Bình ắc quy đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng giúp xe nâng vận hành. Khi chúng “xuống cấp” sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến xe nâng cũng như làm gián đoạn công việc. Vậy trường hợp này nên phục hồi ắc quy xe nâng bằng cách nào? Dưới đây là hướng dẫn chi tiết các bước thực hiện phục hồi bình điện xe nâng ngay tại nhà, đảm bảo ai cũng có thể thực hiện, thành công 100%. Hãy đọc ngay bài viết để biết thêm thông tin chi tiết.
Nội dung bài viết
1. TỔNG QUAN VỀ BÌNH ẮC QUY XE NÂNG
Khái niệm: Bình ắc quy là một nguồn điện thứ cấp hoạt động dựa vào nguyên lý biến đổi hoá năng thành điện năng, có nhiệm vụ lưu trữ điện năng để cung cấp cho các thiết bị sử dụng điện. Hiện nay, ắc quy còn được gọi với nhiều cái tên khác như: bình điện, acquy, bình accu, bình tích điện,…
Bình ắc quy xe nâng chính là loại ắc quy chuyên sử dụng cho xe nâng hàng chạy điện. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc lưu trữ điện năng và thông qua bộ phận motor để chuyển hoá điện năng thành động năng giúp xe có thể di chuyển, vận hành và nâng hạ hàng hoá.
Như vậy, trước khi tìm hiểu cách phục hồi ắc quy xe nâng thì người dùng cần hiểu rõ về cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động, quá trình nạp – xả của chúng. Xét về cấu tạo, bình ắc quy bao gồm phần bên trong và bên ngoài. Theo đó, bên trong ắc quy được chia thành ngăn nhỏ và mỗi ngăn bao gồm các bản cực âm, cực dương. Chúng được ngăn cách với nhau bằng chất điện phân và kết nối thông qua thanh nối. Bên ngoài ắc quy được bộc bằng vỏ, phía trên có các cọc bình dùng để nối ắc quy với tải ngoài hoặc nối các ắc quy với nhau. Trường hợp ắc quy hở thì phía bên trên bình còn được trang bị thêm nút thông hơi nhằm đảm bảo không khí được thoát ra ngoài môi trường.
Với cấu tạo như trên, bên trong ắc quy xuất hiện các phản ứng hoá học tại cực dương và cực âm theo nguyên lý khi dòng điện nạp vào sẽ xảy ra quá trình nạp điện và khi có thiết bị kết nối tiêu thụ điện thì quá trình phóng điện sẽ được diễn ra. Có thể biểu thị quá trình nạp – xả (phóng điện) ở bình ắc quy thông qua phương trình hoá học dưới đây:
- Nạp: 2PbSO4 + 2H2O = Pb+PbO2+2H2SO4.
- Xả: Pb+PbO2+2H2SO4 = 2PbSO4 + 2H2O
Việc tìm hiểu kỹ cấu tạo cũng như phản ứng hoá học xảy ra bên trong ắc quy có thể giúp người dùng dễ dàng phát hiện vấn đề mà ắc quy gặp phải cũng như có hướng xử lý, phục hồi ắc quy xe nâng chuẩn nhất. Đây cũng là một trong những vấn đề khá quan trọng khi sử dụng bình ắc quy và vận hành xe nâng điện.

Tham khảo: Ắc quy xe nâng Rocket có tốt không? Giá bao nhiêu?
2. CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP CỦA BÌNH ẮC QUY XE NÂNG
Là một thiết bị lưu trữ điện năng phổ biến, bình ắc quy hiện đang được ứng dụng rộng rãi. Đặc biệt, bình ắc quy xe nâng đóng vai trò vô cùng quan trọng với xe nâng điện. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, chúng có thể phát sinh một số vấn đề. Vì vậy, để biết cách phục hồi ắc quy xe nâng thì cần nắm rõ những vấn đề mà chúng gặp phải. Dưới đây là một số ví dụ điển hình:
- Sụt giảm điện năng: Lỗi này dễ dàng nhận thấy khi ắc quy đã được nạp đầy nhưng nhanh chóng hết điện, thậm chí dù đã nạp đầy điện nhưng sau một đêm đã yếu hoặc gần hết điện. Điều này được biểu hiện rõ rệt thông qua hệ thống đèn xe mờ, xe hoạt động yếu, kém ổn định,…Những dấu hiệu trên xuất hiện đã phản ánh tình trạng ắc quy xuống cấp hoặc gặp vấn đề nghiêm trọng cẩn xử lý.
- Bản cực ắc quy bị cong vênh: Trường hợp phục hồi ắc quy xe nâng do bản cực cong vênh cũng diễn ra khá phổ biến. Đây cũng là một trong những lỗi mà nhiều ắc quy gặp phải. Nguyên nhân xuất hiện lỗi có thể xuất phát từ thời gian sạc quá lâu hoặc dòng tải điện quá lớn khiến nắp bình phồng lên và các bản cực bị cong vênh.
- Ắc quy xe nâng bị sunfat hoá: Khi bình ắc quy bị sunfat hoá có thể khiến bản cực bị biến dạng, hiệu điện thế bị quá tải, xuất hiện những đốm trắng ở ngoài lá cực,…
- Ắc quy nóng bất thường: Điều này có thể là lời “kêu cứu” của ắc quy, phản ánh vấn đề nào đó mà chúng gặp phải nên người dùng cần lưu ý.
Những lỗi ắc quy phổ biến có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân, bao gồm: thời gian sử dụng, số lần nạp – xả, cách sạc bình ắc quy, cách sử dụng xe nâng cùng một số yếu tố tự nhiên khác tác động. Vì vậy, người dùng cần chú ý quan sát thường xuyên để xác định vấn đề cũng như có hướng xử lý, phục hồi ắc quy xe nâng kịp thời, chính xác nhất.

Tham khảo: 2 cách nhận biết bình ắc quy hỏng CHUẨN NHẤT
3. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG TRƯỚC KHI PHỤC HỒI ẮC QUY XE NÂNG
Trước tiên, khi xe nâng hoặc bình ắc quy gặp vấn đề thì người dùng cần kiểm tra và đưa ra đánh giá tổng quát về tình trạng cụ thể. Theo đó, người sử dụng hãy thực hiện các bước kiểm tra xem bình có bị phồng rộp không? Đầu cực các điểm nối có bị han rỉ hay tình trạng ăn mòn hay không? Kiểm tra mức dung dịch điện phân bên trong bình, tỷ trọng điện phân của bình ắc quy cũng như xác định phần dung dịch còn lại.
Sau khi đã kiểm tra thì người dùng có thể đưa ra những đánh giá chính xác dựa trên cơ sở thực tế. Đây cũng là tiêu chí quan trọng trước khi tiến hành phục hồi ắc quy xe nâng mà người dùng cần đặc biệt lưu ý. Dưới đây là một số tiêu chí để đánh giá:
- Xét về tình trạng bình cùng những thông số của từng bình.
- Đánh dấu bình cần bảo dưỡng và tiên shanfh đo xem có cell nào bị phồng hay điện tụt áp xuống dưới mức 1.8 V hay không.
- Tiến hành đánh giá chất lượng của bình và phân loại chính theo dung lượng từ 20% – 70% dung lượng định mức và các loại bình có dung lượng từ trên 70% đến 85% dung lượng định mức.
Như vậy, cách phục hồi bình điện xe nâng sẽ phụ thuộc cụ thể vào từng loại bình cũng như kết quả đánh giá, phân loại mức độ xuống cấp của chúng. Việc kiểm tra kỹ càng các tiêu chí, đánh giá và xếp loại chính xác các loại bình chính là cách giúp người dùng tìm ra phương hướng xử lý và phục hồi bình ắc quy đúng chuẩn, đảm bảo hiệu quả cũng như độ an toàn cao. Có thể nói, kiểm tra và đánh giá tình trạng bình trước khi tiến hành phục hồi ắc quy xe nâng là bước không thể thiếu. Bước này đóng vai trò vô cùng quan trọng nên người dùng cần lưu ý, tuyệt đối không nên bỏ qua.

Tham khảo: Giá bình ắc quy là bao nhiêu? CẬP NHẬT 100 loại phổ biến!
4. HƯỚNG DẪN PHỤC HỒI ẮC QUY XE NÂNG ĐƠN GIẢN TẠI NHÀ
Bình ắc quy có thể phân loại theo nhiều cách khác nhau, điển hình như: Bình ắc quy khô, ắc quy nước, Ắc quy chì – axit, ắc quy kiềm và ắc quy pin Lithium. Mỗi loại có những đặc điểm khác nhau, sử dụng chất điện phân riêng. Như vậy, dựa vào các loại ắc quy mà cách phục hồi chúng cũng có sự khác biệt. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết các bước phục hồi ắc quy xe nâng đơn giản, đảm bảo hiệu quả 100% ngay tại nhà đối với loại ắc quy nước và khô:
4.1 Phục hồi ắc quy xe nâng – bình ắc quy nước
Có thể hiểu đơn giản thì ắc quy nước là loại ắc quy có sử dụng chất điện phân lỏng bên trong, điển hình là kiềm và axit. Đây là một trong những loại ắc quy sử dụng phổ biến cho các thiết bị, trong đó có xe nâng điện. Vậy nếu chúng phát sinh vấn đề thì cần phục hồi như thế nào? Dưới đây là gợi ý chi tiết.
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ
Người dùng muốn Phục hồi ắc quy xe nâng dạng nước cần chuẩn bị một số dụng cụ cần thiết bao gồm: Máy nạp và máy nạp tổ hợp ACCU có điện áp ở các mức 12V, 24V, 48V, 72V, 96V, 220V; Vôn kế có tổng điện trở khoảng 100Ω; máy đo dung lượng, các loại hoá chất (Axit Sunfuric, Power Battery Plus, Power Battery, nước cất,…) cùng các thiết bị hỗ trợ như cắt, ráp, nâng, hạ, kéo, pha chế, lưu trữ hoá chất,… Việc chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ và hoá chất giúp quá trình phục hồi bình ắc quy xe nâng điện dễ dàng, nhanh hơn.
Bước 2: Tiến hành phục hồi bình điện xe nâng
Sau khi chuẩn bị dụng cụ thì người dùng cần kiểm tra tình trạng ắc quy cũng như lựa chọn hoá chất phù hợp. Sau đó, tiến hành các bước để phục hồi ắc quy xe nâng, cụ thể:
- Đầu tiên hãy rút cạn dung dịch còn lại trong bình ắc quy nước.
- Tiếp đến ngâm bình với hóa chất phục hồi phjnhoaf trong thời gian tối thiểu khoảng 4 giờ đồng hồ.
- Sau đó, nạp ắc quy theo quy trình phục hồi 20 đến 24 giờ đồng hồ.
- Tiến hành chuẩn độ lại và châm thêm dung dịch cho bình ắc quy.
- Cuối cùng chỉ cần tiếp tục nạp thêm 10 tiếng là hoàn tất quá trình phục hồi ắc quy xe nâng.

4.2 Phục hồi ắc quy xe nâng – bình ắc quy khô
Bên cạnh ắc quy nước thì trong một số dòng xe nhất định có sử dụng ắc quy khô. Vậy cách phục hồi chúng như thế nào? Dưới đây là một số bước phục hồi ắc quy xe nâng cơ bản:
Bước 1: Tiến hành ngắt kết nối tới bình ắc quy
Khi phát hiện bình ắc quy gặp vấn đề gây ảnh hưởng đến sự vận hành của xe nâng thì người dùng cần dừng làm việc, ngắt kết nối từ thiết bị đến bình ắc quy. Sau đó tháo rời bình ắc quy và bắt đầu kiểm tra. Đây là bước đầu tiên trước khi phục hồi ắc quy xe nâng, đóng vai trò vô cùng quan trọng mà người dùng cần đặc biệt lưu ý.
Bước 2: Xác định rõ nguyên nhân gây ra lỗi hư hỏng
Quá trình phục hồi đúng cách hay không phụ thuộc cụ thể vào việc xác định nguyên nhân. Người dùng có thể nhận biết thông qua quan sát và những bước kiểm tra trước đó. Mỗi nguyên nhân khác nhau, dấu hiệu lỗi bình ắc quy,… sẽ có những phương án phục hồi ắc quy xe nâng chuẩn nhất mà người dùng có thể áp dụng.
Bước 3: Sửa chữa, phục hồi ắc quy xe nâng
Tuỳ thuộc vào lỗi phát sinh và nguyên nhân mà có thể phục hồi bình ắc quy xe nâng theo những cách khác nhau. Một số bước có thể tiến hành như nạp – xả, tiến hành rút hết dung dịch trong bình, thay thế dung dịch mới, để bình nghỉ ngơi sau đó tiến hành sạc điện, kiểm tra lại axit trong bình, nạp điện tái phục hồi,…
Bước 4: Kiểm thử và lắp đặt bình ắc quy
Sau khi phục hồi ắc quy xe nâng thì người dùng chỉ cần kiểm thử khi tái sử dụng nhằm đảm bảo chúng hoạt động ổn định, không ảnh hưởng đến sự an toàn của thiết bị. Cuối cùng nếu mọi thứ đã hoàn tất thì người dùng chỉ cần lắp đặt bình ắc quy. Thông thường, các bước lắp đặt sẽ ngược lại so với khi tháo bình.
5. LƯU Ý KHI SỬ DỤNG ẮC QUY XE NÂNG
Việc phục hồi bình điện xe nâng có thể tiến hành đơn giản ngay tại nhà. Tuy nhiên, nếu chúng đã “xuống cấp” thì quá trình trên cũng chỉ giải quyết được vấn đề tạm thời, tuổi thọ của chúng vẫn giảm đáng kể. Vì vậy, người dùng cần lưu ý sử dụng đúng cách nhằm đảm bảo chúng hoạt động tốt với tuổi thọ cao nhất, phòng ngừa lỗi phát sinh và không cần phải phục hồi ắc quy xe nâng. Dưới đây là một số gợi ý:
- Chỉ sử dụng nước cất cho ắc quy và luôn duy trì mực nước trong các cell ắc quy ở mức quy định/
- Luôn cấp nước cho bình ắc quy ngay sau khi kết thúc quá trình nạp điện.
- Nhiệt độ của dung dịch bên trong ắc quy không được vượt quá 45 độ C.
- Lưu ý mỗi chu kỳ nạp – xả chỉ diễn ra trong 24 giờ và không nên vượt quá 300 lần/năm.
- Chỉ nạp ắc quy bằng máy nạp đã được quy định theo đúng công suất, lắp đặt theo đúng điều kiện làm việc.
- Chỉ sạc ắc quy khi dung lượng pin dưới 30%.
- Nên sử dụng thường xuyên, đúng cách theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Chú ý sạc ắc quy đúng cách, tránh xa khu vực dễ gây cháy nổ.
- Khi phục hồi ắc quy xe nâng cần lưu ý thực hiện đúng quy trình.

Sử dụng ắc quy đúng cách không chỉ duy trì tuổi thọ cũng như vai trò của chúng mà còn đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. Đây cũng là vấn đề quan trọng mà người dùng cần lưu ý. Ngoài ra, khách hàng cần chọn mua loại ắc quy xe nâng phù hợp tại đơn vị phân phối uy tín để đảm bảo chất lượng tốt nhất.
Phía trên là những thông tin hướng dẫn cách phục hồi ắc quy xe nâng đơn giản ngay tại nhà, đảm bảo ai cũng có thể thực hiện. Nếu có bất cứ băn khoăn nào cần giải đáp về quá trình phục hồi bình ắc quy xe nâng điện hoặc có nhu cầu mua xe nâng hàng, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp hotline 0975 645 225 để được đội ngũ nhân viên của Hangcha Việt Nam tư vấn và hỗ trợ chi tiết.