Củ đề là gì? 1 số nguyên nhân gây hư hỏng và cách khắc phục

Củ đề là gì? – Củ đề hay còn có tên gọi khác là mô tơ đề, mô tơ điện. Nó được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về khái niệm, cấu tạo và các đặc điểm của nó. Vậy hãy cùng hangchavn cùng tìm hiểu về củ đề nhé !

1. Tổng quan củ đề là gì

Củ đề là gì? – Củ đề là một thành phần quan trọng trong hệ thống khởi động của một chiếc xe. Nó là một động cơ điện nhỏ được sử dụng để kéo bánh đà của động cơ khi khởi động xe. Khi chúng ta quay chìa khóa để khởi động xe, củ đề sẽ tạo ra một lực xoay để đẩy bánh đà và động cơ bắt đầu hoạt động. Nó hoạt động dựa trên nguyên lý cơ học và sử dụng điện năng từ pin hoặc hệ thống điện của xe để tạo ra mô-men xoắn cần thiết.

Củ đề thường được đặt gần động cơ và được kết nối với bánh đà thông qua một hệ truyền động. Khi cần khởi động xe, củ đề sẽ được kích hoạt và bắt đầu quay, tạo lực kéo lên bánh đà để đẩy động cơ bắt đầu vận hành.

1.1.Củ đề là gì?

Củ đề là gì? – củ đề có dạng mô tơ điện một chiều có chức năng tác động lực kéo lên hệ thống động cơ giúp cho xe có thể khởi động dễ dàng. Củ đề thường có công suất dao động từ 800 – 1000 W và có điện áp định mức là 12V.

Củ đề thường được đặt gần động cơ và được kết nối với bánh đà thông qua một hệ truyền động. Khi cần khởi động xe, củ đề sẽ được kích hoạt và bắt đầu quay, tạo lực kéo lên bánh đà để đẩy động cơ bắt đầu vận hành. Vai trò của củ đề là giảm sức lực cần thiết từ người lái để khởi động xe. Thay vì phải sử dụng cơ hội để đẩy xe hoặc sử dụng các phương pháp khởi động thủ công khác, chúng ta có thể sử dụng củ đề để khởi động xe một cách tiện lợi.

Điều này đặc biệt hữu ích đối với các động cơ lớn hoặc khi xe đang ở trạng thái lạnh và cần lực kéo mạnh mẽ hơn để khởi động.

Củ đề là gì
Củ đề là gì

1.2. Cấu tạo của củ đề là gì?

Cấu tạo của củ đề là gì. Trong cấu trúc của củ đề, bao gồm các thành phần chính sau:

  • Phần vỏ bọc: Phần vỏ bọc của củ đề có chức năng chính là bảo vệ các chi tiết và linh kiện bên trong khỏi hư hỏng và môi trường bên ngoài. Phía trên lớp vỏ thường được thiết kế với nam châm để tạo ra một từ trường.
  • Mô tơ: Một mô tơ nhỏ được tích hợp trong củ đề, có nhiệm vụ tạo ra một lực vừa đủ để kích hoạt động cơ đốt trong. Mô tơ hoạt động dựa trên nguyên lý cơ điện, sử dụng điện năng từ nguồn pin hoặc hệ thống điện của xe để tạo ra mô-men xoắn cần thiết.
  • Công tắc từ: Công tắc từ là điểm bắt đầu của dòng điện trước khi nó chạy đến mô tơ. Công tắc từ có chức năng đẩy và hút các bánh răng nhằm ăn khớp với bánh đà. Khi công tắc từ được kích hoạt, nó tạo ra một lực từ để di chuyển cầu dẫn động và bánh răng.
  • Cần dẫn động (thanh chạc): Cầu dẫn động, thường là một thanh chạc, có chức năng dẫn truyền chuyển động từ công tắc từ đến bánh răng. Nó đảm bảo rằng bánh răng và bánh đà được ăn khớp và nhả khớp một cách chính xác, tạo ra lực chuyển động cho hệ thống động cơ.
  • Bánh răng khởi động: Bánh răng là một thành phần quan trọng trong củ đề. Chúng có chức năng chính là tạo lực chuyển động cho hệ thống động cơ khi được kích hoạt bởi mô tơ và cầu dẫn động. Bánh răng ăn khớp với bánh đà để tạo lực kéo và xoay bánh đà, kích hoạt động cơ và khởi động xe.

Tóm lại, củ đề bao gồm các thành phần như phần vỏ bọc, mô tơ, công tắc từ, cầu dẫn động và bánh răng khởi động. Các thành phần này hoạt động cùng nhau để tạo ra lực kéo và chuyển động cần thiết để khởi động động cơ.

Cấu tạo của củ đề là gì
Cấu tạo của củ đề là gì

1.3. Nguyên tắc hoạt động của củ đề là gì?

Nguyên tắc hoạt động của củ đề là gì? Củ đề hoạt động theo nguyên tắc sau:

– Củ đề gồm có hai bộ phận chính đó chính là: 1 cuộn cảm, 1 động cơ điện.

– Cuộn cảm có các vai trò chính là:

  • Thứ nhất, khi có dòng điện chạy qua thì chúng tạo ra từ trường làm thanh chạc (số 1) di chuyển và đẩy bánh răng (số 2) ra tiếp xúc với bánh đà.
  • Vai trò tiếp theo của cuộn cảm chính là nó đóng vai trò như 1 rơ le đóng mở, cho phép dòng điện 300 Ampe chạy qua và làm động cơ quay, kéo theo bánh đà và bánh răng hoạt động. Nếu như bạn nghe thấy tiếng “clac clac” khi khởi động xe thì đó là do tiếp xúc của rơ le.

Dòng điện 300 Ampe rất cần thiết cho củ đề nó được cung cấp bởi ác quy. Đó là lý do tại sao bạn lại cần 1 ắc quy ở trạng thái tốt nếu như muốn khởi động xe.

1.4. Các loại củ đề là gì?

Phân biệt các loại củ đề là gì theo loại xe thì củ đề gồm 3 loại đó là:

  • Củ đề xe máy: Củ đề xe máy nó là một dạng mô tơ điện một chiều có chức năng tác động lực kéo vào hệ thống động cơ nó giúp xe có thể khởi động một cách dễ dàng
  • Củ đề ô tô: củ đề ô tô nằm trong hệ thống khởi động của xe, đây là một khối động cơ điện nhỏ, được dùng để kéo bánh đà của động cơ khi người dùng bắt đầu khởi động
  • Củ đề xe nâng: củ đề xe nâng có nhiệm vụ kích hoạt động cơ đốt trong của những chiếc xe nâng hàng
  • ….

2. Nguyên nhân bị hỏng của củ đề là gì và cách khắc phục

Một trong những dấu hiệu để nhận biết củ đề xe máy bị hỏng đó chính là khi bạn nghe thấy tiếng kêu tạch tạch từ rơ le trong khi củ đề bị mất tín hiệu. Người sử dụng phương tiện tìm cách kiểm tra củ đề của xe để có thể kịp thời khắc phục, sửa chữa hoặc thay thế để xe được hoạt động ổn định

2.1. Chổi than của cục đề xe bị mòn

Chổi than là một trong những phần không thể thiếu của củ đề xe máy. Chổi than của xe sau một thời gian hoạt động sẽ bị hao mòn, sinh ra nhiều mạt sắt do không được kiểm tra và vệ sinh thường xuyên. Phần mạt sắt này sẽ bám vào nam châm vĩnh cửu trên vỏ máy khiến cho bề mặt tiếp xúc giữa nam châm vĩnh cửu trên vỏ củ đề và cuộn dây quấn quanh trục giữa của mô tơ giảm dần.

Về lâu dài, tình trạng này càng nặng hơn và làm bong lớp nam châm, dẫn đến việc xe bị yếu hoặc chết máy hoàn toàn. Để khắc phục hiệu quả tình trạng này là thay chổi than mới.

Chổi than của cục đề xe bị mòn
Chổi than của cục đề xe bị mòn

2.2. Bộ đề của xe bị vả đề

Củ đề của xe bị vả đề là do bộ phận đánh lửa thực hiện đánh lửa quá sớm gây ra hiện tượng nổ ngược (chiều quay của mô tô bị ngược so với chiều quay của động cơ xe). Sự cố này sẽ khiến bánh răng và bánh đà bị biến dạng hoặc là bị gãy. Vì vậy, khi khởi động xe thì xe sẽ phát ra như những âm thanh kì lạ. Vấn đề trục trặc này khó có thể xử lý tại nhà. Vì vậy, cách khắc phục là dưa phương tiện đến các trung tâm bảo dưỡng có uy tín để được điều chỉnh IC nguồn và thay mới các linh kiện

Bộ đề của xe bị vả đề
Bộ đề của xe bị vả đề

2.3. Bộ đề của xe bị han gì mối nối

Mối nối bộ đề của xe (mối nối giữa đầu ra của ắc-quy và đầu vào của củ đề) được làm bằng đồng nên dễ xảy ra tình trạng bị oxo hóa dẫn đến han gỉ. Khi đó động cơ xe sẽ không được tạo lực chuyển động do dòng điện không được truyền đi. Cách khắc phục cho tình trạng này là người sử dụng xe nên đưa xe của mình đi đến các trung tâm sửa chữa để được đổi mới. Ngoài ra, chủ xe cũng nên vệ sinh và bảo dưỡng củ đề định kì nhằm hạn chế việc mối nối bị gì trong thời gian dài sử dụng.

2.4. Bộ đề của xe bị hỏng rơ le

Bộ phận rơ le có chức năng hút và nhả bánh răng để ăn khớp với bánh đà của động cơ. Nếu bộ phận này không may bị trục trặc, quá trình hút và nhả sẽ diễn ra liên tục dẫn đến tình trạng bị trượt đề và làm vỡ răng. Người sử dụng nên đem thiết bị đến các trung tâm sửa chữa, bảo dưỡng uy tín để được kiểm tra và thay mới nếu tình trạng không tốt hơn.

Bộ đề của xe bị hỏng rơ le
Bộ đề của xe bị hỏng rơ le

2.5. Roto củ đề bị hỏng

Nguyên nhân khiến cho roro củ đề bị hỏng là do cuộn dây cảm ứng điện từ bị hỏng, bị cháy dẫn đến cuộn dây bị mất khả năng cảm ứng điện từ. Để có thể xử lí tình trạng này ta cần thay Roto khác, tuy nhiên hiện nay hãng Honda bán roto củ đề mới. Phần lớn các hãng xe khác không bán roto bán rời.

2.6. Stator của củ đề bị bong nam châm

Trong quá trình hoạt động nam châm vĩnh cửu có thể bị bong khỏi củ đề. Đa số các trường hợp bị bong nam châm thì không có nam châm rời để thay thế. Chỉ thay được phần thân vỏ Stator của củ đề.

2.7. Bạc đề

Khi bạc đề ở phần đuôi của củ đề bị mòn và có tiếng kêu thì ta cần phải đánh bóng, tra dầu hoặc là thay mới bạc đề. Bạn cũng làm tương tự như vậy với trường hợp bi cổ góp bị kêu.

3. Một số câu hỏi thường gặp

3.1. Khi nào cần thay củ đề xe máy?

Trong quá trình sử dụng lâu năm, xe bạn sẽ không tránh khỏi tình trạng bị hỏng hóc. Khi bạn đề xe mà rơ le kêu tạch tạch trong khi củ đề không có tín hiệu gì thì đó chính là dấu hiệu củ đề xe của bạn bị hỏng và cần được thay mới. Củ đề xe có dấu hiệu bị hỏng bạn nên thay mới ngay vì nếu có khắc phục củ đề thì nó sẽ rất khó sử dụng ổn định và lâu dài được.

Ngoài ra khi bạn kiểm tra củ đề xe máy mà bị những lỗi hư hỏng nặng, khó sửa chữa thì bạn cần thay mới củ đề ngay để đảm bảo xe có thể hoạt động bền bỉ trong thời gian dài.

Khi nào thay củ đề xe máy mới
Khi nào thay củ đề xe máy mới

3.2. Khi xe máy không đề được thì ta phải làm gì?

Người sử dụng xe máy cũng có một nỗi lo đó là khi xe máy không đề được thì ta phải làm gì, dưới đây là một số cách mà hangchavn đã cung cấp

Sử dụng đạp chân: Khi thấy xe máy không đề được thì bạn hãy sử dụng cần đạp chân, đôi lúc bạn sẽ thấy nó hơi mất sức và khó khăn nhưng hãy thử cố biết đâu sẽ được. Ở một số loại xe tay ga cũng có cần đạp chân tuy nhiên nó sẽ bị nặng bị ít khi sử dụng, ở các dòng xe ga thì bạn chỉ cần dựng chân trống ở giữa trên mặt phẳng vững rồi khởi động bằng cần đạp. Nếu không được thì hãy gọi đội cứu hộ.

Gọi cứu hộ khẩn cấp: Khi xe của bạn không có cần khởi động đạp chân thì cách tốt nhất để có thể giải quyết lúc này là gọi đội cứu hộ để được hỗ trợ

Khi xe máy không đề được ta phải làm gì
Khi xe máy không đề được ta phải làm gì

Trên đây là một số cách ta nên làm khi xe máy không đề được, để hạn chế việc xảy ra sự cố thì bạn nên thường xuyên đem xe đi bảo trì, bảo dưỡng.

3.3. Giá của củ đề xe máy là bao nhiêu?

Đây cũng là vấn đề rất nhiều người quan tâm. Trên thị trường xuất hiện rất nhiều loại củ đề, giá cả của mỗi loại tùy thuộc vào từng hãng xe và đời xe cụ thể. Dưới đây là bảng giá củ đề xe máy do Hangchavn cung cấp:

STT Loại củ đề Giá tham khảo
1 Xe máy Honda Dream, Wave 100 300.000 – 485.000 đ
2 Xe máy Honda Wave S110, Alpha 110 550.000 đ
3 Xe máy Honda Lead 110, Vision, Click 580.000 đ
4 Xe máy Honda Future X, Future 125 750.000 đ
5 Xe máy Yamaha Sirius, Jupiter 680.000 đ
6 Xe máy Yamha Siriud Fi 680.000 đ
7 Xe máy Yamaha Exciter 135 720.000 đ
8 Xe máy Piaggio 2v 650.000 đ
9 Xe máy Piaggio 3v ie 685.000 đ

Tùy ở mỗi cửa hàng sẽ có mức giá chênh lệch khác nhau. Vì vậy, trước khi quyết định mua hàng thì người mua có thể tìm hiểu một số cửa hàng. Đặc biệt, hãy tìm hiểu và chọn nơi uy tín để đảm bảo củ đề chính hãng, chất lượng tránh mua phải các loại củ đề kém chất lượng gây ảnh hưởng đến xe cũng như các động cơ khác của xe.

Phía trên là những thông tin Hangchavn đã cung cấp cho bạn về củ đề là gì? Cấu tạo của củ đề là gì? Nguyên tắc hoạt động của củ đề là gì? Cách phân loại củ đề là gì? Nguyên nhân bị hỏng của củ đề là gì? Nếu có bất cứ chia sẻ hay thắc mắc gì về bài viết, vui lòng liên hệ qua số hotline 0975 645 225 hoặc truy cập website hangchavn để tìm hiểu thêm về các loại phụ tùng, vật liệu xây dựng cũng như thông tin về các loại xe nâng hàng.

Hy vọng bài viết hữu ích cho nhiều người. Nếu thấy bài viết hữu ích bạn hãy chia sẻ cho người khác nữa nhé!