Bên cạnh những phát triển công nghệ trong ngành công nghiệp ô tô, má phanh ô tô cũng đã có những cải tiến đáng kể. Việc sử dụng phổ biến trên ô tô ngày nay là biểu hiện rõ ràng nhất. Má phanh là bộ phận quan trọng trong hệ thống phanh xe giúp xe bạn dừng đúng lúc. Má phanh ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất của phanh. Hãy cùng hangchavn tìm hiểu xem má phanh là gì và có, dấu hiệu khi nó bị hỏng và khi nào cần thay nhé !
Nội dung bài viết
1. Tổng quan về má phanh
Má phanh là bộ phận quan trọng trong việc điều chỉnh vận tốc di chuyển của xe, ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn của người di chuyển. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ khái niệm má phanh là gì? Nó có cấu tạo nguyên lý ra sao và cách phân biệt nó. Dưới đây là các thông tin mà hangchavn cung cấp cho bạn:
1.1. Khái niệm về má phanh
Má phanh (hay còn gọi là bố thắng), là bộ linh kiện gồm 2 cặp chi tiết của hệ thống phanh, giúp bạn có thể giảm tốc độ quán tính xe của mình khi đang chạy. Đây là một trong những bộ phận hao mòn nhanh nhất trên xe, chúng làm việc dựa vào lực ma sát, chịu mài mòn và nhiệt độ cao.

1.2. Cấu tạo má phanh
Mỗi bộ bố thắng đều có cấu trúc gồm 2 phần, một phần là xương kim loại cứng vững và phần còn lại là mặt phíp làm việc. Mặt phíp làm việc là bề mặt chịu lực ma sát phanh, chịu mài mòn trong suốt quá trình bạn phanh xe. Bề mặt má phanh đĩa sẽ được xẻ rãnh nhằm thoát bụi, giảm nhiệt trong quá trình vận hành.

2. Cách hoạt động của má phanh
Quá trình hoạt động của bố thắng bắt đầu khi bạn nhấn bàn đạp phanh và kết quả dừng lại tùy theo mức độ bạn nhấn bàn đạp phanh.
Bước 1: Tìm hiểu đường dầu phanh.
Đường dầu phanh là đường ống dẫn dầu phanh, truyền lực từ xilanh tổng phanh tới các xilanh bánh xe.
Dầu phanh thực chất là dầu thủy lực, nó nhận lực tác dụng từ bàn đạp phanh thông qua xilanh tổng phanh, đẩy pít-tông ở cuối đường ống dầu phanh xuống (xilanh bánh xe), từ đó đẩy bố thắng về phía rôto, làm xe chậm lại hoặc dừng hẳn tùy thuộc vào lực tác dụng.
Áp suất truyền qua dầu phanh thủy lực lớn hơn nhiều so với lực mà người lái xe có thể tác dụng riêng lẻ. Áp suất thủy lực được tác dụng lên mỗi bánh xe khi nhấn bàn đạp phanh xuống.
Bước 2: Tìm hiểu về bộ càng phanh.
Càng phanh có tác dụng giữ các miếng má phanh ở đúng vị trí và ép chúng vào đĩa phanh, tạo ma sát để dừng xe.
Khi lắp càng phanh trên xe, bạn có thể chọn giữa càng nổi (di động) và càng cố định. Càng nổi di chuyển vào và ra so với rôto và đi kèm với một hoặc hai pít-tông ở bên trong kẹp phanh. Các piston của một càng phanh nổi sẽ đẩy toàn bộ kẹp phanh khi phanh, tạo ra ma sát từ cả hai kẹp phanh
Càng cố định có piston ở cả bên trong và bên ngoài càng phanh. Càng cố định cho hiệu suất tốt hơn loại thả nổi và được ưa chuộng hơn.
Bước 3: Tìm hiểu má phanh
Má phanh được cấu tạo bởi một tấm đệm bằng thép với một mặt được phủ vật liệu ma sát.
Mục đích của bố thắng là bám chặt đĩa phanh khi nhấn bàn đạp phanh, làm chậm hoặc dừng phương tiện mà chúng được lắp trên đó. Khi chọn má phanh, bạn có thể chọn giữa một vài vật liệu khác nhau. Bảng dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về chúng.
Vật liệu | Mô tả |
Phi kim loại |
|
Bán kim loại |
|
Kim loại hoàn toàn |
|
Gốm |
|
Bước 4: Tìm hiểu về đĩa phanh.
Đĩa phanh hay còn gọi là Rotor phanh chính là bộ phận cho bố thắng bám và làm chậm bánh xe khi chạy chậm hoặc dừng xe.
Rotor là một bộ phận rất bền, tồn tại qua nhiều lần thay bố thắng. Thường được sản xuất bằng gang, một số vật liệu khác bao gồm composite, chẳng hạn như carbon hoặc gốm gia cường.
3. Các loại má phanh hiện nay
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại má phanh. Dựa vào loại xe ta có thể phân loại má phân xe theo hai loại là má phanh ô tô và má phanh xe máy:
3.1. Các loại má phanh ô tô
- Má phanh gốm
Má phanh bằng gốm đã xuất hiện từ giữa những năm 1980. Vật liệu tạo nên bố thắng gốm tương tự như gốm tạo nên đĩa, chén nhưng dày hơn và bền hơn. Ngoài ra, để tăng ma sát và khả năng dẫn nhiệt, bố thắng gốm còn gắn thêm các sợi đồng.
Má phanh loại này được đánh giá cao về độ êm ái và hầu như không gây tiếng ồn khi sử dụng. So về khả năng giảm bụi, ít mài mòn, hoạt động ổn định, dải nhiệt độ rộng và điều kiện lái xe đa dạng thì bố thắng gốm hơn hẳn bố thắng hữu cơ.
Có nhiều ưu điểm tuy nhiên giá thành sản xuất bố thắng này đắt nhất trong các loại bố thắng. Ngoài ra, gốm sứ không thu nhiệt và đồng đều như các vật liệu khác. Điều này làm cho nhiệt từ quá trình phanh thoát ra khỏi các má phanh và vào phần còn lại của hệ thống, gây mòn các bộ phận liên quan. Loại bố thắng này cũng không được coi là lựa chọn tốt nhất khi lái xe trong điều kiện thời tiết quá lạnh hoặc trên đường đua.

- Má phanh hữu cơ
Khi lần đầu tiên được phát minh, má phanh được làm bằng amiăng. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, các chuyên gia nhận thấy đây là hợp chất có khả năng gây ung thư nếu tiếp xúc trong thời gian dài.
Để khắc phục sự cố nguy hiểm này, má phanh hữu cơ ra đời. Các má phanh này sử dụng các vật liệu an toàn hơn như sợi, hợp chất cacbon, cao su, thủy tinh hoặc hỗn hợp sợi thủy tinh … được liên kết với nhau bằng nhựa resin.
Loại má phanh này sẽ chỉ tạo ra ma sát vừa phải và không sinh ra nhiệt lượng quá lớn. Do đó, xe sẽ luôn vận hành êm ái mà không gây ra tiếng ồn quá lớn khi phanh gấp.
Tuy nhiên, má phanh hữu cơ có xu hướng mòn nhanh hơn và do đó cần phải thay thế thường xuyên. Ngoài ra, loại má phanh này chỉ hoạt động tốt nhất trong khoảng nhiệt độ môi trường thấp. Khi thời tiết quá khắc nghiệt hoặc lực phanh quá lớn sinh nhiệt cao, hiệu suất của má phanh có thể giảm đáng kể.

So với các loại má phanh khác thì độ nén của má phanh hữu cơ cao hơn, khiến người lái phải tác dụng lực nhiều hơn khi phanh.
- Má phanh kim loại
Ngoài má phanh hữu cơ và gốm, bố thắng kim loại cũng được sử dụng rộng rãi. Trong thành phần của bố thắng kim loại, 30% đến 70% kim loại (sắt, đồng, thép hoặc hợp kim composite khác) được kết hợp với chất bôi trơn graphit và các chất phụ gia khác.
Loại phanh này có hiệu suất phanh tốt hơn trong phạm vi nhiệt độ và điều kiện lái xe rộng hơn do thành phần chủ yếu là kim loại. Ngoài ra, bố thắng bằng kim loại có khả năng dẫn nhiệt tốt, giúp làm mát hệ thống phanh nhanh hơn. Má phanh kim loại không nén nhiều như phanh hữu cơ, vì vậy người lái không cần phải dùng nhiều lực khi cố gắng dừng lại.
Tuy nhiên, bố thắng bằng kim loại thường tạo ra nhiều tiếng ồn hơn so với bố thắng bằng gốm hoặc hữu cơ. Bố thắng kim loại này tạo ra nhiều ma sát hơn, gây ra nhiều áp lực hơn và làm mòn đĩa phanh, đồng thời tạo ra nhiều bụi hơn. Về giá cả, bố thắng kim loại có giá cao hơn bố thắng hữu cơ, nhưng lại thấp hơn bố thắng gốm.

Dựa trên đặc điểm và ưu nhược điểm, bố thắng hữu cơ thường được sử dụng trên dòng xe ô tô phổ thông nhằm đáp ứng nhu cầu lái xe hàng ngày. Trong khi đó, 2 loại bố thắng ô tô còn lại rất lý tưởng để trang bị trên các loại xe phân khối lớn và hạng nặng.
3.2. Má phanh xe máy
Má phanh xe máy chia ra làm 2 loại chính: má phanh đĩa và má phanh tang trống. Cấu tạo gồm hỗn hợp amiang trộn với bột đồng hoặc bột nhôm.
MÁ PHANH ĐĨA
Phanh đĩa (hay phanh dầu) ngày càng được sử dụng phổ biến, không chỉ mang đến tiện ích an toàn, mà còn giúp tăng tính thẩm mỹ cho phương tiện.

Cấu tạo bao gồm:
- Đĩa phanh
- Piston chính và piston con
- Má phanh
- Ống dẫn dầu
- Tay phanh
- Khay chứa dầu có vạch báo lượng dầu.
Nguyên tắc hoạt động:
- Khi người lái đạp vào bàn đạp phanh, áp suất dầu trong đường ống dầu và xi lanh của bánh xe tăng lên, đẩy piston và bố thắng ép vào đĩa phanh. Lực ma sát giữa bố thắng, đĩa phanh và moay-ơ làm bánh xe giảm dần tốc độ và dừng lại theo yêu cầu của người lái.
Ưu điểm:
- Phanh chính xác, tiến trình ngắn.
- Kết cấu gọn nhẹ, thiết kế thẩm mỹ.
- Có khả năng tỏa nhiệt tốt.
- Khả năng thoát nước tốt.
Hạn chế:
- Giá thành cao hơn phanh đĩa.
MÁ PHANH TANG TRỐNG
Má phanh tang trống thường gặp ở một vài dòng xe

Cấu tạo bao gồm:
- Trống phanh
- Guốc phanh
- Má phanh
- Các bộ phận truyền lực khác.
Nguyên tắc hoạt động:
- Phanh tang trống được lắp trực tiếp lên trục của xe máy với hai bố thắng hình vòng cung (chúng được ghép lại với nhau). Khi bạn bóp phanh, dây cáp tác động lên thanh điều chỉnh phanh, truyền lực đến ống phanh và pít-tông để ép chặt bố thắng và trống phanh nhằm tạo ra lực ma sát. Bánh xe ngay lập tức sẽ giảm tốc độ quay và dừng hẳn.
Ưu điểm:
- Giá thành rẻ, dễ bảo dưỡng và sửa chữa.
- Cấu tạo kín giúp phanh tang trống ít bị tác động bởi môi trường bên ngoài, tránh được các ảnh hưởng từ bùn đất, cát, đá…
Hạn chế:
- Lực phanh không quá lớn, chỉ phù hợp với các loại xe máy có dung tích xy lanh dưới 150cc hoặc xe máy có dung tích xy lanh cao hơn nhưng chạy ở tốc độ thấp.
Hiện nay, phanh đĩa được ứng dụng ở hầu hết các dòng xe máy đời mới. Tuy nhiên nếu phanh gấp ở tốc độ cao thì dễ dẫn đến nguy cơ trượt xe. Hoặc nhiều chị em phụ nữ có thói quen chỉ bóp phanh trước ngay cả khi đi với tốc độ thấp cũng có thể gây ra nguy hiểm.
Chính vì vậy để đảm bảo an toàn tối đa cho khách hàng, nhà sản xuất đã trang bị các hệ thống hỗ trợ phanh với công nghệ hoàn toàn hiện đại.
4. Một số câu hỏi thường gặp
4.1. Dấu hiệu cần thay má phanh cho xe?
- Đối với má phanh xe máy
Má phanh có tuổi thọ phụ thuộc nhiều vào thời tiết, điều kiện đường xá vận hành và cách lái xe của người sử dụng. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất là tiếng kêu ken két mỗi khi phanh, đây là âm thanh do trên bố thắngcó trang bị một phần kim loại nhỏ để cảnh báo. Nếu bạn nghe thấy âm thanh bất thường mỗi khi phanh, thì đấy là lúc hệ thống phanh thắng bị gặp trục trặc, cần phải đi kiểm tra bố thắng ngay.

Khi đi dưới trời mưa lâu ngày khiến cho bố thắng xe máy bị bám bẩn và lúc thắng cũng nghe thấy những âm thanh tương tự.
- Đối với má phanh ô tô
Theo các hãng xe, khách hàng nên đi kiểm tra và thay bố thắng thường xuyên sau mỗi 50.000 – 80.000 km hoặc sau 2 năm sử dụng. Tuy nhiên, trong những tình huống mà hệ thống phanh của ô tô phải làm việc cường độ cao, chẳng hạn như khi xe thường xuyên chạy trên đường đông đúc, má phanh sẽ nhanh mòn hơn khi sử dụng phanh liên tục. Do đó, thời gian thay thế sẽ nhanh hơn. Những hỏng hóc của hệ thống phanh nếu không được khắc phục sớm cũng có thể khiến má phanh bị mòn nhanh chóng.
Do đó, rất khó để biết bố thắng ô tô được thay thế thường xuyên như thế nào. Vì khi nào cần thay má phanh sẽ phụ thuộc vào điều kiện sử dụng, thói quen lái xe, cách bảo dưỡng phanh và tình trạng thực tế của má phanh. Để thay má phanh chính xác, tốt nhất bạn nên kiểm tra để xác định tình trạng của má phanh.
4.2. Chi phí thay má phanh là bao nhiêu?
Đối với xe máy
Tùy thuộc vào loại xe sử dụng mà chi phí thay má phanh sẽ khác nhau. Sau đây là bảng giá tham khảo khi thay bố thắng xe máy để bạn dễ hình dung nhé:
- Bố thắng đĩa của Air Blade 125, Lead 125, SH Mode 125, Vision 110, PCX 125. Chi phí khoảng 153.000 đồng.
- Bố thắng của Future 110, Super Dream 100. Chi phí khoảng 60.000 đồng.
- Bố thắng của Wave RSX 110, Super Dream 110, Future 125, Wave Alpha 100, Blade 110. Chi phí khoảng 66.000 đồng.
- Bố thắng của Click, Air Blade 110, Lead 110. Chi phí khoảng 141.000 đồng.
- Bố thắng dành cho Lead 125, Air Blade 125, Vision 110. Chi phí khoảng 120.000 đồng.
Đối với ô tô
Giá má phanh ô tô trung bình dao động từ 300.000 – 900.000 đồng/cái. Với những xe ô tô hạng sang, giá thay má phanh ô tô thường cao hơn, trên 1 triệu đồng/cái thậm chí 3 triệu đồng/cái.
Trên đây là những thông tin mà hangchavn tổng hợp về má phanh. Nếu bạn còn phân vân về thông tin được cung cấp ở trên hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0975 645 225 hoặc truy cập ngay vào website hangchavn để biết thêm thông tin về xe nâng hàng hóa hoặc phụ tùng, kiến thức về xe.