Ben thủy lực là gì? Chúng có vai trò như thế nào trong hệ thống thuỷ lực, hay có những cách phân loại ben thuỷ lực nào, chúng có cấu tạo và nguyên lý làm việc ra sao. Đây là những câu hỏi của rất nhiều bạn đọc và quý khách hàng khi tìm hiểu về loại phụ tùng này. Tuy nhiên không phải tất cả người dùng đều có những hiểu biết sâu sắc về chúng. Để giúp khách hàng có cái nhìn toàn diện hơn về ben thủy lực, hãy chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
I. TỔNG QUAN VỀ BEN THUỶ LỰC
Ben thủy lực là bộ phận quan trọng trong hệ thống truyền động và tự động thủy lực – khí nén của các loại máy móc, thiết bị như thang máy, xe nâng hàng, xe cơ giới, máy nén khí, dây chuyền chế biến thực phẩm,… Vậy Ben Thuỷ Lực là gì?
1. Khái niệm về Ben thủy lực là gì?
Ben thủy lực ty ben thuỷ lực là thuật ngữ một loại xy lanh thuỷ lực được sử dụng phổ biến trong dây truyền sản xuất công nghiệp. Chúng có nhiệm vụ nâng hạ di chuyển vật nặng (máy móc, hàng hoá, phương tiện) lên 1 độ cao nhất định. Ben thủy lực có nhiệm vụ biến đổi năng lượng thủy lực thành cơ năng để giúp máy móc, thiết bị thực hiện các công việc nâng, nén, ép, đẩy, kéo,…
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại ben thủy lực khác nhau phục vụ cho những yêu cầu sử dụng khác nhau. Điều này khiến nhiều khách hàng mới tiếp cận với chúng trở nên bối rối. Ben thuỷ lực có thể được vận hành trong một hệt thống như: Hệ thống nâng hạ, xe nâng dầu, xe nâng điện, máy xúc, máy ủi, bệ nâng một cách độc lập như: Kích Thuỷ Lực.
2. Đặc điểm của ben thủy lực
Ben thủy lực có khả năng tác động lực nhanh và mạnh, phù hợp với những hệ thống làm việc đòi hỏi công suất lớn và cường độ cao. Với cấu tạo đơn giản, kết cấu gọn gàng và hợp lý giúp việc lắp đặt, bảo dưỡng thuận tiện, dễ dàng. Người dùng có thể theo dõi áp suất của dầu thủy lực thông qua đồng hồ đo áp suất. Hơn thế nữa, ben thủy lực được chế tạo từ vật liệu chắc chắn với cường độ cao nên ít hỏng hóc, tuổi thọ lớn.
Bên cạnh đó, ben thủy lực cũng có một số hạn chế như vận tốc hoạt động thay đổi phụ thuộc vào sự thay đổi của tải và một số xi lanh của hệ thống bị giảm hiệu suất và phạm vi ứng dụng nếu xuất hiện sự rò rỉ và thất thoát dầu ở đường ống.
3. Nguyên lý làm việc của Ben Thuỷ Lực là gì
Từ cấu tạo của ben thuỷ lực bạn có thể dễ dàng hiểu được nguyên lý làm việc của chúng. Ben thủy lực vận hành khá đơn giản và có sự khác biệt nhất định đối với 2 loại ben khác nhau. Cụ thể như sau:
Hệ thống ben thủy lực 1 xi lanh
Dầu được bơm vào van và phân phối đi khắp xi lanh nhờ hệ thống bơm thủy lực xi lanh đơn. Nhờ áp suất của dầu mà piston xilanh thủy lực có thể di chuyển và chuyển hóa năng lượng dầu thành động năng để thực hiện cho các nhiệm vụ khác.
Hệ thống ben thủy lực 2 xi lanh
Hai piston của hai xi lanh được kết nối với nhau thông qua một ống dẫn dầu thủy lực. Dầu được bơm đầy để xi lanh hoạt động đảm bảo công suất. Khi có lực tác động lên piston thứ nhất thì đồng thời lực này cũng được truyền đến piston thứ hai. Vì dầu không thể nén được nên nó có khả năng truyền lực rất tốt và tạo ra lực ở piston thứ hai là rất lớn. Nhờ đó, hệ thống thủy lực truyền động lực đến các bộ phận khác của thiết bị hoạt động.
Xem thêm: Các loại cơ cấu nâng hạ: Vít me, cần trục, thủy lực, khí nén
II. PHÂN LOẠI BEN THUỶ LỰC
Chúng ta vừa cùng nhau điểm qua một số khái niệm về Ben thuỷ lực là gì? Vây Ben thuỷ lực được phân loại như thế nào trong thực tiễn. Việc phân loại Ben thuỷ lực đóng vai trò ra sao trong thị thị trường thuỷ lực?
1. Ben dầu thủy lực
Ben dầu thủy lực sử dụng dầu để hoạt động thông qua việc bơm dầu vào xy lanh. Chúng được sản xuất từ nhiều kỹ thuật tiên tiến cùng sự kết hợp giữa gốc dầu cao cấp và hệ thống phụ gia đa năng nhằm đảm bảo năng lượng được truyền đi khắp hệ thống thủy lực.
2. Ben hơi thủy lực
Ben hơi thủy lực là bộ phận không thể thiếu đối với các loại máy công nghiệp và dây chuyền sản xuất công nghiệp. Chúng được sử dụng để nâng, hạ, di chuyển một cơ cấu máy trong một không gian nhất định và bị hạn chế bởi hành trình hoạt động của xi lanh thủy lực.
3. Ben thủy lực nâng hàng
Đúng như tên gọi của nó, ben thủy lực nâng hàng được ứng dụng trong các loại thiết bị nâng hạ hàng hóa. Tùy vào tải trọng của xe nâng hàng, ben nâng hàng có thể nâng kiện hàng hóa với nhiều tải trọng khác nhau, phổ biến nhất là các dòng ben thủy lực 2 – 5 tấn.
Ben thủy lực sử dụng cho xe nâng hàng được chế tạo từ vật liệu thép chắc chắn, chịu lực tốt để có thể nâng hạ hàng hóa đảm bảo tải trọng. Ngoài ra, chúng có thể gặp vấn đề ở nắp chặn trên gây ra hiện tượng rò rỉ dầu nhớt. Quý khách hàng nên lưu ý vấn đề này và kiểm tra thường xuyên.
4. Ben thủy lực nâng hạ cầu nâng
Ben thủy lực nâng hạ cầu nân được tích hợp sẵn vào thiết bị để thực hiện hoạt động nâng hạ tải trọng lớn, chủ yếu là ô tô, đến độ cao mong muốn trong giới hạn phạm vi chuyển động thẳng đứng của thiết bị.
Dòng ben thủy lực này có thể làm việc trong môi trường khắc nghiệt nhờ vật liệu chế tạo có cường độ cao, chịu lực tốt và được phủ crom cứng tuyệt đối chống ăn mòn nên độ bền rất cao, hạn chế những hư hỏng khi vận hành.
Ngoài cách phân loại nêu trên, ben thủy lực còn có thể được phân loại dựa trên chiều tác dụng lực, bao gồm ben thủy lực 1 chiều và 2 chiều. Trong đó, ben thủy lực 1 chiều có lực tác động sinh ra từ một phía xi lanh và chỉ có một lỗ cấp dầu duy nhất. Ben thủy lực 2 chiều có thể tác động lực từ 2 đầu xi lanh theo 2 phía và có 2 lỗ cấp dầu. Để sử dụng loại ben này cần có van phân phối đảo chiều.
Xem thêm: Ly hợp thủy lực là gì? Cấu tạo ly hợp thủy lực
III. CẤU TẠO VÀ THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA BEN THUỶ LỰC
Khi tìm hiểu về ben thủy lực, cấu tạo và thông số là những thông tin khách hàng không nên bỏ qua. Nếu có những hiểu biết rõ ràng và sâu sắc, khách hàng có thể ngăn ngừa những sự cố có thể xảy ra trong quá trình sử dụng và kéo dài tuổi thọ của thiết bị.
1. Cấu tạo của ben thủy lực là gì?
Ben thủy lực có cấu tạo gồm 5 bộ phận: ống xi lanh, đầu xi lanh, piston, thanh piston và con dấu (seal). Mỗi bộ phận có đặc điểm và nhiệm vụ riêng. Cụ thể như sau:
- Ống xi lanh: Ống xi lanh là một thành phần có dạng hình trụ tròn liền mạch. Chúng còn có tên gọi khác là thùng xi lanh. Ống xi lanh có nhiệm vụ giữ và duy trì áp suất cho xi lanh.
- Đầu xi lanh: Đầu ben thủy lực hay đầu xi lanh thực hiện nhiệm vụ chính là kết hợp với ống xi lanh làm kín buồng đốt để đảm bảo áp suất. Tùy từng loại ben mà đầu xi lanh có thể có một bộ phận làm kín (ví dụ: còng chữ O) hoặc bộ phận kết hợp với các loại phụ kiện khác.
- Piston: Piston là thành phần quan trọng nhất trong cấu tạo ben thủy lực. Chúng có nhiệm vụ di chuyển để tách các vùng áp suất bên trong ống xi lanh và tác dụng lực lên 2 đầu xi lanh. Bộ phận này được sản xuất phù hợp với con dấu bằng chất liệu kim loại đàn hồi tốt.
- Thanh Piston: Thanh piston được chế tạo từ thép hoặc hợp kim cacbon, bề mặt phủ crom để đảm bảo độ bền và độ cứng tối đa, chống ăn mòn cao. Nhiệm vụ chính của thanh piston là kết nối hệ thống truyền động vào chi tiết máy để thực hiện công việc nậng kéo, nghiền,… Bên cạnh đó, chúng được kết hợp chặt chẽ với con dấu để ngăn chặn sự rò rỉ.
- Con dấu (seal): Con dấu hay còn được gọi với tên gọi khác là seal hay phớt. Bộ phận này được sản xuất đảm bảo các tiêu chí áp suất thủy lực, nhiệt độ dầu, ứng dụng của xi lanh và nhiệt độ môi trường làm việc,…
Xem thêm: So sánh SỰ KHÁC BIỆT giữa hệ thống thủy lực và khí nén
2. Những thông số quan trọng của ben thủy lực là gì?
Như đã chia sẻ ở trên về khái niệm ben thuỷ lực là gì bạn có thể thấy rằng, ben thuỷ lực có rất nhiều thông số kỹ thuật khác nhau. Tuy vậy khi tìm hiểu và chọn mua ben thuỷ lực, quý khách hàng nên lưu tâm đến các thông số sau:
- Đường kính piston: Thông số này thể hiện lực tác động lên đường kính cắt ngang của piston. Nếu đường kính càng lớn thì lực đẩy và kéo của piston thủy lực càng cao.
- Đường kính ty thủy lực: Đường kính ty thủy lực đại diện cho tải trọng mà thiết bị có thể tải được. Do đó, khách hàng cần lưu tâm đến thông số này để đảm bảo lựa chọn ben thủy lực có đường kính ty ben đáp ứng được tải trọng tối đa, ví dụ như máy ép gạch thường có đường kính ty ben là 1800mm.
- Nòng ben thủy lực: Nòng ben thủy lực có độ dày phổ biến từ 5 – 20 mm tương ứng với áp suất chỉ từ 50 đến 220 kg/cm2. Bên cạnh đó, còn có các dòng ống xi lanh chứa nòng ben lớn hơn, thậm chí lên tới 40m.
Xem thêm: Hệ thống lái trợ lực thủy lực là gì? Cấu tạo, ưu nhược điểm
IV. ỨNG DỤNG CỦA BEN THUỶ LỰC LÀ GÌ?
Nhằm mang đến hiệu suất làm việc cao, công việc được giải quyết một cách đơn giản và nhanh chóng, ben thủy lực được trang bị cùng hệ thống thủy lực trên các loại máy móc, thiết bị. Chúng được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực như trang bị trong các máy móc công nghiệp như máy ép, máy nghiền, thiết bị khoan, thiết bị nâng hạ,… Chúng có khả năng vận hành với hiệu quả cao, tốc độ nhanh chóng, chính xác.
Ví dụ thực tế dễ nhận thấy nhất có thể kể đến như máy nén thủy lực được sử dụng trong ngành sản xuất gỗ công nghiệp để ép các vụn gỗ nguyên liệu thành tấm gỗ thành phẩm để gia công tạo nên các sản phẩm nội thất; hoặc các sản phẩm xe nâng hàng công suất lớn, có khả năng nâng hàng hóa với tải trọng hàng chục tấn đến độ cao lên tới 12 mét.
Bên cạnh đó, hầu hết các loại phương tiện hiện nay như xe chở hàng, xe chở thiết bị, vật liệu, đặc biệt là các loại xe chuyên chở các loại vật liệu nặng như xây dựng, container,… đều cần đến hệ thống thủy lực nói chung và ben thủy lực nói riêng. Bên cạnh các thiết bị chở hàng hóa này thì các loại máy được sử dụng trong hệ thống các công trình xây dựng, cầu đường,… như máy múc, máy ủi, xe lu, tàu tải, tàu thủy,…. lại càng không thể thiếu được.
Ben thủy lực còn được ứng dụng trong các loại cầu nâng rửa xe ô tô. Đây là bộ phận có vai trò quan trọng giúp cho cầu nâng có thể nâng lên hạ xuống một cách nhịp nhàng với các loại xe có tải trọng khác nhau.
Xem thêm: Cấu tạo bơm thủy lực xe nâng tay và cách phục hồi bơm lỗi
V. NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC KHI BEN THUỶ LỰC BỊ HỎNG
Cũng giống như những loại máy móc, thiết bị khác, ben thủy lực sau một thời gian dài sử dụng có thể gặp trục trặc. Sự cố phổ biến nhất với loại thiết bị này là hiện tượng trầy xước, áp suất không đảm bảo hoặc rò rỉ dầu thủy lực. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể kể đến như môi trường làm việc quá khắc nghiệt hoặc do quý khách hàng vận hành sai cách.
- Môi trường khắc nghiệt: Có thể là môi trường quá nhiều bụi bặm khiến hạt bụi lọt vào dầu thủy lực, đặc biệt là cát, tích hợp lên seal thủy lực lâu ngày khiến bề mặt ben bị trầy xước. Hoặc môi trường gần biển với độ ẩm không khí cao và nồng độ muối nhất định gây ăn mòn bề mặt làm việc của ben thủy lực.
- Việc vận hành sai nguyên tắc: Việc này dẫn đến tình trạng quá tải hoặc va đập vật lý khiến ben trầy xước, cong vênh, thâm chí đứt gãy. Việc ben thủy lực cong vênh có thể dẫn đến tình trạng rò rỉ dầu hoặc áp suất thủy lực không đảm bảo cho công suất vận hành của máy móc, thiết bị. Đôi khi khách hàng không thay dầu thuỷ lực trong một thời gian dài cũng làm ảnh hưởng đến ben thuỷ lực.
Quý khách hàng có thể phục hồi ben thủy lực bị trầy xước bằng cách mạ crom để đảm bảo khắc phục những vết trầy xước cũ và gia cố độ bền. Đối với tình trạng ben cong vênh dẫn đến rò rỉ dầu thủy lực hoặc giảm áp suất, tốt nhất quý khách hàng nên liên hệ tới các cơ sở sửa chữa, phục hồi cơ khí chuyên nghiệp để khắc phục.
Bên cạnh đó, để đảm bảo tuổi thọ cũng như độ bền của ben thủy lực đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, quý khách hàng nên tiến hành kiểm tra định kỳ. Định kỳ vệ sinh lọc dầu, tiến hành thay thế khi seal phớt thủy lực bị hỏng hóc hay vệ sinh định kỳ những ben thủy lực lâu không hoạt động để tránh rêu mốc. Bên cạnh đó, khi phát hiện hư hỏng cần tiến hành bảo trì ngay, tránh tình trạng cố sử dụng khiến thiết bị hỏng nặng hơn và không thể sửa chữa.
Xem thêm: Nguyên nhân xi lanh thuỷ lực bị tụt? Cách phục hồi TỐT NHẤT
TẠM KẾT
Trên đây là những thông tin cần biết về ben thủy lực là gì mà Hangcha Việt Nam muốn chia sẻ tới quý bạn đọc. Hy vọng chúng giúp ích cho bạn. Nếu có nhu cầu tìm hiểu thêm về ben thủy lực, xe nâng và các giải pháp nâng hạ toàn diện, quý khách vui lòng liên hệ hotline 0975 645 225 để được các chuyên gia của Hangcha Việt Nam tư vấn tận tình và hoàn toàn miễn phí.