[CẬP NHẬT] Tổng quan, tình hình ngành công nghiệp dệt may

Thế kỉ XXI là thời kì của nền công nghiệp 4.0 với nhiều thành tựu và sự đổi mới. Trong đó, ngành công nghiệp dệt may đang rất được chú trọng đầu tư phát triển. Vậy ngành công nghiệp dệt may là gì? Quá trình hình thành và phát triển của ngành công nghiệp dệt may là gì? Thực trạng ngành dệt may ở Việt Nam là gì? Hãy cùng hangchavn tìm hiểu ngay nhé!

1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT MAY

Kinh tế ngày càng phát triển thì đời sống xã hội của con người ngày càng được nâng cao, nhu cầu ăn mặc không chỉ dừng lại ở việc bảo vệ cơ thể và sức khỏe con người mà còn để làm đẹp thêm cho cuộc sống.

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công nghiệp dệt may

Dệt may là một trong các loại hoạt động công nghiệp có từ lâu đời của con người. Trong thời kì cổ đại, dệt may cũng thuộc vào hoạt động sinh hoạt kinh tế của con người, người ta thường sử dụng lông cừu, sợi bông, len và lá cây để mặc, các kỹ thuật may dệt đã nhanh chóng đạt đến trình độ cao. Nguyên liệu dệt may đầu tiên là sợi lanh.

Vào thập niên 1800, để cho ra đời bộ đồ hoàn chỉnh chính là kỳ tích vì người thợ phải tự làm hầu hết tất cả các khâu. Năm 1889, một kỹ sư người Pháp Chardonnet đã phát minh ra tơ nhân tạo (artificial silk), sợi tơ tổng hợp (synthetic fibres) hay còn được gọi chung là kỹ nghệ sợi hóa học (chemical fibres). Mục đích của ông khi tạo ra các loại sản phẩm này là để bình dân hóa các loại vải, tạo ra các mặt hàng may mặc có chất lượng cao.

Phải sau 50 năm từ 1839 đến 1889 thì sản lượng sợi hóa học trên thế giới mới có thể đạt tới mức sản lượng 1 triệu tấn/ năm, nhưng chỉ 12 năm sau thì sản lượng đã tăng lên gấp đôi và cứ thế tăng vọt. Năm 1846, máy may ra đời thúc đẩy tốc độ và sản lượng của ngành may mặc lên tầm cao mới.

Những năm 1900 – 1950 các nhà máy công nghiệp bắt đầu xuất hiện, giúp đẩy nhanh tiến độ phát triển của ngành công nghiệp thời trang. Sản phẩm của ngành dệt may không chỉ là quần áo, vải vóc mà còn là các vật dụng quen thuộc như khăn tắm, chăn mềm, đệm, rèm, thảm, đệm, ô dù, mũ nón…v.v

Ngành dệt may cũng cần thiết cho các ngành nghề sinh hoạt như: Lều, buồm, lưới cá, cần câu, dây thừng, dây chão, các thiết bị bên trong xe hơi, xe lửa, máy bay, tàu bè,..v.v Bên cạnh đó ngành dệt may cũng bao gồm các loại vật liệu dùng để đóng gói, bao bọc, để lót, để lọc, cách nhiệt, cách âm, cách điện, cách thủy, những dụng cụ y khoa như chỉ khâu và bông băng.

Lịch sử hình thành và phát triển của công nghiệp dệt may
Lịch sử hình thành và phát triển của công nghiệp dệt may

1.2. Ngành công nghiệp dệt may là gì?

Công nghiệp dệt may là ngành sản xuất các loại hàng may mặc nhằm mục đích thỏa mãn, đáp ứng các nhu cầu về may mặc và thời trang của con người với các sản phẩm đa dạng được thực hiện thông qua các hệ thống sản xuất công nghiệp hiện đại, đảm bảo về thẩm mỹ, chất lượng sản xuất.

Ngành công nghiệp dệt may là gì?
Ngành công nghiệp dệt may là gì?

Ngoài ra, ngành công nghiệp dệt may còn là ngành “tiên phong” trong chiến lược xuất khẩu hàng hóa Việt Nam ra thị trường nước ngoài, thu về cho đất nước lượng ngoại tệ rất lớn. Nhiều năm qua ngành dệt may đã cho thấy vị trị của mình trong việc ổn định mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu.

2. PHÂN LOẠI CÁC MẶT HÀNG CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT MAY

Khi nhắc đến công nghiệp dệt may thì ta sẽ nghĩ ngay đến các bộ trang phục mặc thường nhật. Hiện nay có nhiều chủng loại mặt hàng được các doanh nghiệp sản xuất và phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu như:

  • Nhóm mặt hàng lót
  • Nhóm mặt hàng mặc thường ngày: sơ mi, quần âu, áo váy…
  • Nhóm quần áo thể thao: đồ Jean, đồ thun
  • Nhóm thời trang hiện đại, thời trang trẻ em.
  • Nhóm trang phục đặc biệt: Trang phục quân đội, đồ bảo hộ lao động

Bên cạnh sự phát triển của lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ robot thì ngành công nghiệp dệt may cũng sở hữu nhiều thiết bị, máy móc hiện đại cho sản xuất và kiểm định chất lượng.

Phân loại các mặt hàng của ngành công nghiệp dệt may
Phân loại các mặt hàng của ngành công nghiệp dệt may

4. TÌNH HÌNH NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HIỆN NAY

Khi nhìn vào lịch sử thương mại thế giới, có thể thấy các sản phẩm công nghiệp dệt may là loại hàng hóa đầu tiên khi con người biết trao đổi, buôn bán. Trong những năm của thế kỷ thứ II trước công nguyên, các sản phẩm như gấm vóc, lụa là đã được Trung Quốc trao đổi, mua bán với các nước La Mã, Ba Tư. Nó còn được gọi với cái tên hoa mỹ – Con đường tơ lụa.

4.1. Đặc điểm ngành công nghiệp dệt may tại Việt Nam

Ngành công nghiệp dệt may của Việt Nam bị ảnh hưởng bởi Con đường tơ lụa từ Trung Quốc và ngành may mặc châu Âu. Ngành dệt may Việt Nam bắt đầu khi nhà máy dệt Nam Định được thành lập vào năm 1897. Năm 1976 đánh dấu một bước phát triển mới trong ngành dệt may – xuất khẩu dưới hình thức hợp đồng phụ (nhận bông và xuất khẩu thành phẩm theo yêu cầu).

Năm 1990 đến năm 1992 khi hệ thống các nước XHCN bị tan rã, Đảng và Nhà nước bắt đầu chính sách đổi mới nền kinh tế chuyển từ kinh tế bao cấp sang cơ chế quản lý nên thị trường xuất khẩu nước ta bị ảnh hưởng mạnh mẽ.

Năm 2006, xuất khẩu dệt may đạt 5,8 tỷ USD và nhanh chóng trở thành ngành xuất khẩu có doanh thu lớn thứ 2 lúc đó. Ngành công nghiệp dệt may phát triển nhanh chóng và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.

Về cơ cấu công ty theo sở hữu, doanh nghiệp tư nhân chiếm 84% tổng số doanh nghiệp trong khi đó FDI chiểm tỷ trọng 15%, còn lại 1% là các doanh nghiệp của nhà nước. Tuy nhiên, xuất khẩu hàng dệt may khối FDI tháng 9 năm 2017 đạt 11,6 tỷ USD (tăng 9,5%, chiếm 60,5% giá trị xuất khẩu hàng dệt may cả nước)

Đặc điểm ngành công nghiệp dệt may tại Việt Nam
Đặc điểm ngành công nghiệp dệt may tại Việt Nam

Một số doanh nghiệp vừa và nhỏ còn khó khăn trong việc kinh doanh, tiếp cận khách hàng, đầu tư các loại máy móc, thiết bị hiện đại. Ngành dệt may nước ta vẫn chưa chủ động được nguồn nguyên liệu chất lượng cao phù hợp với yêu cầu sản xuất hàng xuất khẩu mà phải phụ thuộc lớn và nhập khẩu (60% – 70%), nhập khẩu 90% bông nguyên liệu, 100% xơ sợi tổng hợp, 50% nhu cầu sợi bông và 80% vải khổ rộng.

Ngành dệt may Việt Nam chủ yếu nhập khẩu các nguồn nguyên vật liệu từ các thị trường khác như Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc.

Về nhân công: Nước ta có giá lao động rẻ hơn so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, giá trị lao động không cao, lao động có trình độ chuyên môn thấp nên năng suất lao động thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực.

Về việc nghiên cứu thị trường, quảng cáo: Sự hạn chế về năng lực nghiên cứu thị trường khiến cho nhiều phân khúc thị trường bị bỏ trống, tạo điều kiện cho các sản phẩm ngoại nhập thâm nhập thị trường trong nước. Công tác quảng cáo, chiến lược khuyến mãi hay các kênh bán lẻ còn hạn chế khiên cho nhiều thương hiệu nội địa như The Blue, Ninomax, N&M…v.v bị chìm trong quên lãng.

Để có thể nâng cao giá trị của mình trong ngành thì các doanh nghiệp cần phải nỗ lực hơn nữa nhằm nâng cao năng lực của mình. Để ngành dệt may có thể vận hành hiệu quả thì các doanh nghiệp phải chú trọng đầu tư các thiết bị công nghệ và nâng cao năng suất, trình độ của người lao động.

4.2. Vai trò ngành công nghiệp dệt may

Đối với nền kinh tế thế giới

Vai trò của ngành công nghiệp dệt may đối với nền kinh tế thế giới: Gắn liền với gia đoạn phát triển ban đầu của nền kinh tế, đóng vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa ở nhiều nước. Ngành công nghiệp dệt may phát triển tạo nhiều việc làm cho người lao động, giúp tăng lợi nhuận, tạo tiền đề phát triển cho ngành công nghiệp khác, góp phần nâng cao mức sống và ổn định tình hình chính trị cho xã hội.

Đối với nền kinh tế Việt Nam

Ngành dệt may có vai trò vô cùng to lớn đối với nền kinh tế của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Xuất khẩu các sản phẩm hàng dệt may đem đến nguồn thu ngoại tệ lớn để mua sắm các máy móc thiết bị phục vụ cho hiện đại hóa sản xuất, làm cơ sở cho kinh tế phát triển. Điều này thể hiện rõ trong lịch sử phát triển kinh tế đất nước. Hơn nữa, đây cũng là ngành xuất khẩu chủ lực, chiếm 12% – 16% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Nhờ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các chi phí sản xuất, vận chuyển và phân phối hàng hóa giảm đi, giúp năng suất lao động tăng lên, chúng ta có thể kì vọng ngành công nghiệp này sẽ có các bước tiến lớn hơn nữa trong tương lai.

Đối với khách hàng

Đối với khách hàng, ngành công nghiệp dệt may cung cấp các mặt hàng đa dạng, đảm bảo chất lượng và an toàn đối với người tiêu dùng. Đây cũng là một trong các mục tiêu mà ngành công nghiệp dệt may hướng đến trong tương lai.

Đối với các doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp và nhà kinh doanh thì công nghiệp dệt may tạo ra nguồn lợi lớn. Với nhu cầu tiêu dùng ngành hàng dệt may ngày càng tăng thì các doanh nghiệp dệt may hứa hẹn sẽ tiếp tục phát triển và vươn xa hơn nữa trong tương lai.

Các sản phẩm của ngành công nghiệp dệt may vô cùng đa dạng và phong phú, nó vừa có tính thời trang lại vừa có tính quốc tế, dân tộc. Công nghiệp dệt may phát triển góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, đời sống người dân được nâng cao, các yêu cầu sản về sản phẩm hàng may lại càng chất lượng, phong phú hơn.

Ngành công nghệ dệt may thúc đẩy kinh tế phát triển
Ngành công nghệ dệt may thúc đẩy kinh tế phát triển

5. MỘT SỐ TRƯỜNG ĐÀO TẠO NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT MAY

Ngành công nghiệp may đáp ứng nhu cầu không thể thiếu của con người. Do đó, các ngành học về may mặc, thời trang chưa bao giờ lỗi thời. Đặc biệt, nhu cầu nhân lực chất lượng qua đào tạo của ngành này đang rất cao, tạo ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho các bạn trẻ khi theo học ngành này. Tại Việt Nam có khá nhiều trường Đại học, trường nghề có ngành đào tạo liên quan đến công nghiệp dệt may. Dưới đây là một số trường nổi bật do hangchavn cung cấp:

Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH)

Trường có môi trường học tập chuyên nghiệp, thân thiện gắn kết chặt chẽ lý thuyết với thực hành. Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ được cấp bằng cử nhân ngành, có thể làm việc tại các doanh nghiệp liên quan đến ngành ở trong và ngoài nước. Đây cũng là một ngôi trường rất chịu chi khi đầu tư hẳn cho sinh viên một xưởng may với các trang thiết bị hiện đại, chuyên nghiệp để sinh viên có thể thỏa sức học tập, sáng tạo theo ý tưởng và thiết kế của mình.

Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH)
Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH)

Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội

Trường đào tạo nhiều ngành liên quan đến dệt may như công nghệ may, thiết kế thời trang. Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, tr­ường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội đang không ngừng lớn mạnh, hội tụ đầy đủ các yếu tố để trở thành trường đào tạo nguồn nhân lực hàng đầu cho ngành dệt may Việt Nam, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực nội địa và cho hội nhập quốc tế của toàn ngành dệt may trong tương lai.

Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội
Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội

Trường Đào Tạo Kỹ Thuật Công Nghệ May & Thiết Kế Thời Trang Trường Quốc Thảo

Với kinh nghiệm dày dặn trong việc đào tạo nghề may, Trường Quốc Thảo đã được Vương Quốc Anh cấp chứng nhận giáo dục dạy nghề vào năm 2010 và “Danh hiệu nhà cung cấp đáng tin cậy 2010” được trao tại Việt Nam.

Trường trung cấp nghề Kỹ thuật Công nghệ Hùng Vương

Trường hiện có các khóa đào tạo nghề May thời trang Hệ Trung cấp, Cắt may và Thiết kế thời trang Hệ Ngắn hạn – Sơ cấp.

Ngành công nghiệp dệt may ngay càng phát triển, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước nhà và cung cấp các mặt hàng chất lượng và đa dạng cho người dùng. Qua bài viết trên, hangchavn hi vọng đã mang đến cho các bạn những thêm thông tin hữu ích về ngành công nghiệp dệt may.

Thiên Sơn là địa chỉ phân phối xe nâng uy tín
Thiên Sơn là địa chỉ phân phối xe nâng uy tín

Ngoài việc sản xuất các loại sản phẩm liên quan đến ngành công nghệ dệt may thì việc vận chuyển và phân phối các sản phẩm của ngành cũng có vai trò vô cùng quan trọng. Để đảm bảo quá trình sản xuất được diễn ra nhanh chóng và hiệu quả thì việc sử dụng xe nâng hàng là giải pháp được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.

Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu mua xe nâng dầu, xe nâng điện, xe nâng tay.. thì hãy liên hệ ngay với các chuyên gia tư vấn của chúng tôi qua số hotline 0975 645 225 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhé!