Quy trình bảo dưỡng xe nâng dầu & điện chính xác nhất

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, xe nâng hàng ngày càng được sử dụng rộng rãi, phổ biến bởi nhiều doanh nghiệp trong việc nâng hạ và di chuyển hàng hóa trong kho xưởng. Do đó, việc bảo dưỡng xe nâng định kỳ trong quá trình sử dụng là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Vậy tại sao cần phải bảo dưỡng xe nâng? Bao lâu thì cần bảo dưỡng? Quy trình bảo dưỡng xe nâng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

I. Tại sao và khi nào cần bảo dưỡng xe nâng

Bảo trì, bảo dưỡng xe nâng là quá trình kiểm tra, thay thế, tái phục hồi các vật tư, linh kiện hao mòn trên xe nâng giúp cho xe nâng luôn ở trạng thái tốt nhất. Vậy khi nào cần phải bảo dưỡng cho xe nâng? Bảo dưỡng cho xe nâng có thật sự cần thiết? Thông tin dưới đây sẽ giải đáp thắc của bạn.

1. Tại cao cần phải bảo dưỡng xe nâng

Xe nâng là một thiết bị đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc di chuyển, sắp xếp hàng hóa. Xe có liên quan trực tiếp tới tiến độ công việc, tình trạng hàng hóa,… Do đó việc kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng xe nâng định kỳ thường xuyên là một việc hết sức quan trọng cần được khách hàng lưu tâm.

Theo thời gian sử dụng các bộ phận, chi tiết trên xe nâng dần bị hao mòn, hư hỏng. Do đó, việc bảo trì, bảo dưỡng xe nâng định kỳ sẽ giúp gia tăng hiệu quả làm việc cũng như giúp tuổi thọ của xe được nâng cao. Việc bảo dưỡng thường xuyên, đúng cách cũng giúp cho người sử dụng phát hiện và hạn chế tối đa rủi ro có thể phát sinh trong qua trình sử dụng. Từ đó, giúp nâng cao an toàn cho hàng hóa và người sử dụng, giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và tài sản có thể phát sinh.

Quy trình bảo dưỡng xe nâng
Quy trình bảo dưỡng xe nâng

2. Khi nào thì cần bảo dưỡng xe nâng

Sau một thời gian làm việc nhất định thì xe nâng của bạn sẽ có những vật tư bị hào mòn cần kịp thời kiểm tra, thay thế nhằm hạn chế tối đa những rủi ro có thể phát sinh. Thời gian bảo trì, bảo dưỡng xe nâng được xác định dựa trên 2 yếu tố chính: Số giờ làm việc và thời gian sử dụng. Cụ thể:

Tên phụ tùng Mốc thời gian thay thế phụ tùng (giờ)
< 250 h 500 h 750 h 1000 h 1250 h 1500 h 2000 h
Lọc nhớt động cơ X X X X X X X
Lọc nhiên liệu X X X X X X X
Lọc gió X X X X
Lọc hộp số X X X
Lọc thủy lực X X
Dầu nhớt 15W40CF X X X X X X X
Dầu hộp số tự động + + + X + + X
Dầu thủy lực #68 + + + + + + X
Dầu cầu 80W90 + + + X + + X
Dầu hộp số cơ 80W90 + + + X + + X
Dầu phanh + + + X + + X
Mỡ bôi trơn + + + + + + +
Nước làm mát + + + + + + X

Ghi chú:

  • Dấu “x”: Thay mới
  • Dấu “+”: Bổ sung nếu bị thiếu

II. Quy trình bảo dưỡng xe nâng

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại xe nâng với thiết kế khác nhau phù hợp với nhiều loại công việc. Do đó, mỗi một loại xe lại có quy trình bảo dưỡng khác nhau. Ta có thể phân loại xe nâng trên thị trường thành 2 nhóm chính: Xe nâng động cơ đốt trong (dầu, xăng, gas), xe nâng điện. Chi tiết quá trình bảo dưỡng xe nâng cụ thể:

1. Quy trình bảo dưỡng xe nâng dầu/xăng/gas

Bảo dưỡng xe nâng động cơ đốt trong (IC truck) nói chung hay bảo dưỡng xe nâng dầu, xăng, gas nói riêng khiến nhiều người quan tâm nhất. Vì cấu tạo các dòng xe này rất phức tạp, nhiều chi tiết, linh kiện. Dưới đây là chi tiết quá bảo dưỡng xe nâng động cơ đốt trong:

  • Vệ sinh toàn bộ xe: Trước khi bắt tay vào việc kiểm tra và thay thế các phụ tùng, vật tư tiêu hao trong quá trình bảo dưỡng xe nâng thì việc vệ sinh sạch xe là một việc quan trọng. Khi xe được vệ sinh toàn bộ, ta có thể dễ dàng kiểm tra tình trạng hiện tại của xe.
  • Kiểm tra, vệ sinh, thay thế bộ lọc gió: Đây là hạng mục mà người sử dụng có thể tự thực hiện hàng tuần, đặc biệt trong môi trường làm việc nhiều bụi thì người sử dụng có thể kiểm tra hằng ngày để đảm bảo chất lượng của bộ lọc. Đến các mốc giờ hoạt động nhất định ta cần thay thế bộ lọc gió trong quá trình bảo dưỡng xe nâng.
  • Kiểm tra động cơ: Sau một thời gian dài làm việc, người sử dụng cần thay thế nhớt, lọc dầu cho động cơ. Nhớt máy thường được dùng là nhớt 40, mỗi lần thay cần khoảng 8 lít nhớt máy, sau 2-3 lần thì nên thay lọc nhớt để đảm bảo chất lượng tốt nhất.
  • Kiểm tra, vệ sinh, bổ sung dầu thủy lực: Thông thường sau khoảng 1500-2000h làm việc người sử dụng cần kiểm tra tình trạng dầu (nhớt) thủy lực, nếu thấy dầu đã chuyển sang màu đen người sử dụng cần tiến hành thay mới để đảm bảo chất lượng nâng hạ của xe.
  • Hộp số xe nâng: Vì mục đích sử dụng của xe chủ yếu trong việc nâng hạ nên bộ phận này có chu kỳ thay thế khá lâu. Trung bình khoảng 15-20.000 giờ hoạt động người sử dụng cần thay nhớt hộp số cho xe nâng.
  • Thắng xe nâng: Dầu thắng chuyên dụng cho xe nâng là Dot 3 hoặc Dot 4, tùy thuộc vào môi trường làm việc mà chu kỳ thay đầu thắng xe nâng có thể dao động từ 300-500 giờ hoạt động.
  • Kiểm tra tổng quát lại xe: Sau khi kết thúc quá trình bảo dưỡng, bạn cần kiểm tra tổng quát tình trạng xe trước khi đưa vào sử dụng. Ngoài ra, việc bổ sung, tra mới mỡ (nhớt) môi trơn cho các chi tiết chuyển động (xíc nâng, bạc đạn bánh xe,…) cũng là việc vô cùng quan trọng giúp cho xe vận hành trơn tru, ổn định.
Quy trình bảo dưỡng xe nâng dầu
Quy trình bảo dưỡng xe nâng dầu

Ngoài quy trình bảo dưỡng xe định kỳ hàng tháng, hằng năm. Người sử dụng có thể tự kiểm tra xe hàng ngày trước khi sử dụng, cụ thể:

  • Kiểm tra nhớt máy.
  • Kiểm tra nước ở két nước.
  • Kiểm tra dầu thắng.
  • Kiểm tra hệ thống thắng, đèn, kèn…
  • Kiểm tra hệ thống ống nhớt thủy lực, các xích nâng, …
Hướng dẫn kiểm tra, bảo dưỡng xe nâng tay

2. Quy trình bảo dưỡng xe nâng điện

Khác với xe nâng dầu, xe nâng điện có cấu tạo đơn giản, ít chi tiết hơn. Do đó, việc bảo dưỡng xe nâng điện trở nên đơn giản và ít thường xuyên hơn. Dưới đây là khái quát về quy trình bảo dưỡng xe nâng điện:

  • Vệ sinh xe nâng: Đây là bước đầu tiên trong quy trình bảo dưỡng xe nâng định kỳ hiệu quả. Quý khách có thể dùng xăng, dầu hóa chất để tẩy vết dơ, ten rỉ sét bám trên thân xe.
  • Kiểm tra bình điện xe nâng: Bình điện xe nâng là bộ phận quan trọng trong cấu tạo xe nâng điện đứng lái, ngồi lái. Nó có chức năng đảm bảo cho toàn bộ hoạt động của xe. Cụ thể:
    • Bình ắc quy axit-chì: Cần được kiểm tra, vệ sinh, châm nước cất cho bình định kỳ. Tránh để mình bị khô dễ gây ra các hư hỏng, thiệt hại không đáng có.
    • Pin Lithium-ion: Đây là dòng pin công nghệ mới, gần như không cần bảo dưỡng định kỳ. Tuy nhiên, để đảm bảo xe luôn trong trạng thái tốt nhất, người sử dụng nên kiểm tra thường xuyên tình trạng pin cũng như hệ thống dây dẫn điện.
  • Kiểm tra hệ thống sạc bình: Hệ thống sạc là một bộ phận quan trọng, liên quan trực tiếp tới khả năng làm việc của bình ắc quy. Do đó, bạn cần kiểm tra thường xuyên tình trạng bộ sạc, nguồn cấp, dây dẫn tránh những rủi ro có thể phát sinh.
  • Bơm mỡ vào các bánh xe, các bộ phận chuyển động của xe: Đây là một bước quan trọng giúp xe hoạt động trơn tru, ổn định. Khi vận hành xe phát ra những âm thanh lạ hoặc nhiệt độ xe tăng cao đột ngột thì bạn nên kiểm tra các chi tiết này.
  • Kiểm tra hệ thống thủy lực, van, ống dẫn nhớt: Hệ thống thủy lực của xe cần được kiểm tra thường xuyên nhằm đảm bảo khả năng làm việc của xe. Khi dầu (nhớt) thủy lực đổi màu thì người sử dụng nên thay mới.
  • Kiểm tra motor điện nâng hạ, di chuyển: Trên thị trường hiện nay, hầu hết các dòng xe đều sử dụng công nghệ motor điện xoay chiều (AC) hiện đại mới, hầu như không cần bảo dưỡng thường xuyên. Vì vậy, quá trình bảo dưỡng motor điện thực chất là việc kiểm tra hệ thống dây dẫn điện, vệ sinh bụi và các dị vật lọt vào khoang động cơ trong quá trình vận hành.
  • Kiểm tra tổng quát hệ thống bo mạch: Đây là hệ thống quyết định trực tiếp tới khả năng vận hành, điều khiển xe. Để kiểm tra bo mạch cần có các thiết bị chuyên dụng và chuyên môn, vì vậy người sử dụng hạn chế tối đa việc tác động đến bộ phận này. Trong trường hợp xe xảy ra sự cố khi vận hành, hãy liên hệ ngay tới đơn vị hỗ trợ hoặc nhà cung cấp để nhận được sự tư vấn tốt nhất.
  •  Kiểm tra hệ thống thắng, đèn, còi: Là bộ phận giúp đảm an toàn cho hàng hóa, người vận hành xe cũng như những người xung quanh. Trước khi vận hành, người sử dụng xe cần kiểm tra các bộ phận này, đảm bảo rằng hệ thống vẫn hoạt động ổn định.
  • Kiểm tra hệ thống trợ lực lái, chuyển động của hệ thống trợ lực lái

3. Quy trình tự kiểm tra, bảo dưỡng xe nâng hàng ngày tại nhà

Dưới đây là một vài mục được các kĩ sư của chúng tôi đưa ra nhằm mục đích giúp khách hàng có thể tự kiểm tra, đánh giá xe nâng tại nhà:

Bảng hướng dẫn kiểm tra, bảo dưỡng xe nâng hàng ngày tại nhà

STT NỘI DUNG KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG TIÊU CHUẨN KIỂM TRA
Kiểm tra nước làm mát Nước làm mát phải ở vị trí trên vạch mức giữa.
2 Kiểm tra dầu bôi trơn động cơ, nếu thiếu phải thêm kịp thời Phải ở vị trí trên vạch mức giữa của thước dầu máy.
3 Xả nước ở bộ lọc dầu Không có nước trong bộ lọc dầu.
4 Kiểm tra nhiên liệu trong thùng nhiên liệu, nếu thiếu phải thêm kịp thời Thêm hợp lý dựa theo số giờ định mức
5 Kiểm tra các đèn chỉ thị sự cố trên bảng đồng hồ có bất thường không Đèn chỉ thị không có bất thường.
6 Quan sát xung quanh xe, xem các thiết bị đèn, gương, cần số, vị trí càng… Các thiết bị đều hoạt động bình thường.
7 Kiểm tra phía dưới xe, xem có hiện tượng rò rỉ nước làm mát, nhiên liệu và dầu bôi trơn không Dầu và nước đều không bị rò rỉ.
8 Kiểm tra tình trạng bên ngoài lốp xe và áp suất lốp xe có bình thường không Áp suất bình thường.
9 Vệ sinh bình acquy, kiểm tra nước bình đối với bình ắc quy axit – chì, châm thêm dung dịch axit nếu bình thiếu. Phao ở vị trí bình thường
10 Kiểm tra xem ở các điểm bôi trơn của các linh kiện vận hành trong cơ cấu nâng hạ nghiêng thủy lực có mượt không, cần đảm bảo đường bôi trơn được thông suốt, đồng thời thêm mỡ bôi trơn mỗi ngày, Ở các điểm bôi trơn có dầu bôi trơn mới tiết ra.
 

11

Kiểm tra chất điện phân trong bình ắc quy không cần bảo trì, nếu thiếu phải thêm kịp thời; bình ắc quy không cần bảo trì cần kiểm tra màu sắc mắt thần; làm sạch bên ngoài bình ắc quy Dung dịch chất điện phân cách nắp bình 10-15cm; màu của mắt thần bình ắc quy không cần bảo trì là màu xanh lá cây; xung quanh bình ắc quy không có vật bẩn.
12 Kiểm tra tình trạng vặn chặt của ốc vít lốp xe Ốc vít lốp xe không bị lỏng.
13 Kiểm tra hành trình thanh đẩy của phanh, điều chỉnh khi cần thiết Hành trình thanh đẩy của phanh bình thường, không bị kẹt.
14 Kiểm tra lượng dầu còn trong thùng dầu thủy lực Dầu phải ở vị trí giữa của vạch mức.
15 Thổi sạch lõi lọc bên trong và bên ngoài của bộ lọc không khí Lõi lọc bên trong và bên ngoài không có bụi.
16 Kiểm tra và điều chỉnh độ chặt lỏng của dây cu roa quạt động cơ Dây cu roa quạt động cơ không bị lỏng.
17 Vệ sinh các board mạch điện tử, kiểm tra các socket, đầu nối của dây điện, nêú có hiện tượng hư hỏng thì thay thế hoặc có biện pháp cách điện tốt nhất. Không có vết han rỉ
18 Kiểm tra tình trạng chắc chắn của bu long và ốc vít phần đầu nối cơ cấu chuyển hướng (bao gồm khung đỡ thiết bị chuyển hướng) Bu lông nối không bị lỏng.
19 Kiểm tra đồng thời vặn chặt linh kiện nối của trục trung gian trục truyền động và linh kiện treo của động cơ Linh kiện nối không bị lỏng.

Trên đây là những thông tin quy trình và các hạng mục bảo dưỡng xe nâng. Hy vọng rằng những thông tin này có thể giúp cho bạn hiểu rõ hơn về chiếc xe của mình và cách chăm sóc định kỳ cho nó. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn hoặc gặp sự cố không thể tự giải quyết, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 0975.64.5225 để được hỗ trợ sớm nhất.