Giấy nhám nước là gì? Cách sử dụng giấy nhám nước hiệu quả

Giấy nhám nước hay giấy ráp nước là cách gọi chung của những sản phẩm giấy nhám (giấy ráp) được sử dụng trong cả hai môi trường chà nhám ướt và khô. Giấy nhám nước đang được sử dụng phổ biến rộng rãi. Vậy giấy nhám nước là gì? Nó có cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng như nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về giấy nhám nước.

1. Giấy nhám nước là gì?

Giấy nhám nước (giấy ráp nước) là một trong các loại giấy nhám hiện đang được sử dụng phổ biến. Thực chất, chúng là vật liệu mài mòn có dạng tấm giấy hoặc vải với chất liệu mài mòn có tác động lên bề mặt vật liệu nhằm giúp loại bỏ một lượng vật liệu trên bề mặt bằng phẳng và thẩm mỹ hơn. Giấy nhám nước được sử dụng trong môi trường nước và khô.

Giấy nhám nước được sử dụng rộng rãi trong nhiều hoạt động thường ngày và các ngành công nghiệp. Có thể nói rằng, giấy nhám nước là một sự thay thế hữu hiệu và tiện ích cho các loại đá mài được sử dụng như trước kia.

Điểm đặc biệt của sản phẩm này là chúng được cấu tạo từ các hạt silicon carbide với độ nhám phong phú (từ #40 – #7000) cho phép người dùng sử dụng được ở cả môi trường nước và môi trường khô ráo.

Vì vậy, ngoài sử dụng cách cách chà nhám thông thường thì bạn có thể kết hợp với nước để quá trình chà nhám đạt hiệu quả cao hơn và giảm thiểu phát sinh bụi mịn trong quá trình làm việc.

2. Cấu tạo của giấy nhám nước

Giấy nhám nước được cấu tạo từ 3 thành phần chính, bao gồm: Hạt nhám, keo dính và lớp nền. Trong đó:

1.1. Hạt nhám

Đây là một bộ phận vô cùng quan trọng, hình thành nên tính chất mài mòn của giấy nhám nước. Nhờ có hạt nhám mà giấy nhám nước có thể tác động lên bề mặt vật liệu/sản phẩm, loại bỏ những bề mặt gồ ghề, làm cho sản phẩm bằng phẳng và tăng độ thẩm mỹ.

Hạt nhám
Hạt nhám

1.2. Keo kết dính

Bên cạnh hạt nhám thì keo kết dính cũng là một phần vô cùng quan trọng của giấy nhám nước .Keo kết dính là chất kết dính có tác dụng tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các hạt nhám lại với nhau, đồng thời gắn kết các hạt nhám trên bề mặt nền vải nhám, giấy nhám.

Keo kết dính
Keo kết dính

1.3. Nền giấy nhám

Ngoài hai thành phần là hạt nhám, keo kết dính thì giấy nhám còn có một bộ phận khác quan trọng không thể thiếu là nền giấy nhám. Nền giấy nhám là bộ phận tạo hình hài cho giấy nhám nước. Tác dụng của nó là dùng để chứa các hạt nhám, tạo hình hoàn chỉnh cho giấy nhám, tạo sự thuận lợi trong việc sử dụng để chà nhám.

Nền giấy nhám
Nền giấy nhám

Ngoài nền giấy nhám làm từ vải hoặc là giấy tổng hợp, một số dòng sản phẩm cao cấp còn có phần nền giấy nhám được làm từ chất liệu cao su, sở hữu rất nhiều ưu điểm nổi bật, tăng hơn nữa độ kết dính giữa phần nền với các hạt nhám, giữa các hạt nhám với nhau, mềm mại, dễ luồn lách nên chà nhám dễ hơn, tốt hơn tại các vị trí có hình dạng phức tạp, đồng thời đảm bảo hơn độ bền, tăng số lần tái sử dụng để tiết kiệm chi phí.

2. Đặc tính và ứng dụng của giấy nhám nước

Giấy nhám nước có kết cấu sợi siêu linh hoạt cùng hạt mài sắc bén và siêu bền nên giấy nhám nước được đánh giá là hiệu quả hơn các loại giấy nhám thông thường về tốc độ chà nhám lẫn bề mặt chà nhám sau khi thực hiện công việc. Dưới đây là đặc tính và ứng dụng của giấy nhám nước.

2.1. Đặc tính của giấy nhám nước

Một trong những yếu tố mà người ta cũng quan tâm về giấy nhám nước là đặc tính của giấy nhám nước. Giấy nhám nước (giấy ráp nước) có các đặc tính:

  • Tốc độ chà của giấy nhám nước cao, bề mặt sau khi chà nhám cũng hiệu quả hơn
  • Độ nhám của giấy nhám nước đa dạng, từ #40 – #7000 phù hợp với mọi yêu cầu xử lý bề mặt sản phẩm (từ đánh thô, làm sạch đến đánh kỹ, chuẩn bị bề mặt cao cấp để phục vụ sơn hay hoàn thiện)
  • Giấy nhám nước có khả năng mài mòn, đánh bóng cực tốt
  • Giấy nhám có thể phơi khô lại và tái sử dụng cho lần sau
Giấy nhám nước
Giấy nhám nước

2.2. Ứng dụng của giấy nhám nước

Nhờ có khả năng mài mòn đánh bóng cao, bền bỉ và tiết kiệm, giấy nhám nước được ứng dụng rộng rãi trong mọi ngành nghề và lĩnh vực như:

  • Ngành kim loại, ngành gỗ, ngành sơn
  • Ngành sản xuất linh kiện điện tử, điện lạnh, điện thoại.
  • Ngành sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy.
  • Mài các chi tiết cơ khí trong ngành công nghiệp phụ trợ: đánh bóng, mài mòn các chi tiết trong máy móc, cơ khí
  • Đánh bóng kim loại trong ngành xi mạ: đánh bóng kim loại
Giấy giám nước sử dụng trong ngành sản xuất ô tô
Giấy nhám nước sử dụng trong ngành sản xuất ô tô

3. Phân loại giấy nhám nước

Trên thị trường xuất hiện rất nhiều loại giấy nhám nước nên nhiều người cũng thắc mắc làm thế nào để có thể phân loại giấy nhám nước. Theo hangchavn, dựa vào thương hiệu và độ nhám thì chúng ta có thể chia giấy nhám nước thành hai loại

3.1. Phân loại theo thương hiệu giấy nhám nước

a) Giấy nhám Kovax

Được nhập khẩu từ Nhật bản nên đây là loại giấy nhám nước có chất lượng khá cao, được sử dụng phổ biến vào nhiều ngành công nghiệp: gỗ, kim loại, nhựa, sản xuất ô tô xe máy, sản xuất điện thoại, linh điện, inbox,…

Giấy nhám nước Kovax cao cấp chuyên dùng cho việc xử lý bề mặt gỗ, kim loại, inox, nhựa… đặc trưng là sử dụng trong môi trường nước, bề mặt ẩm ướt nhưng vẫn đạt hiệu quả tốt đa, mài nhám sạch bóng và đạt thẩm mỹ.

Giấy nhám Kovax
Giấy nhám Kovax

b) Giấy nhám Riken

Cũng được sản xuất tại Nhật Bản. Nổi bật ở độ bền cao và hạt mài bén. Sử dụng vô cùng tiết kiệm do có thể dùng đi dùng lại nhiều lần. Nó được sử dụng nhiều trong ngành sản xuất dụng cụ nhà bếp, thiết bị vệ sinh, ô tô, gỗ,…

Giấy nhám Riken là loại giấy nhám chịu nước, chất liệu nhám dai, cùng với đó, những hạt mài dạng Silicon Carbide được dán chặt vào bề mặt bằng loại keo đặc biệt.

Giấy nhám Riken

c) Giấy nhám Toa

Đây là loại giấy được sản xuất ở Thái Lan, có những đặc điểm về chất lượng tương tự giấy nhám Riken. Cũng được dùng nhiều ở các ngành sản xuất khung cửa, thiết bị vệ sinh, công cụ nhà bếp, ô tô,…

Giấy nhám Toa dùng để xử lý bề mặt, làm sạch và mài phẳng phần tường thô nhằm giúp quá trình thi công về sau nhanh chóng, thuận lợi hơn giúp cho bề mặt tường được sạch sẽ, nhẵn bóng, đồng đều, ít tạo ra bụi nên đảm bảo không làm biến dạng bề mặt vật liệu được chà nhám.

Giấy nhám Toa
Giấy nhám Toa

3.2. Phân loại theo độ nhám của giấy nhám

Độ nhám (Hay còn có tên là độ hạt nhám) là thuật ngữ dùng để chỉ độ thô mịn của bề mặt giấy nhám. Ký hiệu độ nhám:  #, P, A, AA hay còn gọi là Grit.

Grit nghĩa là tỷ lệ các hạt cát mài mòn (Abrading) trên bề mặt giấy nhám. Giấy nhám thường được xếp loại dựa trên tiêu chí này. Độ grit tỷ lệ thuật với số lượng hạt cát. Tức là độ grit càng cao thì số lượng hạt cát càng dày và độ ma sát càng lớn. Do đó các bạn cần chú ý để lựa chọn giấy nhám cho đúng nhu cầu sử dụng.

Các độ nhám được chia làm 4 loại khác nhau bao gồm:

  • Độ nhám thô: P40, P60, P80, P100, P120
  • Độ nhám trung bình: P150, P180, P220, P240, P320, P400, P500, P600, P800
  • Độ nhám mịn: P1000, P1200, P1500, P2000, P2500
  • Độ nhám siêu mịn: P3000, P4000, P5000, P6000, P7000

4. Ưu điểm của giấy nhám nước

Một số ưu điểm của giấy nhám nước là:

  • Có thể sử dụng được trong môi trường nước và môi trường khô.
  • Giúp đánh bóng và làm mịn sản phẩm một cách tối ưu nhất.
  • Giấy nhám nước có tác dụng chống thấm, giảm bụi và hạn chế sơn dính lên bề mặt sản phẩm.
  • Giấy nhám nước có khả năng mài mòn và đánh bóng cực tốt.
  • Giấy nhám nước dai và dẻo hơn so với giấy nhám khô: chà được vào mọi góc của sản phẩm.
  • Hạt cát rất cứng và sắc: tiết kiệm thời gian chà và sức lực con người.
  • Hạt cát đều: cho ra bề mặt sản phẩm tuyệt hảo.
  • Có thể phơi khô giấy nhám nước sau mỗi lần sử dụng để tái sử dụng cho những lần sau.

5. Hướng dẫn sử dụng giấy nhám nước

Cách sử dụng giấy nhám nước còn tùy thuộc vào giấy nhám đó thuộc loại giấy nào, công việc và mục đích sử dụng cụ thể. Hiện nay có nhiều loại giấy nhám được sử dụng ở trạng thái khô hoặc ướt hoặc ta có thể sử dụng ở hai trạng thái khô hoặc ướt hoặc ta có thể sử dụng ở hai trạng thái trên.

Với giấy nhám nước dùng ở trạng thái khô thì ta chỉ cần chà trực tiếp lên bề mặt sản phẩm cần chà nhám

Với giấy nhám nước ướt thì ta có hai cách sử dụng:

  • Cách 1: Bạn có thể để bề mặt sản phẩm xuống vòi nước đang chảy nhỏ, rồi mới dùng giấy nhám chà lên.
  • Cách 2: Nhúng hẳn miếng giấy nhám vào nước rồi vò nát đồng thời làm ướt bề mặt sản phẩm cần chà nhám, sau đó mới dùng giấy nhám chà lên bề mặt. Chà xong thì dùng bông mềm lau bụi mùn sạch đi.

Nhìn chung thì cách chà ướt được ứng dụng phổ biến hơn trong các ngành công nghiệp chế tạo xe ô tô, mài matit, mài lót để bề mặt xe được phẳng và lớp sơn mịn, không bị rộp,…

Phía trên là những thông tin về cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng về giấy nhám nước mà Hangcha  đã cung cấp cho bạn. Hi vọng những thông tin mà tôi cung cấp sẽ giúp ích cho bạn. Để xem thêm nhiều kiến thức và tin tức về lĩnh vực phụ tùng nói chung và xe nâng nói riêng, bạn vui lòng truy cập đường dẫn https://hangchavn.com/tin-tuc/