Thủ tục nhập khẩu xe nâng thông thường được thực hiện theo 5 bước: tra mã HS, chuẩn bị hồ sơ, đăng ký đăng kiểm, thực hiện thủ tục tại hải quan và cuối cùng là thông quan. Để tìm hiểu rõ hơn về từng bước trong quy trình trên cũng như một số quy định, chính sách liên quan đến nhập khẩu xe nâng, các loại máy xúc, thiết bị,… tại Việt Nam thì quý khách có thể tham khảo thông tin chi tiết được cập nhật trong bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
- 1. TÌM HIỂU CHUNG VỀ THỦ TỤC NHẬP KHẨU XE NÂNG
- 2. QUY TRÌNH THỦ TỤC NHẬP KHẨU XE NÂNG TẠI VIỆT NAM
- 3. THUẾ NHẬP KHẨU XE NÂNG LÀ BAO NHIÊU?
- 4. MỘT SỐ CÂU HỎI LIÊN QUAN
- 4.1 Xe nâng có được phép nhập khẩu hay không?
- 4.1 Thủ tục nhập khẩu xe nâng cũ như thế nào?
- 4.2 Các thiết bị cùng loại có làm chung thủ tục nhập khẩu xe nâng được không?
- 4.3 Nhập khẩu xe nâng có cần đăng ký kiểm tra chất lượng hay không?
- 4.4 Các nghị định nào liên quan đến thủ tục nhập khẩu xe nâng?
- 4.5 Cần lưu ý gì khi thực hiện thủ tục nhập khẩu xe nâng?
- 4.6 Các chứng từ nào cần có khi nhập khẩu xe nâng?
1. TÌM HIỂU CHUNG VỀ THỦ TỤC NHẬP KHẨU XE NÂNG
Trước khi đi sâu vào quy trình chi tiết khi nhập khẩu các dòng xe nâng, máy móc, thiết bị,… thì dưới đây là một số thông tin tổng quát cũng như điểm qua chính sách nhập khẩu xe nâng ở nước ta hiện nay. Khách hàng nên tham khảo.
1.1 Nhu cầu nhập khẩu xe nâng tại Việt Nam
Xe nâng là một loại xe tải công nghiệp, với chức năng chính là nâng hạ, vận chuyển và xếp dỡ hàng hoá ở những độ cao và khu vực nhất định. Bởi vậy, chúng ngày càng được ứng dụng rộng rãi và trở thành “cánh tay” đắc lực cho nhiều cá nhân, doanh nghiệp. Sử dụng xe nâng không chỉ tiết kiệm thời gian, giảm sức người, nâng cao hiệu quả công việc mà còn tạo nên sự chuyên môn hoá trong hoạt động sản xuất, lưu trữ và phân phối sản phẩm, hàng hoá.
Với tính ứng dụng cao, nhu cầu sử dụng xe nâng tại nước ta đang ngày càng gia tăng. Điều này cũng kéo theo nhiều đơn vị có nhu cầu nhập khẩu và phân phối xe nâng. Ngoài ra, một số cá nhân, doanh nghiệp cần sử dụng lượng lớn xe nâng cũng có nhu cầu và tìm hiểu về thủ tục nhập khẩu xe nâng tại nước ta.

1.2 Chính sách nhập khẩu xe nâng ở nước ta
Bên cạnh quy định chung về thủ tục nhập khẩu hàng hoá thì khách hàng có nhu cầu cần chú ý đến sự phân loại sản phẩm. Đối với xe nâng hàng, thủ tục nhập khẩu xe nâng sẽ được phân chia theo các loại khác nhau, cụ thể:
- Nhẩu xe nâng chạy dầu
- Nhập khẩu xe nâng điện
- Nhập khẩu xe nâng mới
- Nhập khẩu xe nâng đã qua sử dụng
- Nhập khẩu xe nâng tay
Nhìn chung, mỗi dòng xe sẽ có những đặc điểm riêng nên các yêu cầu, quy định về chất lượng hay thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam cũng có sự khác biệt. Tất cả những điều này được quy định trong các chính sách, nghị định, thông tư, công văn,… cụ thể. Vì vậy, khi có nhu cầu tìm hiểu về thủ tục nhập khẩu xe nâng thì khách hàng cần lưu ý sản phẩm cụ thể mà cá nhân, doanh nghiệp muốn nhập khẩu là gì, từ đó có sự chuẩn bị được chính xác nhất.

2. QUY TRÌNH THỦ TỤC NHẬP KHẨU XE NÂNG TẠI VIỆT NAM
Ở mỗi quốc gia đều có những quy định riêng về chính sách nhập khẩu, xuất khẩu các mặt hàng cụ thể. Trong đó, quy trình nhập khẩu các thiết bị xe nâng tại Việt Nam cơ bản được triển khai qua các bước sau đây:
2.1 Tra mã HS
Đây là bước đầu tiên trong quy trình và cũng đóng vai trò quan trọng khi khách hàng có nhu cầu nhập khẩu mặt hàng xe nâng. Việc xác định chính xác mã HS giúp khách hàng có thể định hình được sản phẩm cũng như những công việc phải làm ở các bước tiếp theo. Mỗi sản phẩm sẽ có mã HS riêng cùng quy định về chất lượng cũng như mức thuế và chính sách nhập khẩu khác nhau.
Nếu muốn tìm hiểu về thủ tục nhập khẩu xe nâng thì doanh nghiệp cần nắm rõ mã HS. Dưới đây là cập nhật mã HS cho các loại xe nâng, cụ thể như sau:
Mô tả | Mã HS | Thuế NK ưu đãi (%) |
Thuế GTGT (10%) |
Xe tự hành chạy bằng mô tơ điện (Ví dụ như: xe nâng điện) | 84271000 | 0 | 10 |
Xe tự hành khác (Ví dụ như: xe nâng thang tự hành, xe nâng người,…) | 84272000 | 0 | 10 |
Các loại xe khác (Ví dụ như: xe nâng dầu, xe nâng tay) | 84279000 | 0 | 10 |

2.2 Chuẩn bị hồ sơ nhập khẩu xe nâng
Sau khi đã tra mã HS thì tuỳ thuộc vào sản phẩm mà doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu mà chuẩn bị những hồ sơ, giấy tờ theo đúng quy định của pháp luật. Dưới đây là một số giấy tờ cơ bản trong thủ tục nhập khẩu xe nâng nói chung mà doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ:
- Tờ khai hải quan
- Hóa đơn thương mại (commercial invoice)
- Vận đơn (Bill of lading)
- Danh sách đóng gói (Packing list)
- Hợp đồng thương mại (Sale contract)
- Chứng nhận xuất xứ (C/O ) nếu có
- Catalog (nếu có)
- Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng và bảo vệ môi trường.
Phía trên là bộ hồ sơ giấy mà doanh nghiệp cần chuẩn bị khi làm thủ tục nhập khẩu xe nâng cần chuẩn bị. Ngoài phương án trên thì doanh nghiệp cũng có thể thực hiện đăng ký hồ sơ qua cổng thông tin online, cụ thể: Đầu tiên, doanh nghiệp cần đăng ký tài khoản một cửa tại website: https://vnsw.gov.vn/. Sau đó, nộp hồ sơ như sau: Đăng nhập -> Chọn Cục Đăng kiểm -> Quản lý hồ sơ -> Thêm mới hồ sơ.

Ngoài những giấy tờ cần chuẩn bị như trên thì doanh nghiệp cũng nên lưu ý khi nhập khẩu đơn thuần thì cần thông qua kiểm tra chất lượng hàng trước khi nhập khẩu. Trường hợp muốn xe nâng vào sử dụng và lưu thông thì làm thêm đăng kiểm đối với xe nâng có động cơ. Như vậy, bộ phận phụ trách của doanh nghiệp cần nắm rõ các quy định, thủ tục cũng như giấy tờ hồ sơ đầy đủ để nộp cho bộ phận chuyên trách, đảm bảo thủ tục nhập khẩu xe nâng diễn ra thuận lợi, nhanh chóng.

2.3 Đăng ký đăng kiểm
Theo quy định hiện hành thì doanh nghiệp hoàn toàn có thể làm hộ hồ sơ đăng ký, đăng kiểm trước khi hàng về. Sau khi có giấy báo của hãng tàu vậ chuyển thì người đại diện cho doanh nghiệp sẽ tiến hành thủ tục đăng kiểm xe nâng. Nếu như trước đây thủ tục nộp hồ sơ bằng giấy mất nhiều thời gian và cồng kềnh thì hiện nay Cổng thông tin một cửa quốc gia chính là nơi để doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký, đăng kiểm nhanh chóng hơn. Đây cũng chính là cải tiến mới trong thủ tục nhập khẩu xe nâng.
Sau khi hồ sơ được nộp đầy đủ, đảm bảo hợp lệ thì đơn vị đăng kiểm sẽ cấp số và giấy đăng ký. Lúc này, người phụ trách bộ phận xuất nhập khẩu tại doanh nghiệp chỉ cần nhập số đăng ký vào đó và lưu ý nên đính kèm file giấy đăng ký vào tờ khai điện tử để quá trình đăng kiểm được hoàn tất.

2.4 Thực hiện thủ tục nhập khẩu xe nâng tại hải quan
Đây là bước tiếp theo của thủ tục nhập khẩu xe nâng vào Việt Nam. Các bước tiếp theo để thực hiện nhập khẩu thiết bị xe nâng tại hải quan như sau:
- Đầu tiên, sau khi truyền tờ khai, doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm đưa bộ hồ sơ xuống chi cục hải quan.
- Tại đây, đơn vị hải quan sẽ tiến hành những thủ tục liên quan còn lại.
- Với những lô hàng muốn giải phóng hàng có thể xin cấp phép (theo mẫu công văn số 09/BQHH/GSQL thuộc thông tư 38/2015/TT-BTC) để mang về kho để lưu trữ trong thời gian chờ đăng kiểm.
- Khi đề nghị hàng hoá đã được đưa về kho, đồng thời hồ sơ cũng đầy đủ, doanh nghiệp đã nộp đúng thuế phí theo quy định thì hải quan sẽ duyệt và cấp phép cho hàng hoá được đưa về kho.
- Tại kho, doanh nghiệp nên mời đăng kiểm đến tận nơi để tiến hành kiểm tra. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà cả chi phí cho doanh nghiệp lẫn đơn vị đăng kiểm.
- Kết thúc quá trình đăng kiểm và ký biên bản nghiệm thu.
2.5 Thông quan
Đây là bước cuối cùng trong thủ tục nhập khẩu xe nâng. Sau khi đăng kiểm, trong thời hạn khoảng 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra xe thực tế và nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp Chứng chỉ chất lượng. Đồng thời, doanh nghiệp thanh toán toàn bị chi phí và nhận kết quả kiểm tra.
Sau đó doanh nghiệp nộp chứng chỉ chất lượng cho chi cục Hải quan thông quan lô hàng và chờ đợi kết quả phản hồi từ hải quan. Cuối cùng, khi đã có chứng thư thì submit lên hệ thống một cửa thì nghĩa là thủ tục nhập khẩu xe nâng đã được hoàn tất.

3. THUẾ NHẬP KHẨU XE NÂNG LÀ BAO NHIÊU?
Như thông tin được cập nhật phía trên thì mức thuế, phí nhập khẩu xe nâng sẽ có sự khác nhau, tuỳ từng loại nhất định. Bên cạnh thủ tục nhập khẩu xe nâng thì thuế phí cũng là vấn đề mà doanh nghiệp rất quan tâm. Như vậy, để kiểm tra thuế nhập khẩu thì doanh nghiệp cần căn cứ cụ thể vào mã HS. Theo quy định hiện hành thì mức phí nhập khẩu xe nâng các loại là 0%. Thuế GTGT nhập khẩu của xe nâng là 10%. Như vậy, công thức tính thuế nhập khẩu theo mã HS cụ thể như sau:
Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x % thuế suất
- Thuế giá trị GTGT nhập khẩu được xác định theo công thức :
Thuế giá trị gia tăng = (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu ) x 10%.
Trị giá CIF được xác định bằng giá trị xuất xưởng của hàng cộng với tất cả các chi phí để đưa được hàng về đến cửa khẩu đầu tiên của nước nhập khẩu.
Theo đó, mỗi dòng xe nâng sẽ có mức thuế phí khác nhau. Bên cạnh mức thuế trên thì khi tiến hành các thủ tục đăng kiểm, thông quan thì doanh nghiệp cũng cần nộp một số loại lệ phí liên quan đến hồ sơ, quá trình thẩm định, đăng kiểm. Nhìn chung so với các mặt hàng khác thì thuế phí nhập khẩu xe nâng không quá cao.
Nếu có nhu cầu nhập khẩu xe nâng hay các thiết bị, máy móc công nghiệp,… thì bộ phận/người phụ trách xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp cần nắm rõ những quy định, chính sách cũng như các khoản thuế phí liên quan. Việc chuẩn bị hồ sơ đúng cũng như đóng thuế phí đầy đủ giúp thủ tục nhập khẩu xe nâng được tiến hành nhanh chóng hơn.
4. MỘT SỐ CÂU HỎI LIÊN QUAN
Nếu cũng có ý định nhập khẩu các loại xe nâng dầu, xe nâng điện, xe nâng tay, xe nâng cũ,… thì bên cạnh quy trình như trên, dưới đây là một số thông tin bổ sung, giải đáp các thắc mắc về thủ tục nhập khẩu xe nâng phổ biến mà nhiều người nên tham khảo.
4.1 Xe nâng có được phép nhập khẩu hay không?
Đây là một trong những câu hỏi đầu tiên, quan trọng mà nhiều người thắc mắc trước khi tìm hiểu thủ tục nhập khẩu xe nâng, cụ thể:
- Nghị định số 187/2013/NĐ-CP được ban hành ngày 20/11/2013 đã nêu rõ: Các loại xe chuyên dụng như xe nâng, xe cẩu, xe xúc không có tên trong danh mục hàng hóa nhập khẩu bị cấm. Như vậy, xe nâng hoàn toàn có thể nhập khẩu.
- Thông tư số 23/2015/TT-BKHCN của Chính Phủ được ban hành và có hiệu lực từ ngày 1/7/2016 cũng có quy định rõ ràng: Đối với những dòng nhập khẩu xe nâng người, xe cẩu đã qua sử dụng, có độ tuổi 10 năm từ ngày sản xuất sẽ không được phép nhập khẩu nữa. Vì vậy, các dòng xe cũ có tuổi thọ lâu đời, đã được sản xuất cách đây 10 năm thì không được phép nhập khẩu.
- Nghị định số 187/2013/NĐ-CP cũng đưa ra quy định về các dòng xe nâng, xe cẩu, xe xúc dù cũ hay mới nhưng nếu có sự sai lệch, chỉnh sửa hoặc dập lại số khung, số máy thì đều nằm trong danh mục cấm nhập khẩu.
Như vậy, nếu các dòng xe nâng mới hoặc cũ (không quá 10 năm), đảm bảo các tiêu chí về chất lượng cũng như trùng khớp số khung, số máy, không qua chỉnh sửa,… đều thuộc danh mục hàng hoá được phép nhập khẩu.

4.1 Thủ tục nhập khẩu xe nâng cũ như thế nào?
Với các dòng xe nâng thì cần đảm bảo chất lượng cũng như thời hạn không quá 10 năm (tính theo năm sản xuất). Như vậy, khi có nhu cầu nhập khẩu xe nâng cũ thì doanh nghiệp cần chú ý những điều kiện cần và đủ, cho phép nhập khẩu mặt hàng này. Về quy trình nhập khẩu xe nâng cũ thì cũng tương tự như các bước được đề cập phía trên. Khách hàng có thể theo dõi ngay phía trên để biết thêm thông tin chi tiết.
4.2 Các thiết bị cùng loại có làm chung thủ tục nhập khẩu xe nâng được không?
Dựa theo phụ lục 1 thuộc Thông tư 22/2019/TT-BGTVT đã quy định: Các loại xe máy chuyên dùng sau sẽ nằm trong nhóm có chung thủ tục nhập khẩu xe nâng:
- Nhóm máy thi công mặt đường như: xe lu, máy đóng cọc, máy ép nhổ cọc, máy bơm bê tông, máy nghiền đá,…
- Máy làm đất: máy ủi, máy xúc, máy san, máy đào, máy cạp,…
- Các loại máy làm nhiệm vụ xếp dỡ hàng hóa như: xe nâng
- Và một số loại xe, máy khác phục vụ hoạt động công nghiệp, lâm nghiệp.
Như vậy, với câu hỏi các thiết bị cùng loại có thực hiện chung thủ tục nhập khẩu xe nâng được không thì cần xét theo chúng có chung nhóm hay không. Trường hợp chung nhóm thì có thể thực hiện, ngược lại các trường hợp khác nhóm cần làm thủ tục riêng. Đây cũng chính là giải đáp cho câu hỏi phía trên là doanh nghiệp thực hiện thủ tục nhập khẩu xe nâng nên lưu ý.
4.3 Nhập khẩu xe nâng có cần đăng ký kiểm tra chất lượng hay không?
Thông tư 41 của Bộ Giao thông vận tải đã quy định, mặt hàng xe nâng có mã HS 84.27. Chúng là sản phẩm thuộc lĩnh vực giao thông đường bộ, nên phải chứng nhận đăng ký thủ tục đăng kiểm xe nâng nhập khẩu hoặc công bố hợp chuẩn, kiểm tra chất lượng trước khi thông quan.
Bên cạnh đó, theo quy định tại mục VII.71 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 41 thì các mặt hàng xe nâng hạ xếp tầng hàng bằng cơ cấu càng nâng; các loại xe công xưởng khác có lắp thiết bị nâng hạ hoặc xếp hàng (không tham gia giao thông đường bộ), mã HS 84.27, thuộc trường hợp phải chứng nhận đăng ký đăng kiểm hoặc công bố hợp chuẩn, hợp quy, kiểm tra chất lượng sau khi thông quan và trước khi đưa ra thị trường.
Như vậy, các mặt hàng trên khi muốn nhập khẩu cần thông qua đăng ký kiểm định chất lượng gắt gao từ bộ phận chuyên trách thuộc hải quan Việt Nam. Ngoài chất lượng thì doanh nghiệp cũng nên chú ý những giấy tờ, thủ tục nhập khẩu xe nâng đầy đủ, đảm bảo quá trình thông quan diễn ra thuận lợi, nhanh chóng.

4.4 Các nghị định nào liên quan đến thủ tục nhập khẩu xe nâng?
Để nhập khẩu xe nâng và các loai máy móc, thiết bị,… thì doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ những quy định, chính sách của nhà nước liên quan đến lĩnh vực trên, cụ thể một số thông tin, công văn, nghị định dưới đây:
- Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018
- Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013
- Thông tư 23/2015/TT-BKHCN ngày 13/11/2015
- Thông tư 89/2015/TT-BGTVT ngày 31/12/2015
- Thông tư 39/2016/TT-BGTVT ngày 6/12/2016
- Công văn số 5662/BGTVT-KHCN 30/05/2018
- Thông tư 41/2018/TT-BGTVT ngày 30/07/2018
- Công văn 10988/BGTVT-KHCN ngày 19/11/2019
- Công văn 7391/TCHQ-GSQL ngày 20/11/2020
- QCVN 22:2010/BGTVT
- QCVN 13:2011/BGTVT
- TCVN 4244:2005
4.5 Cần lưu ý gì khi thực hiện thủ tục nhập khẩu xe nâng?
Trong suốt quá trình nhập khẩu xe nâng thì doanh nghiệp cần lưu ý tìm hiểu kỹ các quy định, chính sách của nhà nước cũng như chuẩn bị giấy tờ đầy đủ, thực hiện đúng theo các bước quy định. Ngoài trường hợp đăng kiểm tại bãi thì với những doanh nghiệp cần đưa hàng về kho để bảo quản cũng nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Chuẩn bị giấy tờ xin phép mang hàng hoá về kho để bảo quản trong thời gian chờ đăng kiểm.
- Địa chỉ đề nghị đăng kiểm phải trùng khớp với địa điểm được xác nhận bên trong giấy đăng ký.
- Sơ đồ kho lưu trữ và bảo quản lô hàng.
- Đảm bảo chứng chỉ phòng cháy, chữa cháy của nhà khom bến bãi.
- Có đầy đủ chứng tờ, các loại giấy tờ chứng minh quyền sử dụng kho là hợp pháp.
Đây cũng là những vấn đề khá quan trọng khi thực hiện thủ tục nhập khẩu xe nâng mà doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý. Việc chuẩn bị kỹ hồ sơ, giấy tờ cũng như chú ý đến tính hợp pháp của chúng là điều vô cùng cần thiết.

4.6 Các chứng từ nào cần có khi nhập khẩu xe nâng?
Thông thường, doanh nghiệp sẽ phải chuẩn bị đầy đủ bộ chứng từ bao gồm: Chứng nhận chất lượng hàng hóa (C/Q), Giấy đăng kiểm, làm theo mẫu có sẵn, Catalogue của hàng hoá, Invoice và packing list của sản phẩm. Sau khi chuẩn bị các giấy tờ, hồ sơ liên quan thì doanh nghiệp tiến hành đăng kiểm theo quy trình bình thường.
Phía trên là những thông tin cập nhật về thủ tục nhập khẩu xe nâng. Nếu còn bất cứ băn khoăn nào cần giải đáp hoặc có nhu cầu hỗ trợ thủ tục trên, khách hàng có thể liên hệ trực tiếp cho Hangcha Việt Nam (Trực thuộc Công ty cổ phần xe nâng Thiên Sơn) theo số hotline 0975 645 225 để được đội ngũ chuyên viên hỗ trợ tốt nhất.