Dây curoa là gì? 1 số thông số cần biết về dây curoa

Dây curoa là một phụ kiện được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là ngành chế tạo ô tô, xe máy. Vậy cụ thể dây này là gì, cấu tạo như thế nào và gồm những loại nào? Phương pháp sử dụng và chức năng của dây Curoa là gì? Và hiện nay giá bán dao động ở mức nào?

1. Dây Curoa là gì?

Dây curoa có tên gọi khác là dây đai là một phụ kiện quan trọng của truyền động công nghiệp, loại dây này có khả năng kết nối để truyền năng lượng cho bánh răng và hệ thống máy móc thiết bị. Hơn nữa, việc tăng giảm kích thước puly có tác dụng điều chỉnh tốc độ vòng quay của puly.

Dây curoa có hình dạng đường dài liên tục khép kín (làm từ cao su tự nhiên hoặc nhân tạo). Bề mặt bên ngoài mịn màng có thể được tùy chỉnh và bên trong có độ nhám hoặc gập ghềnh để tăng ma sát với puly. Dây đai (curoa) được gọi là tốt với độ giãn dài thấp, chịu ma sát lớn, nhiệt độ cao và hoạt động ổn định trong điều kiện khắc nghiệt.

Dây Curoa
Dây Curoa

2. Cấu tạo của dây Curoa

Dây curoa được làm từ cao su tổng hợp và có nguồn gốc dầu khí. Công nghệ sản xuất thì cao su được lưu hóa và thêm thành phần phụ gia phù hợp theo công nghệ của từng nhà sản xuất. Chính vì vậy độ bền và chất lượng dây phụ thuộc rất nhiều đến công nghệ và quy trình sản xuất.

Dây đai có hai phần chính:

+ Phần lõi dây là phần dây đai bằng sợi thép hoặc sợi tổng hợp có chức năng chống kéo dãn dây và chịu lực kéo, chống sinh nhiệt. Độ bền và tuổi thọ của dây curoa phụ thuộc vào phần dây đai tổng hợp này, nó làm cho dây không thay đổi chiều dài trong quá trình làm việc và giảm nhiệt cho dây giúp dây bền và không sinh nhiệt khi chạy tốc độ cao và tải trọng lớn.

+ Phần Cao Su là thành phần cấu tạo chính của dây đai curoa. Chất liệu cao su tổng hợp từ nguồn gốc dầu mỏ, có trải qua quá trình lưu hóa và bảo quản tốt. Đối với mỗi nhà sản xuất thì cao su của dây có độ bền khác nhau do quá trình sử lý, lưu hóa, phụ gia, công nghệ và chất lượng nguyên liệu. Dây curoa có bền hay không thì phụ thuộc tương đối 50% vào chất lượng cao su của dây, nếu loại dây có chất lượng cao su tốt sẽ có tuổi thọ hơn cho những chuyển động tốc độ cao hoặc chuyển động có tải trọng lớn.

Cấu tạo dây curoa đai răng (Timing Belt)
Cấu tạo dây curoa đai răng (Timing Belt)
Cấu tạo dây curoa đai thang (V-Belt)
Cấu tạo dây curoa đai thang (V-Belt)

Dây curoa thường được ứng dụng ở các thiết bị động cơ máy móc gia đình như máy giặt, máy xay hay ở các phương tiện đi lại như ô tô, xe máy. Ưu điểm nổi bật của dây này là khiến cho việc truyền lực vào động cơ có tính đàn hồi, giúp động cơ chạy êm và ít xóc hơn. Tuy nhiên, việc truyền động dây curoa có thể bị trượt qua sự giãn nở của dây đai, dẫn đến giảm độ chính xác.

Do được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực mà thị trường sản xuất thiết bị này khá sôi động và có tính cạnh tranh cao. Những thương hiệu lớn ở Việt Nam hiện nay là Bando, Gates, Osina, Masuka,…

3. Phân loại dây Curoa

Sau khi đã nắm được các thông tin cơ bản, cấu tạo của dây Curoa, hãy cùng hangchavn tìm hiểu 3 loại dây chính và những thông số kèm theo.

3.1. Dây curoa thang (V-belt)

Dây curoa thang còn được gọi là dây đai hình chữ V, với 3 loại cơ bản gồm:

  • Multiple V-belt: là loại dây cổ điển có các bản A-B-C-D-E với đa dạng kích thước tiết diện.
  • Narrow V-belt: Dây đai thang hẹp dày hơn và có tiết diện hẹp hơn dây đai cổ điển. Gồm các loại như SPZ, SPA, SPB hay SPC.
  • Siêu dây curoa thang: những loại này với cấu tạo khác biệt so với 2 loại dây đai trên nhằm tối ưu hóa mức độ chịu tải của dây. Ba loại cơ bản của siêu dây thang này là 3V, 5V và 8V.
Dây curoa thang (V-belt)
Dây curoa thang (V-belt)

3.2. Dây curoa răng (Timing Belt)

Dây curoa răng cũng được chia thành nhiều loại khác nhau tùy vào hình dạng, kích thước răng cũng như mục đích sử dụng, cụ thể là:

  • Dây curoa răng vuông 1 mặt với nhiều loại như MXL, XL, L, H, XH, XXH, mỗi loại khác nhau về bước răng cũng như kích thước răng.
  • Dây curoa răng tròn 1 mặt: Loại dây này có chuyển động êm ái hơn dây răng vuông và gồm các loại: S2M, S5M, S8M, S14M, S20M.
  • Dây curoa 2 mặt răng: Gồm dây răng vuông và dây răng tròn 2 mặt răng, được sử dụng cho những chuyển động đặc biệt hơn.
Dây curoa răng (Timing Belt)
Dây curoa răng (Timing Belt)

3.3. Dây curoa dẹt (Flat belt)

Dây curoa dẹt còn được gọi là dây curoa rãnh dọc với 3 loại chính là PJ, PK và PL, phù hợp với máy móc có yêu cầu công suất truyền động lớn, vận hành liên tục hoặc có độ biến thiên cao về công suất, tốc độ. Tên gọi của nó là do hình dáng của loại dây này có hình dẹt, rất dễ nhận biết.

Dây curoa dẹt (Flat belt)
Dây curoa dẹt (Flat belt)

4. Phương pháp sử dụng và chức năng

Các dây curoa sau khi được cài đặt trên puly phía trước và phía sau, trên và dưới; Sau đó sẽ bắt đầu khởi động động cơ, puly của động cơ sẽ quay và kéo các puly khác thông qua phương tiện chuyển động gọi là dây curoa. Đây là hoạt động đồng bộ tạo ra năng lượng vật lý giúp hệ thống dây chuyền hoạt động. Dây chuyền sản xuất chạy hoàn toàn nhờ vào tất cả các bộ phận luôn ở trạng thái “khởi động”.

Dây curoa mới thường luôn khiến cho động cơ chạy trơn mượt, nhưng nếu đã qua sử dụng trong khoảng thời gian nhất định thì khả năng dây bị biến dạng do co giãn và trơn trượt là điều thường thấy. Khi đó, puly kết nối này chẳng thể nào duy trì tốc độ vòng quay theo thiết kết ban đầu của chúng.

Giả sử puly động cơ quay đúng tốc độ nhưng puly được kết nối bị giảm tốc độ từ đó năng lượng để giúp dây chuyền sản xuất chạy giảm dẫn tới hiệu suất giảm đáng kể. Nghiêm trọng hơn, chính sự tận dụng quá mức dây curoa mòn hầu như tác động ngược trở lại đến chất lượng của máy móc hoạt động trong dây chuyền sản xuất.

Chính vì vậy, các loại dây curoa thông dụng đều có chu kỳ hoạt động của nó, dài hay ngắn tuỳ thuộc mục đích sử dụng và chất lượng dây. Khi đến hạn chu kỳ ta nên thay mới vật tư tiêu hao này để đạt hiệu quả cao trong việc sử dụng.

5. Một số câu hỏi thường gặp

Những thông tin hangchavn đã cung cấp ở trên giúp các bạn phần nào hiểu được khái niệm, cấu tạo, công dụng của dây Curoa. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về dây đai:

5.1. Ưu điểm và nhược điểm của dây Curoa là gì?

a) Ưu điểm

  • Có khả năng truyền động và cơ năng ở các trục ở xa
  • Làm việc êm ái không quá ồn
  • Giữ được an toàn cho các chi tiết máy và động cơ khi quá tải nhờ có khả năng trượt trơn.
  • Có thể truyền động cho nhiều trục
  • Kết cấu đơn giản, dễ bảo quản.
  • Có thể làm việc trong môi trường phòng sạch, không cần dầu mỡ bảo dưỡng.

b) Nhược điểm

  • Theo khuôn khổ thiết kế.
  • Tuổi thọ dây đai thấp do các tác nhân xung quanh (như bụi bẩn, dầu mỡ, nhiệt độ…)
  • Tỷ số truyền không ổn định, hiệu suất thấp do có sự trượt đàn hồi.
  • Lực tác dụng lên trục phụ thuộc vào căng đai.

5.2. Các thông số cần tính toán khi lựa chọn dây Curoa là gì?

Hiện nay khi đi vào sử dụng do thời gian nên mã ghi trên dây đai bị mờ không nhìn rõ được thông số của nó. Bên cạnh đó điều kiện làm việc của máy móc không thể dừng lại để đo chu vi dây curoa hay nhìn thông số của nó được. Do đó người kỹ thuật cần phải nắm được cách tính toán kích thước để chọn được dây curoa, dây đai thích hợp

5.3. Ứng dụng của dây Curoa như thế nào?

Dây curoa được ứng dụng trong một số lĩnh vực như:

  • Trong lĩnh vực công nghiệp: các loại máy móc công nghiệp sản xuất, máy xúc , máy đào , máy ủi và công nghiệp hạng nặng : chế biến , khai thác khoáng sản …
  • Trong lĩnh vực nông nghiệp: Máy gặt, máy tuốt, máy bơm, say xát lúa…
  • Trong lĩnh vực đời sống ứng dụng trong các loại dây curoa xe máy : Sh, Lead, Vision, Oto, Kia Morning …
  • Trong lĩnh vực sinh hoạt: máy giặt, máy may, máy xấy …,

Cách tính chiều dài dây curoa được xác định theo công thức:

  • Xác định kiểu loại dây curoa: dây đai răng (timing belt), dây đai thang (V-Belt), dây đai mở (open-ended timing belt),…. Nếu là dây răng thì cần có thông số khoảng cách đỉnh răng, độ dày tổng thể của dây, độ dày của răng hoặc kiểu pulley tương ứng, bản rộng của dây. Nếu là dây thang cần đo độ dày của dây, chiều rộng bản lưng.

Trong đó:

L: Chiều dài dây

a: Khoảng cách tâm của 2 puly.

d1: Đường kính của Puly 1

d2: Đường kính của Puly 2

  • Như vậy trong trường hợp không thể biết được kích thước của dây curoa do thông số trên dây bị mờ hoặc điều kiện làm việc không thể dừng máy để kiểm tra chúng ta có thể đo 3 thông số: khoảng cách tâm 2 Puly, kích thước Puly 1 và kích thước puly 2 từ đó sử dụng theo công thức trên để tính toán ra chiều dài của dây.
  • Kích thước dây, dây đai tính toán được là mm ta suy ra kích thước dây curoa hệ inch bằng công thức: L(inch) = L(mm)/25.4
  • Từ việc xác định loại dây đến chiều dài dây ta suy ra được model của dây một cách dễ dàng.Mã của dây thường có cấu trúc:Với dây thang (V-belt): Series + chu vi của dây (mm hoặc inch).Với dây răng (Timing belt): Bản rộng dây + series + chu vi dây.

5.4. Khi nào cần thay dây Curoa?

Khi dây curoa bị mất độ co dãn hay mòn răng và bắt đầu bị trượt, động cơ sẽ bị tổn hao công suất dẫn đến động cơ các bộ phận khác bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nếu dây bị nứt, các thành phần khác sẽ không hoạt động bình thường tạo tiếng ồn, gây rung lắc ảnh hưởng tới tuổi thọ động cơ. Vì vậy, chúng ta phải kiểm tra và bảo trì thường xuyên dây Curoa để ngăn ngừa các tai nạn xảy ra.

Khi nào cần thay dây Curoa
Khi nào cần thay dây mới

5.5. Giá thay dây Curoa là bao nhiêu?

Mức giá của dây curoa còn phụ thuộc vào chất lượng, kích thước và dòng xe mà chủ xe đang sở hữu. Mỗi hãng xe sẽ lựa chọn nguồn cung dây khác nhau dẫn tới sự khác biệt về mức giá. Trung bình giá thay dây curoa trên trên thị trường hiện nay dao động trong khoảng từ 350.000 đồng cho đến 1 triệu đồng.

Tuy nhiên, với tầm quan trọng của dây đai đối với động cơ, chủ xe hãy lựa chọn những đại lý phân phối của các hãng uy tín để có thể chọn mua và được hỗ trợ thay thế dây đảm bảo chất lượng.

Khi vận hành ô tô, xe máy,.. chủ phương tiện nên tìm hiểu về cách hoạt động của dây curoa nói riêng và các bộ phận cấu thành nói chung để dễ dàng theo dõi trạng thái hoạt động của phương tiện. Hãy thường xuyên kiểm tra thiết bị quan trọng này để có thể sửa chữa, thay thế kịp thời và đảm bảo đi lại thuận tiện cho mình.

Phía trên là những thông tin về cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng về dây Curoa mà Hangcha đã cung cấp cho bạn. Hi vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích cho bạn. Để xem thêm nhiều kiến thức và tin tức về lĩnh vực phụ tùng nói chung và xe nâng nói riêng, bạn vui lòng truy cập đường dẫn:  https://hangchavn.com/tin-tuc/