Vỏ xe nâng là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong hệ thống di chuyển của xe nâng. Vậy nhưng cụ thể vỏ xe nâng là gì? Chúng có những loại nào, giá bao nhiêu, nên mua ở đâu? Tất cả những thông tin, những băn khoăn liên quan đến vỏ xe nâng sẽ được giải đáp và cập nhật chi tiết trong bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
1. VỎ XE NÂNG LÀ GÌ?
Vỏ xe nâng (Tên gọi khác: lốp xe nâng) chính là bộ phận đóng vai trò quan trọng thuộc hệ thống di chuyển của xe nâng hàng. Chúng tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến di chuyển cũng như quá trình hoạt động của xe nâng.
Vỏ xe nâng được cấu thành từ các bộ phận bao gồm: hông, lớp lót cao su, lớp bố đỉnh và lớp bố chính. Trong đó:
- Hông: Chính là phần cao su có khả năng co giãn và độ đàn hồi cực tốt, đảm bảo xe có thể hoạt động tốt với tải trọng lớn.
- Lớp lót cao su: Nằm ở phía bên trong, đảm bảo cho các dị vật không thể vào và gây hại cho vỏ xe nâng, ngăn không khí lọt ra ngoài cũng như ngăn cách xăm xe với vành thép phía ngoài.
- Lớp bố đỉnh và lớp bố chính: Là các lớp vải được sắp xếp, bố trí theo dạng hướng tâm giúp phân tán lực được đều hơn.

Với cấu tạo cơ bản như trên, vỏ xe nâng có những đặc điểm nổi bật, điển hình phải kể đến như:
- Tính linh hoạt, chịu tải tốt và có khả năng làm việc với cường độ cao.
- Có khả năng bám đường cực tốt.
- Có thể làm việc liên tục.
- Thích hợp với nhiều môi trường làm việc khác nhau, bao gồm cả nơi có địa hình gồ ghề, nhiều sỏi đá và vật cản sắc nhọn.
Nhìn chung, với vai trò, sức ảnh hưởng quan trọng đối với xe nâng hàng mà việc tìm hiểu thật kỹ về từng loại, cách sử dụng cũng như lựa chọn sao cho phù hợp với dòng xe nâng và khu vực làm việc rất quan trọng. Bên cạnh đó, việc phát hiện lỗi hư hỏng và thay thế vỏ xe nâng khi nào cũng là những vấn đề quan trọng.

2. CÁC LOẠI VỎ XE NÂNG PHỔ BIẾN HIỆN NAY
Với mỗi dòng xe và khu vực làm việc nhất định sẽ phù hơp với một loại lốp (vỏ) xe nâng. Hiện nay, trên thị trường có 2 loại lốp chính bao gồm lốp đặc và lốp hơi. Mỗi loại sẽ có những đặc điểm riêng cũng như phù hợp sử dụng cho dòng xe và môi trường, điều kiện làm việc khác nhau, cụ thể:
2.1 Vỏ đặc xe nâng
Đây là một trong những loại phổ biến, được nhiều người biết đến hiện nay. Vỏ đặc (Lốp đặc) xe nâng được làm 100% từ cao su và thường có màu đen bóng. Chúng được cấu thành bởi mặt lốp, lớp đệm trung tâm, lớp cao su cứng phía trong, tanh lốp. So với các dòng lốp thông thường thì loại đặc này có nhiều ưu điểm vượt trội nhưng cũng tồn tại một số hạn chế, điển hình phải kể đến như:
Ưu điểm:
- Lắp đặt, sửa chữa và bảo dưỡng đơn giản.
- Có độ cân bằng và khả năng ổn định cao.
- Độ bám đường cực tốt.
- Độ bền cao, “bất chấp” mặt đường gồ ghề hay nhiều vật cản sắc nhọn.
- Rãnh lốp sâu nên dễ dàng thoát nước, làm sạch bùn khi xe di chuyển ở khu vực có bề mặt nhiều bùn, nước.
- Có khả năng loại bỏ được những yếu tố sinh nhiệt và ma sát.
- Vỏ đặc xe nâng được tráng màn halobutyl nên giúp ngăn ngừa không khí thoát ra ngoài tốt hơn nhiều lần so với loại thông thường khác.
Nhược điểm:
- Vỏ đặc xe nâng thường có giá bán cao hơn loại thông thường.
- Tốc độ di chuyển thường chậm hơn.
Hiện nay, loại lốp này đang được trang bị cho nhiều dòng xe nâng sử dụng động cơ đốt trong với môi trường và không gian làm việc ở khu vực ngoài trời. Chúng đặc biệt là lựa chọn lý tưởng dành cho những chiếc xe nâng đang vận hành tại khu vực có địa hình gồ ghề, nhiều vật cản sắc nhọn và khí hậu khắc nghiệt.

2.2 Vỏ hơi xe nâng
Bên cạnh lốp đặc thì lốp hơi (bánh hơi) cũng được ứng dụng phổ biến trong nhiều dòng xe nâng hàng. Loại lốp khí nén này có xăm bên trong và dùng áp suất hơi để làm căng bề mặt lốp. Cấu tạo của chúng cũng bao gồm vỏ lốp lớp cao su và tanh lốp. Tương tự như lốp đặc, loại vỏ hơi xe nâng có những ưu điểm và tồn tại một số hạn chế nhất định, cụ thể:
Ưu điểm:
- Có thể hoạt động với hiệu suất cao nên thích hợp với xe nâng có công suất làm việc tốt, liên tục.
- Lốp hơi có tính linh hoạt cao hơn so vớo lốp đặc.
- Có thể hoạt động êm ái trên nhiều loại địa hình khác nhau.
- Giúp tốc độ di chuyển của xe nâng được nhanh hơn.
Nhược điểm:
- Tuổi thọ thường thấp hơn so với lốp đặc.
- Dễ bị đâm thủng bởi vật sắc nhọn.

Như vậy, có thể nói mỗi loại vỏ xe nâng đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Vì vậy, khi lựa chọn bất cứ loại nào thì người dùng cũng nên cân nhắc đến loại xe cũng như công suất hoạt động, địa điểm làm việc, thời gian làm việc, bề mặt địa hình, tải trọng hàng hoá,… Sau đó cân nhắc đến tính ứng dụng của từng loại để lựa chọn dòng xe có ưu thế tốt nhất, thích hợp với công việc và đảm bảo độ an toàn cao.
3. KHI NÀO NÊN THAY VỎ XE NÂNG?
Vỏ (lốp) xe nâng đóng vai trò quan trọng với quá trình vận hành cũng như di chuyển của xe nâng hàng. Bởi vậy, khi chúng xảy ra trục trặc, hư hỏng thì người dùng cần thay thế hoặc xử lý kịp thời, tránh ảnh hưởng đến tiến độ công việc cũng như gây nên nhiều tình huống nguy hiểm cho cả người và hàng hoá. Vậy khi nào cần thay vỏ xe nâng? Dưới đây chính là câu trả lời hữu ích.
3.1 Khi lốp xe nâng bị mòn
Người dùng có thể dễ dàng nhận biết những dấu hiệu cho thấy việc lốp xe bị mài mòn. Sau thời gian dài sử dụng xe thì hiện tượng hao mòn là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, mức độ hao mòn như thế nào sẽ quyết định đến việc có nên thay thế chúng hay không, cụ thể:
- Đối với vỏ xe nâng loại hơi (khí nén): Khi chiều cao của lốp xe nâng nhỏ hơn 2 inch(~ 50mm) so với ban đầu thì đó chính là thời điểm cần thiết để thay thế chúng.
- Đối với lốp đặc xe nâng: Khi có dấu hiệu sai lệch nhiều so với ban đầu, khả năng ma sát kém, độ bám không tốt,… độ mòn ở đỉnh lốp với đường rãnh trên vỏ xe chênh lệch,…
Như vậy, có thể nói khi nhận thấy vỏ xe nâng bị mài mòn nhiều, không đảm bảo an toàn cho quá trình xe di chuyển thì người dùng cần lưu ý kiểm tra và thay thế chúng. Đây cũng chính là một trong những cách nhận biết khi nào lốp xe nâng cần thay thế mà người điều khiển xe nâng cần thường xuyên kiểm tra và lưu ý.

3.2 Thiếu hoặc thừa áp suất bên trong vỏ xe
Không chỉ độ mài mòn của lốp mà khi nào nên thay chúng còn phụ thuộc vào áp suất bên trong vỏ xe. Đây cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết xe có gặp vấn đề hay không và đã cần thay thế vỏ xe nâng hay chưa. Theo đó, khi vỏ xe nâng quá căng và diện tích tiếp bề mặt tiếp xúc với sàn ít hơn đồng nghĩa với lực ma sát ít, lực phanh giảm và hao mòn nhiều hơn. Điều nfy khiến cho lốp xe bị mòn và quá trình di chuyển trở nên khó khăn, đặc biệt khi cua ở góc hẹp.
Với tình trạng xe nâng thiếu áp sâuts có thể khiến xe khó khăn để di chuyển và nhiên liệu sử dụng bị tăng gấp nhiều lần so với bình thường. Bởi vậy, dù thừa hay thiếu áp suất bên trong vỏ xe đều gây nên ảnh hưởng tiêu cực. Vì vậy, việc thay thế vỏ xe nâng (lốp) có thể đảm bảo áp suất bên trong vỏ xe được duy trì ở mức ổn định và cân bằng nhất.
3.3 Xuất hiện vết cắt, nứt trên vỏ xe nâng hàng
Có thể nói đây chính là một trong những dấu hiệu cảnh báo hàng đầu tình trạng lốp xe nâng hư hỏng, cần thay mới. Những vết cắ trên vỏ xe nâng có thể khiến áp suất bên trong bị giảm, xe bị mất cân bằng và gây nguy hiểm khi di chuyển. Thông thường, các vết nứt trên xe có thể xuất hiện do tiếp xúc với mảnh vỡ hoặc sử dụng sai cách. Lúc này, người dùng cần chú ý quan sát để sớm phát hiện và thay mới vỏ xe nâng kịp thời, tránh tình huống nguy hiểm có thể xảy ra.
Nhìn chung, cần thay thế vỏ xe nâng khi chúng xuống cấp, không đảm bảo chất lượng, gây nguy hiểm hoặc có thể ảnh hưởng đến công việc. Khi lốp xuất hiện bất cứ dấu hiệu nào như nứt nãy, vết cắt, xuống hơi, căng hơi hay bị mài mòn quá mức,… hãy thay thế lốp xe nâng mới, tương ứng với dòng xe cũng như điều kiện làm việc để đảm bảo xe nâng có thể hoạt động tốt nhất với độ an toàn cao.

4. VỎ XE NÂNG GIÁ BAO NHIÊU? NÊN MUA Ở ĐÂU?
Bên cạnh băn khoăn vỏ xe nâng là gì? Có những loại nào? Dấu hiệu hư hỏng và khi nào nên thay thế vỏ xe nâng? thì nhiều người còn băn khoăn về giá bán cũng như địa chỉ phân phối uy tín. Theo đó, giá bán vỏ xe nâng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, điển hình như: loại lốp, địa chỉ phân phối, thời điểm,… Dưới đây là bảng giá tham khảo một số loại phổ biến hiện nay:
Loại lốp | Giá tham khảo |
Lốp Đặc xe nâng 700-12 PHOENIX (7.00-12) | 3.200.000 đ |
Lốp Đặc xe nâng 300-15 PHOENIX (3.00-15) | 6.700.000 đ |
Lốp Đặc xe nâng 650-10 PHOENIX (6.50-10) | 2.600.000 đ |
Lốp Đặc xe nâng 28×9-15 PHOENIX (28*9-15) | 3.900.000 đ |
Lốp nâng 300-15 Sunhome | 1.470.000 đ |
Lốp nâng 500-8 | 2.550.000 đ |
Lốp xe nâng 600-9 Haulmax | 2.000.000 đ |
Lốp xe nâng 500-8 Haulmax | 1.500.000 đ |
Lốpxe nâng 650-10 Haulmax | 3.000.000 đ |
Phía trên chỉ là mức giá tham khảo, giá thực tế có thể chênh lệch ít hay nhiều phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trên thị trường hiện nay có nhiều đơn vị phân phối sản phẩm xe nâng và phụ tùng liên quan. Trong đó Công ty cổ phần xe nâng Thiên Sơn được nhiều người tin chọn. Đây là địa chỉ lớn, có uy tín lâu năm cũng như hệ thống chi nhánh, kho dịch vụ, phụ tùng trải dài từ Bắc vào Nam, đảm bảo cung cấp phụ tùng chính hãng với giá tốt nhất.

Tại Thiên Sơn, vỏ xe nâng không chỉ đa dạng các loại, có chất lượng cao mà còn giá tốt. Bên cạnh đó, công ty còn đảm bảo về dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo, bảo hành hậu mãi, giao hàng nhanh chóng cũng như cung cấp dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng xe nâng chuyên nghiệp. Vì vậy, đây là địa chỉ uy tín được nhiều người lựa chọn. Khách hàng có nhu cầu mua vỏ xe nâng vui lòng liên hệ hotline 0975 645 225 để được đội ngũ chuyên viên tư vấn và gửi báo giá tốt nhất.