Việt Nam là một nước có truyền thống nông nghiệp lâu đời, nông sản đóng góp một phần quan trọng trong nền kinh tế nước ta, góp phần tăng trưởng kinh tế và cải thiện điều kiện sống của nông dân. Vậy nông sản là gì? Các quy định về cơ sở, kinh doanh nông sản là gì? Hãy cùng hangchavn tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung bài viết
1. NÔNG SẢN LÀ GÌ?
Nông sản (tên tiếng Anh: Agricultural product) là những sản phẩm hoặc bán thành phẩm thu hoạch từ ngành sản xuất hàng hóa thông qua gây trồng và phát triển cây trồng. Sản phẩm nông nghiệp gồm nhiều nhóm hàng như thực phẩm, tơ sợi, nguyên vật liệu, nhiên liệu, dược phẩm và các sản phẩm bất hợp pháp như ma túy, thuốc lá, cần sa, các sản phẩm độc đáo đặc thù.
Ngày nay, nông sản còn hàm nghĩa các sản phẩm từ hoạt động làm vườn hay thực tế nông sản còn được hiểu là những sản phẩm hàng hóa làm ra từ tư liệu sản xuất là đất. Trong thực tiễn, nông sản được chia là hai nhóm: nông sản nhiệt đới và nhóm còn lại.

Nông sản hàng hóa (tên tiếng Anh: cash crops) là khái niệm dùng để chỉ các loại nông sản người nông dân sản xuất ra với mục đích bán ra thị trường. Ngược với nông sản hàng hóa thì nông sản phục vụ cho mục đích tự sản xuất và tiêu thụ.
Hàng nông sản bao gồm phạm vi khá rộng các loại hàng hóa có nguồn gốc từ hoạt động nông nghiệp như:
- Các sản phẩm nông nghiệp cơ bản: Lúa gạo, lúa mì, bột mì, sữa, động vật tươi sống (trừ cá và các sản phẩm từ cá),…
- Các sản phầm phái sinh: bánh mì, dầu ăn, bơ, thịt,…
- Các sản phẩm được chế biến từ sản phẩm nông nghiệp: bánh kẹo, sản phẩm từ sữa, xúc xích, nước ngọt, rượu, bia, thuốc lá, bông xơ, da động vật và nhiều sản phẩm khác.
Nông sản đóng vai trò quan trọng trong cung ứng thực phẩm và đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của con người. Nông sản là nguồn cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp thực phẩm, chế biến thức ăn chăn nuôi, ngành công nghiệp lâm nghiệp, chế biến thủy sản và nhiều ngành công nghiệp khác.
Bên cạnh đó, nông sản có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của quốc gia, đóng góp phần lớn vào xuất khẩu, góp phần tăng tưởng kinh tế và cải thiện đời sống của nông dân. Quản lý và phát triển bền vững nguồn nông sản là một trong những ưu tiên quan trọng của nhiều quốc gia nhằm bảo đảm các nguồn an ninh lương thực và phát triển bền vững của nông nghiệp.
2. ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI NÔNG SẢN LÀ GÌ?
Bản chất của nông sản là gì? – Bản chất nó là thành quả của quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Do đó, nông sản có một số đặc điểm và được phân loại như sau:
2.1. Đặc điểm của nông sản là gì?
Nông sản có những điểm riêng biệt và đa dạng. Dưới đây là một số đặc điểm quan trọng của nông sản:
- Phụ thuộc vào thời tiết và môi trường: Một tính chất của nông sản đó là rất nhạy cảm với môi trường xung quanh và điều kiện thời tiết. Khí hậu không thuận lợi hoặc tác động của thời tiết khắc nghiệt có thể là nguyên nhân gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng của nông sản
- Thời gian sinh trưởng đều đặn: Mỗi loại nông sản có thời gian sinh trưởng riêng từ giai đoạn trồng, chăm sóc cho đến lúc thu hoạch và sơ chế. Thời gian sinh trưởng đều đặn của nông sản là yếu tố quan trọng giúp lập kế hoặc sản xuất và tiêu thụ.
- Quy trình chế biến phức tạp: Nông sản cần trải qua nhiều giai đoạn chế biến và sơ chế trước khi đến tay người dùng. Quy trình chế biến phức tạp giúp sản phẩm nông sản bảo đảm vệ sinh an toan thực phẩm và phù hợp với nhu cầu của thị trường.

2.2. Phân loại nông sản là gì?
Có nhiều tiêu chí để phân loại nông sản, dưới đây là một số cách phân loại chính của nông sản:
- Theo nguồn gốc: Nông sản được chia thành các nhóm bao gồm cây trồng, động vật nuôi và các sản phẩm chế biến từ chúng. Các cây trồng gồm lúa, ngô, cây ăn quả, cây công nghiệp. Động vật nuôi gồm các loại gia súc, gia cầm, lợn và gà.
- Theo mục đích sử dụng: Nông sản có thể được chia thành các nhóm như thực phẩm, nguyên liệu công nghiệp, dược phẩm, thức ăn chăn nuôi. Các loại sản phẩm được sử dụng trực tiếp trong chế biến thực phẩm. Nguyên liệu công nghiệp được sử dụng được dùng trong ngành công nghiệp sản xuất, chế biến. Dược phẩm dùng để phục vụ cho ngành y tế và thức ăn chăn nuôi được dùng để cung cấp đồ ăn để nuôi dưỡng động vật.
- Theo đặc điểm kỹ thuật: Nông sản có thể được phân loại theo kích thước, hình dạng, màu sắc, thành phần chất lượng. Ví dụ, lúa có thể được chia thành lúa nếp, lúa gạo, lúa mạch, thịt được chia thành thịt bò, thịt heo, thịt gia cầm.

3. QUY ĐỊNH CẦN TUÂN THỦ KHI SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH NÔNG SẢN LÀ GÌ?
Để có đủ điều kiện tham gia sản xuất, kinh doanh các mặt hàng nông sản thì doanh nghiệp cần tuân thủ những quy định dưới đây:
3.1. Điều kiện đầu tư kinh doanh cơ sở chế biến, sơ chế nông sản là gì?
Theo Nghị định số 123/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp như sau:
- Đăng ký kinh doanh và xin giấy phép: Các doanh nghiệp trước khi bước vào hoạt động cần phải đăng ký kinh doanh và xin giấy phép từ các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Việc đăng ký kinh doanh và xin giấy phép giúp đảm bảo doanh nghiệp hoạt động hợp pháp và đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Đáp ứng yêu cầu về cơ sở hạ tầng: Các cơ sở sơ chế, chế biến nông sản cần đáp ứng các yêu cầu về cơ sở hạ tầng như diện tích và môi trường làm việc, hệ thống thiết bị máy móc phục vụ quá trình sơ chế và chế biến nông sản. Điều này đảm bảo quá trình hoạt động được diễn ra trơn tru, hiệu quả và an toàn.
- Đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh: Các cơ sở chế biến cần thực hiện kiểm soát chất lượng của sản phẩm. Điều này đảm bảo nông sản đạt chất lượng cao, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng
- Kiểm soát chất lượng sản phẩm: Các doanh nghiệp cần thực hiện việc kiếm soát chất lượng sản phẩm theo quy định của cơ quan chức năng. Việc kiểm soát chất lượng giúp đảm bảo sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn về hàm lượng dinh dưỡng, thành phần và an toàn.
- Bảo vệ môi trường: Các cơ sở sơ chế, chế biến nông sản cần tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường. Điều này có nghĩa là phải giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, sử dụng tài nguyên cách hợp lí và xử lý chất thải an toàn.

3.1. Quy định về an toàn thực phẩm
An toàn thực phẩm là yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình sản xuất và kinh doanh các mặt hàng nông sản. Dưới đây là một số quy định chính về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh, sản xuất nông sản tại Quyết định 742/QĐ-CBTTNS-CB của Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản:
- Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác.
- Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, chế biến.
- Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các sản phẩm; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại.
- Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất.
- Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất.
- Nơi bảo quản và phương tiện bảo quản phải có diện tích đủ rộng để bảo quản từng loại thực phẩm riêng biệt, có thể thực hiện kỹ thuật xếp dỡ an toàn và chính xác, bảo đảm vệ sinh trong quá trình bảo quản.
- Nơi bảo quản và phương tiện bảo quản phải ngăn ngừa được ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, côn trùng, động vật, bụi bẩn, mùi lạ và các tác động xấu của môi trường; bảo đảm đủ ánh sáng; có thiết bị chuyên dụng điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện khí hậu khác, thiết bị thông gió và các điều kiện bảo quản đặc biệt khác theo yêu cầu của từng loại thực phẩm.

Bài viết trên đã giúp các bạn có thể trả lời được câu hỏi nông sản là gì? Các quy định về kinh doanh nông sản mà doanh nghiệp cần tuân thủ? Hy vọng những thông tin bài viết hangchavn đã đem đến sẽ hữu ích cho bạn. Ngoài việc kinh doanh, chế biến sản xuất các mặt hàng nông sản thì việc vận chuyển các sản phẩm nông sản cũng đóng góp vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phân phối sản phẩm.
Để đảm bảo quá trình phân phối các mặt hàng, sản phẩm nông sản được diễn ra nhanh chóng và hiệu quả thì việc sử dụng xe nâng hàng là một giải pháp tối ưu được nhiều doanh nghiệp sản xuất, phân phối và chế biến nông sản lựa chọn. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu hoặc mua xe nâng hàng thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline 0975 645 225 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé!