Bộ chế hòa khí là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nó

Bộ chế hòa khí là một bộ phận quan trọng của động cơ, nắm bắt được các thông tin liên quan đến cấu tạo, cách căn chỉnh, cách vệ sinh…sẽ giúp bạn tối ưu hiệu suất của động cơ. Nhưng không phải ai cũng hiểu biết về thiết bị này. Nếu bạn cũng có thắc mắc như vậy, hãy cùng hangchavn tìm hiểu về bộ chế hòa khí sau đây nha!

1. Bộ chế hòa khí là gì?

Bộ chế hòa khí hay còn gọi là bình xăng con thường dùng ở những thiết bị máy móc hoạt động bằng xăng như: Xe máy, ô tô, xe nâng, máy phát điện, máy cắt cỏ,… Đây là một dụng cụ dùng để trộn không khí với các tỉ lệ theo nhiên liệu thích hợp. Sau đó, nó cung cấp hỗn hợp này cho động cơ xăng và hoạt động theo nguyên tắc hoàn toàn cơ học. Bộ chế hòa khí hiện vẫn đang được sử dụng trong các động cơ xe nhỏ, động cơ cũ hay trong các loại ô tô đặc biệt như xe đua ô tô loại nhỏ.

Bộ chế hòa khí hiện có hai loại là bộ chế hòa khí 1 họng và bộ chế hòa khí 2 họng. Bộ chế hoà khí là một bộ phận quan trọng của xe, thiết bị máy móc nên khi sửa chữa ta cần phải bảo đảm an toàn cho bộ phận này tránh làm rơi vỡ hay bị biến dạng vì nó không được làm bằng kim loại.

Bộ chế hòa khí
Bộ chế hòa khí

2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của chế hòa khí

Bộ chế hòa khí là một bộ phận rất quan trọng trong máy móc thiết bị và xe ô tô, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu nguyên lý hoạt động và biết rõ cấu tạo của nó như thế nào. Dưới đây là cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bộ chế hòa khí do hangchavn cung cấp:

2.1. Cấu tạo của chế hòa khí

Cấu tạo của bộ chế hòa khí chủ yếu gồm các thành phần như:

  • Các van điều chỉnh (bướm khí, bướm ga)
  • Vòi xăng chính
  • Buồng phao
  • Đường dẫn xăng
  • Họng khuếch tán
  • Đường dẫn khí

Hầu hết các bộ phận trên đều được thiết kế theo đúng quy trình, đảm bảo quá trình hoạt động thống nhất, ổn định phối hợp hài hòa với nhau để thực hiện trộn nguyên liệu với không khí theo đúng tỉ lệ.

Cấu tạo của bộ chế hòa khí
Cấu tạo của bộ chế hòa khí

Ngoài ra, trong bộ chế hòa khí xe máy còn có còn có bộ phận đóng vai trò rất quan trọng là họng khuếch tán hay buồng hòa khí. Linh kiện này được thiết kế giống như một đoạn ống. Tuy nhiên, nó lại có cấu tạo bị thắt lại ở đoạn giữa của ống, điều này được tạo ra nhằm thiết kế thêm một ống phun cho đường xăng chính

2.2. Nguyên lý hoạt động của chế hòa khí

Bộ chế hòa khí hoạt động theo nguyên tắc không khí đi vào qua đường dẫn hẹp (cửa phun) tạo thành chân không một phần. Do chênh lệch áp suất giữa cửa phun và bình chứa nên nhiên liệu sẽ đi qua ống phun và hòa lẫn vào dòng không khí.

Bước đầu tiên xăng được chuyển vào buồng phao thông qua ống dẫn đầu vào và đường dẫn nhiên liệu. Sau khi khoang chứa đã nạp đầy đến một mức độ nhất định, phao và kim chỉ van nâng lên và việc nạp nhiên liệu được ngưng lại hoặc cũng có thể quan sát qua mát thần trên chế hòa khí xi lanh giảm xuống.

Áp suất của khí quyển sẽ đẩy không khí vào trong bộ chế hòa khí. Đó là nơi mà không khí sẽ được trộn với một lượng xăng thích hợp từ buồng phao để tạo ra hỗn hợp xăng và không khí, tỷ lệ xăng/không khí thông thường vào khoảng 1g xăng/14,7g không khí:

  • Trường hợp lượng xăng > 1g/14,7g không khí hỗn hợp được gọi là hỗn hợp giàu, được dùng khi động cơ khởi động hoặc đang tăng ga, tăng tải. Nếu động cơ luôn hoạt động trong trạng thái hỗn hợp giàu sẽ sinh ra hiện tượng đống muội đen trong buồng đốt, bugi và ống xả, hiệu suất sử dụng nhiên liệu giảm, ăn xăng.
  • Trường hợp lượng xăng < 1g/14,7g không khí hỗn hợp được gọi là hỗn hợp nghèo, sinh ra do điều chỉnh các thông số bị sai lệch, các đường nạp xăng bị bẩn hoặc tắt. Nếu động cơ hoạt động trong trạng thái hỗn hợp nghèo công suất giảm, lực momen giảm sinh ra hiện tượng đóng trắng trong buồng đốt và bugi.

Đây chính là nguyên lý hoạt động của bộ chế hòa khí. Tùy vào động cơ và loại xe và đặc điểm cấu tạo thì nó sẽ hoạt động sẽ có cách thức hoạt động khác nhau nhưng đa số vẫn sẽ hoạt động theo nguyên lý trên.

3. Phân loại và chức năng của chế hòa khí

3.1. Phân loại chế hòa khí

Thông thường bộ chế hòa khí thường được phân loại theo 2 cách sau:

Theo cấu tạo:

  • Chế hòa khí 1 họng
  • Chế hòa khí 2 họng

Theo thiết bị:

  • Chế hòa khí xe máy
  • Chế hòa khí xe nâng
  • Chế hòa khí ô tô

Theo hãng sản xuất:

  • Keihin
  • K88
  • Mikuni
  • Centa
Các loại bộ chế hòa khí
Các loại bộ chế hòa khí

3.2. Chức năng của bộ chế hòa khí

Bộ chế hòa khí thường được sử dụng chủ yếu trong trong các động cơ nhỏ, động cơ cũ hoặc trong các ô tô đua nhỏ bởi sự nhỏ gọn, chi phí thấp và dễ sửa chữa.

Chế hòa khí hay bình xăng con là một dụng cụ dùng để trộn không khí và nhiên liệu theo một tỉ lệ thích hợp để cung cấp cho động cơ xăng, được hoạt động theo nguyên tắc hoàn toàn cơ học.

4. Một số thông tin bổ sung

4.1. Hướng dẫn vệ sinh bộ chế hòa khí

Bộ chế hòa khí cũng như các bộ phận của các xe khác, sau một thời gian dài sử dụng thường bị bẩn và cặn, điều này làm ảnh hưởng đến hiệu suất của xe. Chính vì vậy, việc vệ sinh chế hòa khí là việc cần phải làm.

Để đạt hiệu quả cao trong việc vệ sinh thì nên sử dụng nước rửa bộ chế hòa khí. Dung dịch này sẽ giúp lấy đi các bụi bẩn, cặn mạt sắt tích tụ ở những khe nhỏ hay ở những ống dẫn khí, dẫn xăng.

Trước hết là vệ sinh bộ lọc khí động cơ trong chế hòa khí bằng cách dùng khăn sạch lau toàn bộ bụi bẩn xung quanh. Sau đó, sử dụng một tuốc nơ vít đầu phẳng để điều chỉnh vít hỗn hợp nhiên liệu không khí. Mỗi bộ chế hòa khí xe nâng sẽ có số lượng vít khác nhau, có trách nhiệm kiểm soát lượng nhiên liệu đi vào động cơ và cũng điều chỉnh hiệu suất của động cơ.

Chính vì vậy, cũng cần làm sạch các vít này để đảm bảo sạch bụi bẩn và không làm cản trở quá trình hoạt động của động cơ. Sau đó, lắp lại bộ lọc khí và kiểm tra.

Vệ sinh bộ chế hòa khí
Vệ sinh bộ chế hòa khí

4.2. Tiêu chuẩn lựa chọn bộ chế hòa khí

Để lựa chọn được bộ chế phù hợp cho xe, trước hết phải lựa chọn bộ chế hòa khí phù hợp với các loại xe …. Ngoài ra, còn dựa vào các yếu tố như chế độ khởi động tốt, chế độ không tải tốt, chế độ tải trung bình tốt, chế độ toàn tải tốt và chế độ tăng tốc tốt, chế độ mở bướm ga đột ngột. Ngoài ra, cần phải có các hệ thống đảm bảo tính tiết kiệm nhiên liệu và khả năng tránh ô nhiễm môi trường.

5. Một số câu hỏi thường gặp

5.1. Bộ chế hòa khí có nhiệm vụ gì?

Bộ chế hòa khí là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận hành của động cơ đốt trong, đảm nhận nhiệm vụ trộn không khí với nhiên liệu theo tỷ lệ thích hợp sau đó đưa hỗn hợp này tới buồng đốt để thực hiện quá trình đốt cháy, từ đó tạo ra năng lượng giúp xe di chuyển.

5.2. Giá của bộ chế hòa khí là bao nhiêu?

Giá của bộ chế hòa khí có sự khác nhau giữa các loại xe,đồng thời mỗi thương hiệu cũng có giá bán khác nhau. Dưới đây là bảng giá mà hangchavn đã tổng hợp:

STT Sản phẩm Giá tham khảo
1 Bộ chế hòa khí Wave Alpha 200.000 – 400.000 đ
2 Bộ chế hòa khí xe Airblade 350.000 – 450.000 đ
3 Bộ chế hòa khí Exciter 135 830.000 – 980.000 đ
4 Bộ chế hòa khí máy phát điện 500.000 – 1.000.000 đ
5 Bộ chế hòa khí Keihin 345.000 đ
6 Bộ chế hòa khí Centa 529.000 – 705.000 đ

Phía trên là bảng giá của chế hòa khí, tùy thuộc vào nhu cầu, bạn hãy tham khảo và chọn cho mình địa chỉ mua hàng uy tín cũng như chọn bộ chế hòa khí phù hợp với xe của mình.

5.3. Cách xả xăng ở bộ chế hòa khí là gì?

Cách xả xăng ở bộ chế hòa khí rất đơn giản. Bạn chỉ cần dùng tua vít vặn mở vít xả xăng ở bên dưới là có thể đẩy hết được xăng cặn bên trong bình ra ngoài

5.4. Cách chỉnh bộ chế hòa khí đúng cách?

Một câu hỏi mà nhiều người cũng thắc mắc trong quá trình sử dụng bộ chế hòa khí là làm thế nào để chỉnh chế hòa khí xe máy đúng cách? Trước tiên ta cùng tìm hiểu xem khi nào xe cần chỉnh bộ chế hòa khí, nếu xe không bốc hoặc chạy hao xăng, thì đó là lúc chế hòa khí cần được kiểm tra và điều chỉnh. Sau thời gian dài sử dụng các gic-lơ có thể bị mòn. Xăng phẩm chất kém, để lâu ngày đóng cặn cũng có thể làm tắc gic-lơ.

Tùy mỗi loại xe có cách chỉnh khác nhau, cụ thể:

Đối với xe máy:

  • Chuẩn bị trước khi điều chỉnh

Để việc điều chỉnh mang lại chế độ tốt nhất, người thực hiện cần kiểm tra lại chế hóa khí. Chế hòa khí bẩn, lâu ngày không bảo dưỡng thì cần vệ sinh, kiểm tra khe hở gic-lơ.

Bên cạnh đó, cũng cần quan tâm tới lọc gió. Nếu lọc gió tắc, động cơ luôn làm việc trong tình trạng thiếu khí, nên rất yếu và tốn xăng. Lọc gió màng giấy khô cho phép vệ sinh nhiều lần, nhưng tuổi thọ không kéo dài quá 12.000 km. Loại màng giấy tẩm dầu bám bụi tốt nhưng cấm chỉ định vệ sinh, chu kỳ thay từ 8.000 – 16.000 km tùy loại xe và điều kiện sử dụng.

  • Các bước thực hiện

Bước 1: Dựng chân trống giữa để xăng trong bình xăng con ngang bằng. Dùng tua-vít vặn cả vít ga-lăng-ti, vít gió theo chiều kim đồng hồ cho đến khi cứng tay.

Bước 2: Nới lỏng vít ga-lăng-ti khoảng 1,5 – 2 vòng. Nổ máy khoảng 5 – 10 phút để làm nóng. Nếu cần có thể thêm ga để duy trì hoạt động.

Đối với ô tô:

Khi chỉnh bộ chế hòa khí ô tô, ta cần thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Tắt động cơ, mở nắp capo dò tìm vị trí bộ lọc gió và tháo ra là thấy được bộ chế hòa khí.
  • Bước 2: Tìm các vít điều chỉnh trên bộ hòa khí
  • Bước 3: Khi nổ máy xe, nếu phát ra tiếng “ping” khi tốc độ vòng tua cao thì có thể động cơ bị thiếu xăng. Trường hợp này chỉ cần dùng tua vít chỉnh ốc xăng mở ra 1 chút là được. Nếu tiếng nổ vẫn bình thường nhưng có mùi xăng nồng nặc thì phải đóng bớt ốc xăng lại. Tiếp theo đó, hãy điều chỉnh ốc gió để khi tiếng nổ tròn đều thì dừng lại. Lưu ý nên chỉnh từ từ để có thể kiểm soát tiếng động cơ một cách chính xác nhất.
  • Bước 4: Sau khi đã hoàn tất quá trình điều chỉnh ốc xăng, ốc gió của bộ chế hòa khí thì ta tiến hành tắt máy và lắp lại tấm lọc gió như trước là được.

Đây cũng là quy trình cơ bản nhất khi áp dụng điều chỉnh chế hoà khí trên xe máy, xe ô tô. Trong những trường hợp cụ thể, loại xe cụ thể và vấn đề mà chế hoà khí gặp phải khác nhau thì cũng sẽ có cách điều chỉnh riêng. Đây là vấn đề mà người dùng cần lưu ý.

5.5. So sánh ưu, nhược điểm của chế hòa khí và phun xăng điện tử?

Ta có bảng so sánh sau:

Tiêu chí Bộ chế hòa khí Phun xăng điện tử
Ưu điểm
  •  Cấu tạo bộ chế hoà khí khá đơn giản nên dễ dàng sửa chữa và thay thế.
  • Chi phí thấp
  • Cho cảm giác về độ giật, hay độ bốc của động cơ
  • Dễ sửa chữa và căn chỉnh ở môi trường khắc nghiệt
  • Tiết kiệm nhiên liệu
  •  Di chuyển êm ái, điều này giúp bộ phận của xe trở lên bền bỉ
  •  Cung cấp đủ nhiên liệu cho động cơ trong mọi chế độ và tải trọng cực nhanh
Nhược điểm
  • Thường xuyên tạo ra hiện tượng thừa, thiếu xăng tại buồng đốt
  • Điều chỉnh bằng cơ nên vật liệu sẽ cảm thấy “mỏi” đặc biệt là zicler, phao xăng
  •  Bộ chế hòa khí khá cồng kềnh, và thiếu thẩm mỹ.
  • Có thể sinh ra các khi gây ô nhiễm cho môi trường như: HC, CO, NOx
  • Cấu tạo tương đối phức tạp
  •  Chi phí bảo dưỡng cao
  • Khó sửa chữa

6. Bộ chế hòa khí xe nâng hàng

Bộ chế hòa khí xe nâng hay còn được gọi là bình xăng con, chế hòa khí của xe nâng là một bộ phận được sử dụng để trộn nhiên liệu và không khí theo một tỷ lệ phù hợp, giúp cung cấp hỗn hợp không khí nhiên liệu này cho động cơ xăng hoạt động theo nguyên tắc cơ học. Đây là một bộ phận quan trọng đối với loại xe nâng hàng.

Cấu tạo của bộ chế hòa khí xe nâng bao gồm các thành phần như bướm khí, vòi xăng chính, hạt khuếch tán, bàn đạp ga, bướm ga, buồng ga, kim van xăng từ bơm tới. Trong đó, hạt khuếch tán được coi là bộ phận quan trọng nhất, được thiết kế giống như một đoạn ống nhưng bị thắt lại ở giữa. Tất cả các thành phần này được thiết kế theo cách chuẩn mực giúp cho bộ chế hòa khí hoạt động một cách thống nhất, kết hợp hài hòa nhằm mục đích trộn nhiên liệu và không khí theo tỷ lệ hoàn hảo nhất.

Xe nâng Hangcha
Xe nâng Hangcha

Phía trên là thông tin về bộ chế hòa khí do hangchavn cung cấp, hy vọng bài viết sẽ hữu ích đối với bạn! Nếu khách hàng có nhu cầu mua xe nâng, hãy liên hệ với hotline 0975 645 225 để được các chuyên gia của hangchavn tư vấn và hỗ trợ.