Lọc gió là gì? 1 số thông tin về bộ lọc gió

Lọc gió tuy là một chi tiết nhỏ nhưng đóng vai trò quan trọng đối với khả năng vận hành và lưu thông của xe. Vì thế, ngoài nắm rõ lọc gió có tác dụng gì, người đi xe phải chú ý vệ sinh và thay thế bộ phận này định kỳ, nhằm giúp xe có thể hoạt động hiệu quả, giúp duy trì tuổi thọ bền bỉ theo thời gian.

1. Tìm hiểu về lọc gió?

Để giúp các bạn có thể tìm hiểu thêm về khái niệm, tác dụng và nguyên lí hoạt động của lọc gió, hangchavn xin cung cấp thông tin cho bạn qua bài viết dưới đây:

1.1. Lọc gió là gì?

Lọc gió là một bộ phận quan trọng, được ví như lá phổi của xe, có nhiệm vụ lọc đi các loại bụi bẩn trong không khí trước khi đưa vào bộ chế hòa khí và buồng đốt, để tăng hiệu suất vận hành cho động cơ. Thông thường, đối với các dòng xe tay ga, bộ lọc được bố trí bằng hốc nhỏ, nằm ở hệ thống dẫn động (hay còn gọi là bộ nồi). Trong khi đó trên xe số phổ thông hay các dòng xe côn tay thì bộ lọc được bố trí ở phía trước, gần với bộ phận lóc máy.

Lọc gió
Lọc gió

Khi xe của bạn được lắp lọc gió, bạn sẽ bất ngờ khi thấy một lượng nhiên liệu lớn được tiết kiệm. Nếu xe không có bộ lọc thì một lượng lớn nguyên liệu sẽ bị tiêu hao vì bụi bẩn xâm nhập ở xe quá nhiều. Những làn khói đen ta thấy từ bô xe thải ra cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến cho bộ lọc của xe bị bẩn.

1.2. Lọc gió có tác dụng gì?

Tác dụng chính của lọc gió là lọc đi toàn bộ bụi bẩn và tạp chất trong không khí, giúp không khí sạch vào buồng đốt, giúp tăng hiệu suất đốt cháy nhiên liệu, từ đó tăng khả năng vận hành cho xe. Ngoài ra, nhờ thiết kế loại bỏ bụi bẩn mà lọc gió còn ngăn chặn nguy cơ xước hoặc hư hỏng thành phần bên trong buồng đốt, góp phần kéo dài tuổi thọ xe lâu hơn, cũng như giảm tiêu hao nhiên liệu quá nhiều.

1.3. Nguyên lý hoạt động của lọc gió

Một bộ lọc gió thường có nhiều lớp để lọc các tạp chất ô nhiễm và các hạt vật chất ở cấp độ khác nhau. Khi bộ chế hòa khí hút không khí cần thiết để đốt cháy năng lượng, nó thông qua đường ống gắn tại điểm vào. Tại thời điểm này, bộ lọc được đặt vào và chỉ đơn giản là giúp lọc không khí bẩn để cung cấp không khí sạch hơn. Giúp đốt cháy nhiên liệu tối ưu và hiệu suất, phân phối nhiệt tốt nhất.

2. Phân loại các loại lọc gió

Phía trên ta đã tìm được câu trả lời lọc gió là gì, cũng có nhiều cách phân loại lọc gió, bên cạnh phân biệt chúng theo thương hiệu sản xuất thì hiện nay cách được nhiều người biết đến hơn cả là phân loại theo lọc gió động cơ của thiết bị. Cũng tuỳ thuộc vào loại lọc gió động cơ khác nhau mà tác dụng của lọc gió cũng có sự khác biệt. Cụ thể một số cách phân loại là:

2.1. Phân loại các loại lọc gió xe máy

a) Lọc gió giấy:

Lọc gió giấy bao gồm một phần bề mặt có lưới khô và mặt đối diện có lưới mịn, dùng để lọc sạch các loại bụi bẩn nhỏ trong không khí. Loại này khi bẩn có thể vệ sinh bằng cách sử dụng máy nén khí. Do đó, đa phần lọc gió giấy khô đều tái sử dụng nhiều lần và chỉ cần thay thế khi có khuyến nghị từ nhà sản xuất.

Bộ lọc gió giấy
Bộ lọc gió giấy

b) Lọc gió mút tẩm dầu:

Đây là một loại bộ lọc thông dụng trên các dòng xe số hiện nay. Lọc gió mút tẩm dầu khi bẩn có thể vệ sinh tạm thời bằng cách xịt nén hoặc giặt bằng xăng. Tuy nhiên, chỉ nên thực hiện 2 – 3 lần, sau đó thì hãy thay thế lọc gió mới.

Bộ lọc mút tẩm dầu
Bộ lọc mút tẩm dầu

c) Lọc gió bằng giấy dầu:

Đây là loại bộ lọc được sử dụng trên các dòng xe tay ga đời mới. Ưu điểm của lọc gió xe máy giấy dầu là khả năng lọc được bụi nhỏ tốt hơn so với hai loại lọc gió trên đây. Tuy nhiên, nhược điểm là khi nó bị bẩn, người dùng phải thay mới mà không thể vệ sinh được.

Bộ lọc bằng giấy dầu
Bộ lọc bằng giấy dầu

2.2. Phân loại các loại lọc máy ô tô

a) Lọc gió động cơ (Air Filter)

Lọc gió động cơ (Air filter) thường đặt trong khoang động cơ dưới nắp capô, bộ phận này có vai trò lọc bụi bẩn trong không khí trước khi được đưa vào buồng đốt động cơ. Sau một thời gian sử dụng, bụi bẩn, hơi ẩm bám vào màng lọc, lấp đầy lỗ thông khí của bộ lọc. Nếu không được vệ sinh, thay thế sẽ gây cản trở lượng không khí vào động cơ, gây sai lệch tỉ lệ hòa khí (nhiên liệu và không khí) làm giảm công suất, nóng máy và gây muội than trong buồng đốt.

Bộ lọc động cơ
Bộ lọc động cơ

Lưu ý: Theo khuyến cáo của các nhà sản xuất, người dùng ô tô nên chú ý vệ sinh định kỳ hệ thống lọc gió động cơ sau khi xe vận hành được 5.000 km, đồng thời thay bộ lọc mới sau 20.000 km. Với các xe đời cũ, thường xuyên sử dụng trong môi trường nhiều bụi bẩn nên vệ sinh bộ lọc sau 3.000 – 4.000 km; thay mới sau 15.000 km.

Nên thường xuyên kiểm tra hệ thống lọc gió, nếu phát hiện bộ lọc bị rách, ẩm… nên thay thế bằng bộ lọc mới.

b) Lọc gió điều hòa (Cabin Filter)

Lọc gió hệ thống điều hòa hay còn gọi là lọc Cabin, Cabin Filter có nhiệm vụ lọc không khí, ngăn cản bụi bẩn, dị vật từ bên ngoài, thậm chí là ở khoang máy vào trong khoang nội thất bên trong xe. Đối với các xe, hệ thống điều hòa luôn được bật, trong quá trình lấy gió ngoài, bụi bẩn bám vào màng lọc làm giảm đi lượng gió, không khí lấy từ ngoài vào sinh ra rất hại hệ thống điều hòa làm mát của xe.

Bộ lọc điều hòa (Cabin Filter)
Bộ lọc điều hòa (Cabin Filter)

c) Lọc dầu động cơ (Oil Filter)

Thường được người dùng ô tô gọi là “cốc lọc dầu”, bộ phận này có cấu tạo nhỏ gọn nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc lọc sạch cặn bẩn, tạp chất trong dầu nhớt, đảm bảo cho việc bôi trơn các chi tiết bên trong động cơ.

Bộ lọc dầu động cơ
Bộ lọc dầu động cơ

Không giống như lọc gió, hệ thống lọc dầu động cơ không thể vệ sinh mà phải thay mới định kỳ sau một thời gian sử dụng. Hầu hết các sách hướng dẫn sử dụng, chăm sóc trên các mẫu ô tô, người dùng nên chú ý kiểm tra mức dầu động cơ và thay thế bộ lọc dầu sau 10.000 km. Để không bỏ quên bộ phận này, một số người có kinh nghiệm dùng ô tô thường thay “cốc lọc dầu” sau 2 lần thay dầu nhớt động cơ. Trường hợp lọc dầu bị hỏng nên thay thế để không làm ảnh hưởng đến quá trình bôi trơn động cơ.

Trên một số mẫu xe, “cốc lọc dầu” thường được bố trí dưới gầm động cơ, vì vậy khi thay thế cần chú ý việc lắp đặt để không làm rò rỉ. Ngoài ra, nên lựa chọn các bộ lọc dầu chính hãng như Wunder Oil Filter, Denso, Bosch… đảm bảo chất lượng và tìm hiểu kĩ các thông tin kỹ thuật của động cơ để chọn bộ lọc dầu phù hợp.

d) Lọc nhiên liệu (Gasoline Filter)

Lọc nhiên liệu hay còn gọi là lọc xăng, lọc dầu diesel… cấu tạo từ giấy tiêu chuẩn, hỗn hợp của xen-lu-lô, sợi tổng hợp, sợi thủy tinh. Trên một số dòng xe, bộ phận này thường nằm ở dưới gầm xe, gần động cơ dưới nắp capô hoặc trong bình nhiên liệu. Xăng, dầu diesel bán trên thị trường khi bơm vào xe sẽ qua bộ lọc nhiên liệu trước khi vào động cơ để được đốt cháy.

Bộ lọc nhiên liệu
Bộ lọc nhiên liệu

Trong quá trình sử dụng, nếu bị bám cặn bẩn hay hư hỏng sẽ làm bộ lọc nhiên liệu bị tắc, dòng nhiên liệu đến chế hòa khí hoặc vòi phun bị chặn lại khiến động cơ khó khởi động, bị giật cục, xe vận hành không ổn định.

Với chất lượng xăng dầu hiện nay, đặc biệt là ở Việt nam, người dùng nên chú ý mang xe đến trung tâm chăm sóc ô tô để kiểm tra vệ sinh lọc nhiên liệu định kỳ. Sau quá trình sử dụng khoảng 40.000 km, nên thay mới lọc nhiên liệu.

2.3. Phân loại các loại lọc gió xe nâng

Đây là bộ phận quan trọng không thể nào thiếu được của động cơ của mọi loại xe nâng. Chức năng của lọc gió xe nâng là lọc không khí trong buồng đốt của xe và giúp loại bỏ bụi bẩn, nước, tạp chất. Phân loại theo thương hiệu lọc gió, ta phân loại như sau:

a) Lọc gió xe nâng MITSUBISHI.

Bộ lọc này được các người thợ từ Nhật Bản sản xuất nên đảm bảo được chất lượng. Vì tương thích với mọi thương hiệu xe nâng nên rất dễ dàng trong việc chọn lựa, sử dụng.

b) Lọc gió xe nâng KOMATSU.

Bộ lọc này được sản xuất tại Mỹ nên đạt chất lượng tiêu chuẩn. Vì phù hợp với mọi thương hiệu xe nâng nên rất dễ trong việc sử dụng.

d) Lọc gió xe nâng NISSAN.

Bộ lọc xe nâng Nissan được sản xuất tại Nhật Bản. Nên người sử dụng có thể yên tâm về chất lượng, cũng như những tính năng và độ bền của sản phẩm.

e) Lọc gió xe nâng động cơ XinChai C490

Lọc gió xe nâng động cơ Xinchai C490 được hãng Zhejiang Xinchai Co., Ltd sản xuất sản xuất tại Trung Quốc. Lọc gió xe nâng động cơ Xinchai C490 được sử dụng vô cùng thông dụng tại Trung Quốc với giá rẻ và dễ tìm kiếm nên bạn hoàn toàn có thể tin mua sử dụng.

3. Một số câu hỏi thường gặp

3.1. Khi nào cần thay lọc gió?

Do điều kiện lưu thông tại Việt Nam có phần khắc nghiệt và nhiều bụi bẩn nên người dùng phải thường xuyên kiểm tra, vệ sinh, cũng như thay thế cho bộ lọc định kỳ. Nếu bộ lọc bị bẩn hoặc bị tắc, điều này có thể khiến lượng khí lưu thông giảm đi, đồng thời nhiên liệu không cháy hết số lượng cần thiết, dẫn đến xe dễ bị hao xăng, động cơ yếu, đề mãi không nổ hoặc giật cục khi lái xe.

Theo khuyến nghị từ nhà sản xuất, người dùng nên đưa xe đi thay lọc gió sau khi đã di chuyển từ 10.000 – 12.000 km. Đối với vấn đề đặc biệt, chẳng hạn như nước ngập quá bộ phận lọc gió, nhiều người băn khoăn không biết nước vào bộ lọc có sao không.

Khi nào cần thay lọc gió
Khi nào cần thay lọc gió

Thông thường, khi nước làm ướt bộ phận này, có thể khiến quá trình đốt cháy nhiên liệu, không khí bên trong động cơ bị ảnh hưởng và từ đó, làm cho động cơ ngừng hoạt động, giảm đi hiệu suất vận hành. Thế nên, trong trường hợp nước xâm nhập làm ướt lọc gió, người dùng phải thay thế ngay lập tức để đảm bảo xe hoạt động hiệu quả.

3.2. Khi nào cần vệ sinh lọc gió?

Bạn cần thường xuyên kiểm tra định cho kì cho xe để đảm bảo thay lọc gió hợp lí. Nếu xe của bạn sử dụng trong môi trường nhiều bụi bẩn, đường xấu, bùn đất, thì thời gian phải thay bộ lọc sẽ nhanh hơn. Ngoài ra việc xe phải di chuyển với tần suất liên tục thì bộ lọc cũng nhanh bị bám bụi và cần vệ sinh sớm hơn.

Bên cạnh việc căn cứ theo quãng đường đi, bạn nên thường xuyên kiểm tra định kỳ bằng mắt 1 tháng 1 lần. Nếu phát hiện bộ lọc bị bám bẩn, bạn có thể thực hiện vệ sinh thay mới ngay lập tức

3.3. Lọc gió bị bụi bẩn có nên vệ sinh tại nhà không?

Trong trường hợp lọc gió bám ít bụi bẩn, khách hàng có thể tự làm sạch tại nhà. Cách vệ sinh bao gồm các bước theo hướng dẫn sau:

Bước 1: Xác định vị trí của lọc gió. Bạn có thể tham khảo sách hướng dẫn sử dụng xe để tìm ra vị trí chính xác.

Bước 2: Tiến hành mở hộp lọc gió bằng cách sử dụng tua vít.

Bước 3: Xịt khí cho lọc gió. Người dùng hãy sử dụng máy hơi mini (máy chuyên dụng để bơm hơi cho xe ở cửa hàng sửa xe), một dây lò xo và một súng xịt bụi để thực hiện việc này. Trong trường hợp bạn không có thì hãy mang ra tiệm sửa xe để xịt nhờ.

Bước 4: Sau công đoạn làm sạch, hãy đặt lọc gió trở lại vị trí ban đầu. Tiến hành vệ sinh nắp hộp chứa lọc gió trước khi đậy nắp lại, đồng thời các ốc vít cũng phải được siết lại thật chặt.
Lưu ý khi vệ sinh lọc gió:

Hướng vòi xịt theo góc nghiêng với áp lực vừa phải. Ngoài ra, bạn không được xịt trực tiếp vào lọc gió mà cần để cách xa khoảng 10 – 15cm.
Không xịt quá mạnh vì điều này khiến lọc gió bị rách, bụi bẩn dễ xâm nhập vào mặt trong và ảnh hưởng đến hiệu suất vận hành của động cơ.
Trong quá trình vệ sinh, tuyệt đối không được rửa hoặc giặt lọc gió bằng nước, xăng và dầu.

Nhìn chung, vệ sinh lọc gió chỉ là phương pháp tạm thời vì sau thời gian sử dụng, bộ phận này dễ bị bám bụi lại. Thay vào đó, khuyến cáo từ nhà sản xuất Yamaha rằng, khách hàng nên thay thế lọc gió định kỳ sau 1 – 2 lần vệ sinh và tốt nhất, không được tự vệ sinh tại nhà. Người dùng có thể đến ngay chi nhánh của Yamaha trên toàn quốc để thực hiện công việc này, vừa đảm bảo hiệu quả, vừa an tâm với phụ tùng được thay thế chính hãng, cho thời gian sử dụng lâu bền.

Bài viết trên đây, hangchavn đã giúp người dùng hiểu rõ khi nào cần thay lọc gió cho xe. Bộ phận này phải được kiểm tra, vệ sinh và thay thế thường xuyên để vừa duy trì hiệu suất vận hành, vừa tăng tuổi thọ cho xe. Nếu không chắc chắn về xe của mình, hãy đến trung tâm sửa chữa và bảo dưỡng có uy tín để kỹ thuật viên kiểm tra cụ thể, đưa ra tư vấn chính xác nhất.

3.4. Lọc gió xe nâng mua ở đâu?

Tại Việt Nam, Công ty Cổ phần xe nâng Thiên Sơn là tổng đại lý phân phối chính hãng xe nâng HangCha số 1 Trung Quốc. Đồng thời, cung cấp các dịch vụ bảo hành, phụ tùng chuyên nghiệp. Với sản phẩm chất lượng cao, giá bán tốt nhất cùng chính sách bảo hành và dịch vụ chuyên nghiệp,… Công ty Thiên Sơn là đối tác của rất nhiều tập đoàn lớn, nhiều doanh nghiệp và cá nhân.

Phía trên là những thông tin mà hangchavn đã giải đáp cho bạn về lọc gió và tác dụng của nó. Hy vọng bài viết hữu ích cho bạn.