo dưỡng định kỳ, khi nào hỏng hoặc phanh không ăn thì mới thay. Điều này sẽ gây ra hậu quả đáng rất đáng tiếc nếu xảy ra sự cố khi xe hoạt động. Trong quá trình sử dụng, chủ xe cần chú ý việc kiểm tra tổng phanh đi kèm với kiểm tra dầu thắng xe nâng, dây phanh xe nâng,… để tránh rủi ro không đáng có và nâng cao tuổi thọ hệ thống phanh nói chung và xe nâng nói riêng.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, tổng phanh xe nâng nên được thay thế mỗi năm một lần và dầu thắng xe nâng định kỳ 6 tháng một lần để đảm bảo hệ thống phanh hoạt động an toàn và vận hành trơn tru. Khi xy lanh chính của hệ thống phanh bắt đầu trở nên cũ và hư hỏng, một số dấu hiệu dễ nhận biết sẽ bắt đầu xuất hiện. Cụ thể như sau:
1.1 Đèn cảnh báo hệ thống phanh bật sáng
Dấu hiệu đầu tiên và dễ nhận biết nhất khi hệ thống phanh hay tổng phanh gặp vấn đề. Nếu hệ thống các cảm biến phát hiện áp suất thủy lực giảm so với mức tiêu chuẩn hoặc đền AB S sáng, nguyên nhân có thể là do tổng phanh gây nên.

1.2 Rò rỉ dầu thắng xe nâng
Hệ thống phanh xe nâng nói chung và tổng phanh nói riêng cần một lượng dầu thắng xe nâng nhất định để đảm bảo đủ áp suất phân bổ đến các xi lanh phụ giúp bánh xe chậm lại. Việc rò rỉ dầu xảy ra hoặc lượng dầu còn lại ở bình chứa thấp hơn mức tiêu chuẩn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng giảm tốc của xe, thậm chí gây mất khả năng phanh xe và đòi hỏi thay thế cả bộ xi lanh chính.
1.3 Đạp phanh không ăn
Hiện tượng đạp phanh không ăn một cách bất thường hoặc cảm giác chân phanh mềm hơn bình thường là dấu hiệu nhận biết rằng bộ tổng phanh xe nâng gặp vấn đề. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể là do áp suất dầu phanh không đủ. Để khắc phục hiện tượng này, quý khách hàng nên kiểm tra các gioăng cao su giữa trợ lực phanh và phanh tổng cũng như một số vị trí khác nối liền với bộ phận này. Chúng có thể đã bị mòn khiến dầu thắng xe nâng bị rò rỉ.
1.4 Chân phanh không hồi về vị trí cũ
Một hiện tượng khác giúp quý khách hàng nhận biết tổng phanh gặp vấn đề là khi bàn đạp phanh không phản hồi về vị trí cũ sau khi sử dụng hoặc hồi trở về rất chậm. Khi gặp hiện tượng này, quý khách hàng nên kiểm tra bộ trợ lực cũng như tổng phanh và thay thế chúng để đảm bảo an toàn khi vận hành xe nâng.

1.5 Má phanh mòn không đều
Một dấu hiện khác của việc tổng phanh gặp vấn đề và cần thay thế là má phanh bị mòn không đều. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do hệ thống chia dầu và mạch dầu làm việc không đúng thiết kế, khiến cho áp lực phanh ở mỗi bánh xe là khác nhau.
2. Thay thế tổng phanh xe nâng cần lưu ý điều gì?
Việc thay thế tổng phanh xe nâng tuy không quá phức tạp nhưng đòi hỏi người thực hiện có kiến thức và kỹ năng nhất định để thay thế một cách chính xác, đảm bảo không ảnh hưởng đến những bộ phận khác trong hệ thống. Quý khách hàng nên lưu ý một số vấn đề sau đây:
2.1 Chọn mua tổng phanh xe nâng chính hãng
Lựa chọn phụ tùng tổng phanh xe nâng chính hãng, đảm bảo chất lượng, đảm bảo an toàn khi vận hành. Để chọn mua được sản phẩm tổng phanh như vậy, quý khách hàng nên tìm đến những đơn vị cung cấp tổng phanh uy tín, đảm bảo chính hãng.

2.2 Trang bị bảo hộ cho người thay tổng phanh
Việc thay thế tổng phanh đòi hỏi người thực hiện làm việc với dầu phanh nên quý khách hàng cần trang bị kính bảo vệ mắt và găng tay. Nếu thấy dầu phanh dính trên lớp sơn xe thì hãy dùng nước để loại bỏ vì chúng ăn mòn sơn.
2.3 Xả hết dầu cũ và khí trong ống dẫn dầu
- Trước khi tháo xi lanh chính cũ, quý khách hàng nên xả hết dầu phanh trong bình chứa bằng dụng cụ chuyên dụng để tránh rò rỉ dầu lên các chi tiết khác trong quá trình tháo lắp.
- Trước khi lắp xi lanh chính mới, quý khách hàng cần tháo bình dầu cũ không bị hư hỏng trên xi lanh cũ để lắp lên xi lanh mới. Chú ý nếu thấy phốt làm kín bên dưới bình dầu hư hỏng thì cần phải thay phốt để tránh rò rỉ dầu.
- Sau khi hoàn thành công đoạn lắp xi lanh chính mới, quý khách hàng cần châm dầu phanh mới vào bình chứa rồi tiến hành xả gió cho hệ thống phanh để đảm bảo không còn không khí trong ống dẫn dầu.
2.4 Kiểm tra khả năng phanh sau khi thay thế
Sau khi thay thế tổng phanh xe nâng, quý khách hàng phải kiểm tra kỹ càng trước khi đưa vào vận hành để phòng tránh tai nạn xe nâng bằng cách kiểm tra độ ăn của phanh và khả năng hoạt động của xi lanh phanh mới thông qua hoạt động đạp bàn đạp phanh.

Xem thêm: Hộp số xe nâng: Phân loại, cấu tạo và nguyên lý hoạt động
III. HANGCHAVN CUNG CẤP TỔNG PHANH XE NÂNG CHÍNH HÃNG, GIÁ RẺ
Hangchavn là đơn vị ủy quyền phân phối chính hãng và duy nhất các sản phẩm xe nâng thương hiệu Hangcha tại Việt Nam. Trong suốt nhiều năm qua, Hangchavn luôn nhận được sự tin tưởng ủng hộ của mọi khách hàng nhờ vào chất lượng sản phẩm tốt với giá cả phải chăng nhất cùng chính sách bán hàng, sau bán hàng hấp dẫn. Những dòng sản phẩm bán chạy nhất tại Hangchavn là xe nâng điện pin Lihtium, xe nâng dầu 3 tấn, xe nâng dầu 5 – 45 tấn,…
Bên cạnh đó, Hangchavn còn cung cấp các sản phẩm phụ tùng xe nâng nhập khẩu chính hãng, hàng đầu Việt Nam, trong đó có tổng phanh xe nâng (xi lanh chính, heo thắng cái xe nâng) với nhiều ưu điểm vượt trội:
- Nhập khẩu chính hãng, đảm bảo chất lượng nguyên vẹn từ nhà sản xuất.
- Mặt hàng đa dạng và phòng phú, đáp ứng mọi nhu cầu tìm kiếm mua mới và thay thế của khách hàng.
- Giá luôn hợp lý, cạnh tranh nhất thị trường.
- Đội ngũ nhân viên kỹ thuật chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng tận tình chu đáo các vấn đề liên quan đến tổng phanh xe nâng và phụ tùng xe nâng.
Tùy từng loại xe nâng và hệ thống phanh chọn tổng phanh phù hợp. Nếu có nhu cầu mua tổng phanh xe nâng nói riêng và phụ tùng xe nâng nói chung, quý khách hàng vui lòng liên hệ để hotline 0975 645 225 được các chuyên gia của Hangchavn tư vấn chi tiết.