Ly hợp thủy lực là gì? Cấu tạo ly hợp thủy lực

Ly hợp thủy lực là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chuyển động của các loại phương tiện. Chúng có cấu tạo tương đối phức tạp và nguyên lý hoạt động đặc biệt để có thể đáp ứng được nhu cầu vạn hành đa dạng công suất. Dưới đây là tất cả thông tin về ly hợp thủy lực.

1. Ly hợp thủy lực là gì?

Ly hợp thủy lực là một loại ly hợp được trang bị trên các loại phương tiện trang bị hộp số tự động. Ly hợp thủy lực truyền động momen xoắn tới động cơ thông qua cơ chế truyền động chất lỏng và dầu thủy lực, kết hợp cùng biến mô thủy lực. Để tối ưu hóa hiệu quả truyền lực, ly hợp thủy lực thường được sử dụng chung với cụm chi tiết như bộ khuếch đại momen xoắn truyền đến đầu vào hộp số.

ly hợp thủy lực là gì
Ly hợp thủy lực là bộ phận quan trọng trong hệ thống truyền động

Xem thêm: Các loại cơ cấu nâng hạ: Vít me, cần trục, thủy lực, khí nén

2. Cấu tạo ly hợp thủy lực

Ly hợp thủy lực được cấu tạo từ nhiều bộ phận khác nhau. Mỗi bộ phận đảm nhiệm nhiệm vụ chức năng riêng. Cụ thể như sau:

  • Xi lanh chính: Đây là một loại xi lanh thủy lực sơ cấp. Chất lỏng thủy lực được nén ở áp suất cao với sự hỗ trợ của piston trong xi lanh có nhiệm vụ dẫn truyền chất lỏng.
  • Xi lanh phụ: Xi lanh phụ bao gồm 1 piston đẩy được kết nối với phuộc nhả ly hợp. Chất lỏng thủy lực ở xi lanh chính đi vào xi lanh phụ và ép thanh piston đẩy, từ đó tác động lên phuộc nhả.
  • Bàn đạp ly hợp: Đây là bộ phận chính liên quan đến ly hợp trên xe, giữ vai trò tạo áp suất thủy lực trong xi lanh. Quá trình ngắt li hợp sẽ bắt đầu khi người lái xe nhấn bàn đạp li hợp.
  • Ống áp lực: Có nhiệm vũ dẫn truyền chất lỏng thủy lực từ xi lanh chính đến xi lanh phụ để vận hành ly hợp.
  • Phuộc nhả: Phuộc nhả được kết nối với xi lanh phụ và trục ly hợp. Khi người dùng thao tác nhấn bàn đạp ly hợp, phuộc nhả tạo áp lực lên ổ trục ly hợp.
  • Vòng bi: Vòng bi ly hợp được lắp trên trục ly hợp. Chúng bị ép vào giữa lò xo màng khi nhấn bàn đạp ly hợp.
  • Lò xo màng: Khi nhấn bàn đạp li hợp, lò xo màng sẽ kéo đĩa áp suất ra khỏi đĩa ly hợp, từ đó ngắt momen lực từ động cơ tới hộp số.
  • Đĩa áp suất: Nhiệm vụ của đĩa áp suất là đẩy đĩa ma sát và bánh đà.
  • Ống xoắn: Ống xoắn là các ống bọc có rãnh nằm giưa lớp lót ma sát của đĩa ly hợp và đĩa áp suất. Khi đĩa áp suất giải phóng áp lực, các ống xoắn kéo ra và ngắt động cơ khỏi hộp số.
  • Đĩa ly hợp: Tạo ma sát giữa bánh đà và đĩa áp.
  • Bánh đà: Bánh đà được kết nối với trục khuỷu động cơ và đĩa ly hợp, có nhiệm vụ truyền dòng công suất từ động cơ đến hộp số thông qua đĩa ly hợp. Khi nhấn bàn đạp ly hợp, liên kết giữa bánh đà và đĩa ly hợp bị gián đoạn.
cấu tạo ly hợp thủy lực
Cấu tạo ly hợp thủy lực

Xem thêm: Ben thủy lực là gì? Phân loại, cấu tạo và nguyên lý làm việc

3. Ưu, nhược điểm của ly hợp thủy lực

a. Ưu điểm của ly hợp thủy lực

Ly hợp thủy lực trang bị trên các loại phương tiện sở hữu những ưu điểm nổi bật như:

  • Khả năng làm việc bền bỉ nhờ đặc điểm truyền momen bằng nguồn năng lượng dầu thủy lực.
  • Kéo dài tuổi thọ của chi tiết máy nhờ khả năng giảm tải trọng tác dụng lên hệ thống truyền lực.
  • Ít đòi hỏi bảo trì, bảo dưỡng nhờ khả năng tự bôi trơn, hạn chế tối đa tình trạng oxi hóa và ăn mòn chi tiết máy.
  • Chiều cao bàn đạp có thể điều chỉnh một cách tự động khi sử dụng ly hợp thủy lực.
  • So với các hệ thống ly hợp khác, ly hợp thủy lực có thể mang lại cảm giác dễ dàng hơn trong quá trình đẩy ly hợp.
  • Đối với ly hợp cơ học, dây cáp có thể bị cong hoặc kẹt do sự ăn mòn theo thời gian và ảnh hưởng đến sự vận hành của ly hợp. Nhưng đối với ly hợp thủy lực, điều này không xảy ra bởi chất lỏng ly hợp ngăn ngừa loại hư hỏng trên.

b. Nhược điểm của ly hợp thủy lực

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội nêu trên, ly hợp thủy lực cũng tồn tại một số nhược điểm nhất định như:

  • Cấu tạo ly hợp thủy lực khá phức tạp, thời gian chế tạo lâu và giá thành cao nên thường chỉ được sử dụng cho ô tô hoặc các phương tiện tải trọng lớn. Hệ thống ống dẫn có thể bị nứt hoặc vỡ sau một thời gian dài sử dụng. Chính vì vậy, việc kiểm tra định kỳ là rất cần thiết để đảm bảo duy trì chất lượng.
  • Để duy trì hoạt động bình thường, chất lỏng thủy lực được sử dụng cần đảm bảo chất lượng, đạt tiêu chuẩn, nếu không các con dấu có thể sẽ bị hỏng.
  • Cần kiểm tra mức dầu thủy lực thường xuyên. Loại thiết bị này có thể xảy ra sự cố rò rỉ của chất lỏng từ xi lanh và phát sinh chi phí bảo dưỡng.
Ly hợp thủy lực sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội

Xem thêm: Hệ thống lái trợ lực thủy lực là gì? Cấu tạo, ưu nhược điểm

4. Vai trò, chức năng của ly hợp thủy lực

Một cách khái quát, ly hợp thủy lực có công dụng:

  • Kết nối giữa động cơ với hệ thống truyền lực trong quá trình các loại phương tiện, xe ô tô, xe tải, xe nâng,.. di chuyển.
  • Ngắt momen truyền từ động cơ tới hệ thống truyền lực trong trường hợp xe khởi động hoặc chuyển số.
  • Linh hoạt giúp đổi chiều chuyển động của ô tô theo thao tác vận hành của người sử dụng.
  • Đảm bảo an toàn cho các bộ phận của hệ thống truyền lực trong trưởng hợp quá tải hay phanh đôt ngột mà không nhả ly hợp.

Để đảm bảo thực hiện được đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của mình, ly hợp thủy lực cần đáp ứng được các tiêu chuẩn sau đây:

  • Đảm bảo khả năng truyền lực tối ưu trong suốt quá trình xe vận hành. Các chi tiết cần truyền tối đa momen lực từ động cơ đến hệ thống di chuyển mà không bị hao hụt, thất thoát năng lượng trong mọi điều kiện.
  • Đảm bảo khả năng đóng êm ái trong suốt quá trình xe khởi hành, di chuyển và khi xe chuyển số.
  • Đảm bảo khả năng đóng, mở dứt khoát và nhanh chóng, khả năng tách rời giữa động cơ và hệ thống truyền lực trong khoảng thời gian ngắn.
  • Đảm bảo khả năng điều khiển dễ dàng trong điều kiện lực tác động của người vận hành lên bàn đạp ly hợp nhỏ.
  • Đảm bảo khả năng thoát nhiệt tốt trên các bề mặt ma sát của ly hợp thủy lực.

Xem thêm: Cấu tạo bơm thủy lực xe nâng tay và cách phục hồi bơm lỗi

5. Một số câu hỏi thường gặp về ly hợp thủy lực

a. Ly hợp thủy lực hoạt động như thế nào?

Nguyên lý vận hành của lý hợp thủy lực được chia thành 2 phần: vận hành ly hợp và ngắt ly hợp. Cụ thể như sau:

  • Quá trình vận hành ly hợp: Đĩa ly hợp bắt đầu quay khi người lái nhấn vào bàn đạp ly hợp. Sự tiếp xúc giữa bánh đà và các bề mặt ma sát của đĩa ly hợp khiến đĩa áp suất tạo áp lực tới lò xo, đồng thời lò xo tiếp xúc với các ống xoắn. Nhờ đó, việc gắn đĩa áp suất, ống xoắn, bề mặt ma sát, đĩa ly hợp và bánh đà được hoàn thành và ly hợp thủy lực hoạt động.
  • Quá trình ngắt ly hợp thủy lực: Khi người lái nhả bàn đạp ly hợp, ống xoắn quay về phía sau để giải phóng sự tiếp xúc giữa đĩa áp suất và đĩa ly hợp; bánh đà và đĩa ly hợp. Lúc này, chuyển động quay của đĩa ly hợp trở nên chậm dần và dừng hẳn. Quá trình ngắt ly hợp được hoàn tất.
Dựa vào một số dấu hiệu để nhận biết ly hợp thủy lực lỗi

Xem thêm: Xe nâng dầu 3 tấn

b. Khi nào cần thay thế ly hợp thủy lực?

Các bộ phận trong cấu tạo ly hợp thủy lực được thiết kế chặt chẽ và liên kết mật thiết với nhau. Bởi vậy, nếu một bộ phận trục trặc thì đó chính là dấu hiệu của ly hợp thủy lực bị lỗi. Khi đó, bạn cần thay thế bộ phận bị hỏng, thậm chí thay cả ly hợp thủy lực nếu tình trạng hỏng hóc nghiêm trọng. Dưới đây là những dấu hiệu phổ biến.

Ly hợp thủy lực bị trượt: Khi bạn nhả bàn đạp ly hợp và đạp bàn đạp ga mà xe không vọt đi thì đó là dấu hiệu của hiện tượng ly hợp bị trượt. Hiện tương này có thể là do đĩa ma sát, bánh đà hoặc mâm ép bị mòn.

Xe khó vào số lùi: Nếu xe khó vào số lùi hoặc số 3 thì rất có thể đã xảy ra sự cố với xi lanh chính hoặc xi lanh phụ hoặc cả hai. Thông thường, điều này đi kèm với sự thay đổi cảm giác của bàn đạp ly hợp: xốp, lỏng hoặc không bắt như trước. Trên hệ thống cơ khí, bạn có thể đang gặp sự cố với đĩa ly hợp hoặc đĩa áp suất, cần nhả, bạc đạn, cụm cần số hoặc cáp điều khiển.

Tiếng kêu xuất phát từ bộ ly hợp: Bộ ly hợp phát ra âm thanh lạ là một trong những dấu hiệu cho thấy chúng đang gặp trục trặc. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể là do mâm ép quá yếu, hoặc do thiếu dầu trong xi lanh, cũng có thể là do bàn đạp ly hợp không được điều chỉnh đúng.

Bàn đạp ly hợp bị rung: Bàn đạp ly hợp bị rung có thể do các nguyên nhân đĩa ma sát bị mòn hoặc dính dầu, bánh đà và mâm ép bị mòn không đều hoặc bạc đạn trên bánh đà bị hư hỏng.

Xảy ra hiện tượng mài khi sang bánh răng: Hiện tượng màu khi chuyển số là dấu hiệu cho thấy xi lanh chính thủy lực đang gặp vấn đề, bao gồm cả chất lỏng ly hợp thấp hoặc cơ cấu xi lanh bên trong cần thay thế.

Xem thêm một số bài viết khác: