[UPDATE] Thông tin về ngành công nghệ chế biến thủy sản

Ngành công nghệ chế biến thủy sản hiện là ngành có vai trò quan trọng trong hệ thống kinh tế của Việt Nam. Trong những năm qua, ngành công nghệ thủy sản đang dần phát triển và khẳng định vị thế của mình trong tổng thu nhập quốc gia. Hãy cùng hangchavn tìm hiểu các thông tin về ngành công nghệ chế biến thủy sản và tiềm năng của nó trong thời gian tới nhé!

1. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ NGÀNH CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN THỦY SẢN

Ngành công nghệ chế biến thủy sản không ngừng phát triển đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường thực phẩm trên toàn thế giới. Chế biến thủy sản không chỉ giúp tăng giá trị thêm vào sản phẩm, mà còn giúp bảo quản thực phẩm trong thời gian dài.

1.1. Công nghệ chế biến thủy sản là gì?

Công nghệ chế biến thủy sản (tên tiếng Anh: Aquatic Product Processing) là tham gia vào quá trình thu hoạch, bảo quản và chế biến thủy sản. Qua các giai đoạn xử lý đảm bảo hải sản đến với người sử dụng vẫn giữ được dinh dưỡng, chất lượng, hương vị của thủy sản. Sau đó thủy sản được chế biến thành nhiều thành phẩm khác nhau đáp ứng nhu cầu của thị trường tiêu dùng.

Nhờ áp dụng khoa học công nghệ đã giúp ngành công nghệ chế biến thủy sản tối ưu hóa quy trình sản xuất, từ việc lựa chọn nguyên liệu đến quản lý các chuỗi cung ứng, giúp ngành công nghiệp chế biến thủy sản trở nên hiệu quả và hiện đại hơn.

Công nghệ chế biến thủy sản
Công nghệ chế biến thủy sản

1.2. Ngành công nghệ chế biến thủy sản là gì?

Ngành công nghệ chế biến thủy sản là ngành chuyên đào tạo sinh viên sau ra trường thành các cán bộ có kiến thức và kỹ năng về chế biến thủy sản; có thái độ lao động nghiêm túc và có đạo đức nghề nghiệp ; có khả năng quản lý nguồn lực và thích ứng được với đa dạng công việc ở các cơ quan khoa học, quản lý sản xuất doanh nghiệp hoặc tự lập nghiệp trong ngành sản xuất và dịch vụ trong ngành chế biến thủy sản.

Khi học ngành Công nghệ chế biến thủy sản, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức chuyên sâu và kĩ năng về thực hành và bảo quản trong ngành chế biến thủy sản. Có khả năng áp dụng kỹ thuật, công nghệ và sử dụng thiết bị tiên tiến để tổ chức điều hành và quản lý sản xuất, quản trị chất lượng và an toàn thực phẩm nhằm đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao.

Ngành công nghệ chế biến thủy sản
Ngành công nghệ chế biến thủy sản

2. ĐIỀU KIỆN ĐỂ NGÀNH CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN THỦY SẢN PHÁT TRIỂN

Với diện tích đường bờ biển dài 3260km từ Bắc vào Nam, Việt Nam là khu vực có nguồn thủy sản vô cùng phong phú. Kết hợp với lợi thế vùng đặc quyền kinh tế biển lớn, có thể nói rằng Việt Nam có điều kiện cực kỳ thuận lợi để phát triền ngành nuôi trồng thủy sản.

2.1. Điều kiện đánh bắt

  • Nước ta có vùng biển rộng lớn, ấm, kín, có nhiều vùng vịnh, cửa sông ra biển. Nguồn nước dự trữ ước tính khoảng 3,9 – 4 triệu tấn.
  • Sinh vật biển đa dạng từ tôm, cá, cua… thuận lợi cho việc khai thác và tiêu thụ. Bên cạnh đó, vùng biển nước ta cũng các loại hải sản nổi tiếng có giá trị kinh tế cao như hải sâm, bào ngư và sò điệp…
  • Ngư dân Việt Nam có nhiều kinh nghiệm trong nuôi trồng và đánh bắt thủy sản
  • Nước ta có nhiều ngư trường lớn (4 ngư trường trọng điểm bao gồm: Cà Mau – Kiên Giang, Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, Hải Phòng – Quảng Ninh, quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa) tạo điều kiện cho hàng ngàn cư dân sinh sống bằng nghề bám biển.
  • Nhà nước có nhiều chính sách để hỗ trợ cho ngư dân như cung cấp tàu thuyền, hỗ trợ vốn,…cho ngư dân an cư lập nghiệp.
Nước ta có vùng biển rộng lớn, ấm, kín, có nhiều vùng vịnh, cửa sông
Nước ta có vùng biển rộng lớn, ấm, kín, có nhiều vùng vịnh, cửa sông

2.2. Điều kiện nuôi trồng

  • Ven biển nước ta có nhiều bãi triều, đầm phá và rừng ngập mặn, thích hợp cho nuôi trồng thủy sản nước lợ
  • Vùng biển giáp với các đảo, vũng và vịnh có điều kiện phát triển nuôi trồng thủy sản nước mặn
  • Nước ta có nhiều sông ngòi, ao hồ và kênh rạch giúp ngành nuôi trồng thủy sản nước ngọt phát triển.
  • Việt Nam có hơn 2000 loài cá, trong đó có hơn 110 loài có giá trị xuất khẩu và hơn 100 loài tôm (trong đó có một số loài tôm quý)
Điều kiện nuôi trồng
Điều kiện nuôi trồng

Thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng, ngành thủy sản của Việt Nam cũng trở nên sôi động. Gần nửa số tỉnh ở nước ta giáp biển nên hoạt động nuôi trồng và khai thác ngày càng phát triển ngày càng được tăng cường, đặc biệt ở các vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng khai thác thủy sản tại Việt Nam hiện nay là: Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Thuận. Bên cạnh đó, ngành nuôi trồng thủy sản nước lợ cũng được đẩy mạnh tại các tỉnh như Cà Mau, An Giang và Bến Tre.

3. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN THỦY SẢN TRONG TƯƠNG LAI

Ngoài yếu tố tự nhiên sẵn có của vùng biển Việt Nam, Chính phủ Việt Nam cũng đẩy mạnh và nâng cao năng lực xuất khẩu của đất nước, đặc biệt là xuất khẩu sang các nước phát triển trên thế giới. Năm 2020 giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 7,1 tỷ đô la Mỹ. Năm 2021 tổng sản lượng thủy sản đạt 7,7 tỷ đô la Mỹ và giá trị xuất khẩu đạt 9 tỷ đô la Mỹ. Điều này giúp Việt Nam thuộc nhóm nước xuất khẩu có tên tuổi trên thị trường thế giới.

Trong 3 tháng gần đây năm 2023, sản lượng tôm xuất khẩu có doanh số cao hơn hẳn so với những tháng đầu năm. Đặc biệt, sản lượng tôm xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong tháng 7 đã tăng 14%. Bên cạnh đó, sản lượng cá ngừ xuất khẩu sang Hàn Quốc ghi nhận tăng trưởng ấn tượng (sản lượng xuất khẩu tăng gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2022), đem về doanh thu hơn 7 triệu USD.

Hoa Kỳ là một cường quốc kinh tế lớn có dân số đông, luôn là đối tác chiến lược hàng đầu của ngành thủy sản Việt Nam. Hoa Kỳ có tỉ lệ dân số đô thị cao mang đến cơ hội lớn cho thủy sản Việt Nam, mở rộng thị phần. Sản phẩm bao gồm các sản phẩm truyền thống, sản phẩm chế biến sẵn phù hợp với các gia đình đô thị, các tầng lớp có thu nhập trung bình.

Trong tương lai, khi nước ta tham gia vào các tổ chức kinh tế thương mại sẽ tạo điều kiện đưa các sản phẩm ngành thủy sản Việt Nam đến tay nhiều người tiêu dùng trên thế giới. Điều này góp phần nâng cao kinh tế đất nước, đem đến nhiều cơ hội việc làm cho lao động trong nước.

4. MỘT SỐ THÔNG TIN BỔ SUNG

4.1. Cơ hội việc làm trong ngành công nghệ chế biến thủy sản

Khi kết thúc khóa đào tạo trong ngành công nghệ chế biến thủy sản thì bạn sẽ có cơ hội làm việc ở các đơn vị như:

  • Công ty sản xuất, chế biến và kinh doanh các mặt hàng thủy sản như cá khô, cá đông lạnh, đóng hộp, nước mắm, dầu cá,…
  • Ban quản lý khu công nghiệp – khu chế xuất, cụm công nghiệp, cơ sở thủy sản trên toàn quốc
  • Làm việc tại các vị trí tổ chức phân tích, chứng nhận chất lượng an toàn vệ sinh thực phầm ngành thủy sản
  • Ngoài ra, bạn có thể tiếp tục học lên cao học với các vị trí như cán bộ ngành thủy sản tại các phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thủy Sản, Công ty Nuôi trồng thủy sản…v.v
Cơ hội việc làm trong ngành công nghệ chế biến thủy sản
Cơ hội việc làm trong ngành công nghệ chế biến thủy sản

4.2. Mức lương trong ngành công nghiệp chế biến thủy sản là bao nhiêu?

Sinh viên ra trường thường làm tại các vị trí cơ bản nên mức lương khởi điểm sẽ nằm trong khoảng 5.000.000 đến 8.000.000 VNĐ/ tháng. Khi đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm, chuyên môn vượt trội hơn thì cơ hội thăng tiến trong ngành này rất cao. Mức lương của chuyên viên, kỹ sư, quản lý hoặc giám sát bộ phận có thể lên tới 2000 – 3000 USD/ tháng.

Mức lương trong ngành công nghiệp chế biến thủy sản
Mức lương trong ngành công nghiệp chế biến thủy sản

4.3. Những tố chất phù hợp với ngành công nghệ chế biến thủy sản

Để có thể học tập và đạt được thành công trong ngành này, người học cần rèn luyện những tố chất sau:

  • Khả năng phối hợp tốt: nghề này làm việc theo dây chuyển, yêu cầu các thao tác nhanh, chính xác. Khả năng phối hợp tốt cùng sự linh hoạt sẽ giúp công việc đạt hiệu suất cao.
  • Thể chất tốt: Nghề này đòi hỏi phải bạn phải làm việc liên tục trong 8 giờ và hầu như rất ít thời gian nghỉ ngơi nên sức khỏe, thể chất là yếu tố quan trọng để đáp ứng yêu cầu công việc. Đặc biệt, đối với những bạn có thể chất yếu nên cân nhắc thêm.
  • Ý thức chú ý sự an toàn: Nghề này cũng có không ít sự cố trong công việc như xây xước, đứt tay,…
  • Làm việc nhóm: Các thao tác đều có dây chuyền nên kĩ năng làm việc, phối hợp tốt với đội nhóm rất quan trọng. Nếu một người làm hỏng sản phẩm thì cả dây chuyền cũng sẽ bị ảnh hưởng
Làm việc nhóm là một trong các kĩ năng quan trọng
Kĩ năng làm việc nhóm là một trong các tố chất phù hợp với ngành

Phía trên là những thông tin về ngành công nghệ chế biến thủy sản do hangchavn cung cấp đến cho bạn. Ngành này hiện đang có tiềm năng phát triển trong tương lai kéo theo sự phát triển của các ngành khác. Ngoài việc chế biến thì vận chuyển các sản phẩm thủy sản cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân phối sản phẩm.

Để đảm bảo quá trình phân phối sản phẩm được diễn ra nhanh chóng và hiệu quả thì việc sử dụng xe nâng hàng hóa là giải pháp tối ưu được nhiều doanh nghiệp sản xuất, phân phối và chế biến thủy sản lựa chọn. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu hoặc mua xe nâng thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline 0975 645 225 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời nhé!