Cây láp là một trong những bộ phận vô cùng quan trọng của xe thực hiện chức năng truyền động. Vậy cụ thể cây láp là gì? Nó nằm ở vị trí nào trên xe và nguyên lý hoạt động của thiết bị này như thế nào? Để đảm bảo khả năng vận hành ổn định của xe thì đâu là những dấu hiệu nhận biết cây láp hư hỏng, cần sửa chữa? Tất cả những thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây, đừng bỏ lỡ bạn nhé!
Nội dung bài viết
1. Cây láp là gì ?
Cây láp là gì? Cây láp được biết đến với tên tiếng Anh là Drive axles hay Drive shaft. Ngoài ra, trục láp, trục đuôi, trục các đăng đều là những cái tên được người dùng sử dụng khi nói về cây láp.
Cây láp ô tô là chi tiết trung gian có hình trụ được dùng để truyền mô-men xoắn và cơ khí điện đến các bánh xe chủ động. Các bộ phận này không thể trực tiếp liên kết với nhau vì lý do khoảng cách. Vậy nên trục láp sẽ giúp kết nối chúng vào cùng một hệ thống truyền lực.

Ngoài ra, cây láp xe hơi còn có tác dụng tiếp nhận tải trọng uốn do lực tác động lên bánh xe. Giúp xe khi đi qua đường vòng, đường gồ ghề hay đường nghiêng, lực ly tâm sẽ xuất hiện, đảm bảo xe di chuyển cân bằng và tốt nhất.
Thiết bị trục láp của xe thường được chia làm hai loại chính, đó là:
- Trục láp đơn: Đây là thiết bị trục láp thường được sử dụng trên xe ô tô và xe cơ giới bốn bánh. Được đặt ở khoảng cách giữa trục và động cơ nhỏ với thiết kế bằng nhôm trọng lượng nhẹ, độ bền cao. Đặc biệt thêm mối hàn ma sát để tăng chất lượng cho trục đơn.
- Trục láp hai ba mảnh: Thường được ứng dụng trên các dòng xe dẫn động bốn bánh hay các loại xe có khoảng cách giữa trục và động cơ lớn. Với sự hỗ trợ của trục láp, hệ thống sẽ có thể giảm tốc độ. Từ đó hạn chế hư hỏng của trục truyền động do bị uốn ở tốc độ cao.
2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cây láp
Cây láp giữ một vai trò rất quan trọng và nó ảnh hưởng đến khả năng vận hành của xe. Để có thể hiểu hơn về cây láp chúng ta hãy cùng hangchavn tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cây láp qua những thông tin dưới đây:
2.1. Cấu tạo của cây láp
Cây láp là gì? Nó giữ một vai trò quan trọng ảnh hưởng đến khả năng vận hành của xe. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, các chuyên gia sản xuất đã nghiên cứu, tính toán kỹ lưỡng cấu tạo cây láp ô tô với những thành phần sau:
- Ống: Thực hiện nhiệm vụ duy trì vị trí của đuôi xe khi thực hiện thao tác phanh và tăng tốc.
- Mép bích: Bộ phận này được thiết kế để liên kết trục láp với bộ vi sai, hộp số, bộ truyền động, bơm thủy lực, bộ ngắt điện và nhiều bộ phận khác trên xe.
- Khớp nối chữ U: Dùng để kết nối các trục quay của xe nên vô cùng quan trọng. Nó thường được lắp đặt ở các dòng xe dẫn động 4 bánh hoặc dẫn động ở bánh sau.
- Chốt chặn: Mục đích thiết kế chốt chặn để giảm độ rung và tiếng ồn trong quá trình xe tăng tốc. Đồng thời đảm bảo độ bền và độ chính của trục đẩy được tốt nhất.
- Vòng bi trung tâm: Còn được gọi là ổ trục giữa, sử dụng để liên kết 2 phần của trục các đăng. Nhờ đó, đảm bảo vị trí chính xác của bác bộ phận trục truyền động. Hạn chế dao động điều hòa trong toàn bộ quá trình di chuyển của xe hơi.
- Trục giữa: Thành phần chính giúp liên kết trục truyền động và trục khớp với vỏ trên các ổ trục giữa.
- Chốt ống: Thiết kế xoay quanh trục truyền động và khớp chữ U
- Chốt trượt: Kết nối trực tiếp với trục truyền động thông qua các khớp, sử dụng di chuyển trong ngoài hộp chuyền để cung cấp điện.
- Trục hình ống: Sử dụng để hiệu chỉnh hệ số khoảng cách giữa trục sau và hộp số. Một cây láp có thể nhiều hơn 1 trục hình ống tùy vào trục truyền động và loại xe. Chiều dài của nó cũng sẽ thay đổi phụ thuộc vào khoảng cách trục từ hộp số.

2.2. Nguyên lý hoạt động của cây láp là gì
Nguyên lý hoạt động của cây láp như thế nào? Như chúng ta đã biết, trục láp xe ô tô là bộ phận truyền mô- men xoắn của động cơ từ bộ vi sai hoặc hộp số đến các bánh xe.
Để thực hiện được nhiệm vụ này, thiết kế cây láp là gì? Nó được thiết kế với các khớp không đổi về vận tốc bên trong cũng như cố định bên ngoài. Kết hợp với hệ thống này sẽ còn các bộ phận khác bao gồm bộ giảm chấn xoắn và vòng chống bó cứng. Ngoài ra, sử dụng sự hỗ trợ của vòng bi để kết nối bộ truyền động và động cơ. Cùng với lò xo treo để nối bánh xe, bộ vi sai và trục sau.
Sau đó, trục đầu vào truyền động và trục đầu ra vỏ cầu sau sẽ nằm cùng mặt phẳng. Nó giúp trục lắp của xe kết nối với các trục này theo góc nghiêng. Một khi bánh xe sau có dấu hiệu tiếp xúc với bề mặt không bằng phẳng thì trục sau sẽ lập tức chuyển động lên xuống, giãn nở cũng như nén vào lò xe treo. Từ đó thay đổi góc trục các đăng và trục đầu ra giúp xe không di chuyển lệch trong quá trình vận hành.
3. Một số câu hỏi thường gặp
3.1. Những dấu hiệu nhận biết cây láp ô tô bị hỏng
Cây láp đóng vai trò quan trọng trong việc truyền lực của ô tô nên việc xảy ra hao mòn cây láp trong quá trình vận hành là điều khó tránh khỏi. Khi nhận biết các dấu hiệu khi cây láp bị hư sẽ giúp người lái xe chủ động đưa xe đi sửa chữa kịp thời, qua đó đảm bảo cho tài xế lái xe an toàn trên mọi cung đường.
- Vào cua khó khăn: Nước tràn vào khoang láp có thể làm hỏng hoặc gỉ sét các bánh răng. Điều này khiến xe khó quay đầu và có thể gây nguy hiểm cho tài xế khi lái xe.
- Xe phát ra tiếng ồn: Nếu trục truyền động bị lỗi, xe sẽ phát ra những tiếng ồn khó chịu khi xe di chuyển. Các bộ phận khác cũng chịu ảnh hưởng và dễ bị mài mòn.
- Có tiếng lạch cạch khi đạp ga: Đây là dấu hiệu báo con dấu nắp rỉ sét làm ảnh hưởng đến khả năng truyền động của cây láp.
- Khi tăng tốc xe dễ bị giật: Các trục dẫn động bánh xe thường gặp vấn đề. Bạn cần nhanh chóng lái xe qua các trung tâm bảo dưỡng để kiểm tra và xử lý kịp thời.

3.2. Bảo dưỡng, sửa chữa cây láp ô tô đúng cách
Việc vệ sinh cây láp cho ô tô của bạn thường xuyên là rất quan trọng để đảm bảo đầu nối đồng tốc luôn sạch sẽ và không bám bụi. Vệ sinh sạch sẽ giúp cây láp có thể vận hành tốt nhất mà ít bị hư hại. Tuy nhiên, nếu chẳng may bộ phận này bị hư hỏng thì bạn cũng đừng quá lo lắng, sau đây là cách sửa chữa và thay thế cây láp cho xe ô tô:
- Thay dầu bôi trơn thường xuyên cho cây láp. Cách này giúp giảm ma sát và hạn chế hư hỏng.
- Khi vỏ cao su của cây láp bị rách cần thay thế kịp thời. Tránh để cát, bùn không làm ăn mòn các chi tiết trong cây láp.
- Trục bị giãn, bị lỏng, bị gãy cũng cần được thay thế. Không nên sửa chữa vì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của động cơ.

3.2. Các nguyên nhân khiến cây láp bị hư hỏng
Trong quá trình vận hành, trục láp (còn được gọi là cây láp) thường gặp phải nhiều vấn đề hư hỏng, và nguyên nhân chính gây ra những vấn đề này có thể được giải thích thông qua một số yếu tố sau. Trước hết, tác động của tải trọng động và mô men xoắn trong quá trình làm việc là một nguyên nhân chính dẫn đến hư hỏng trục láp. Trục láp thường phải chịu sự quá tải từ các tải trọng động và mô men xoắn, và việc có thể chọn một chất bôi trơn phù hợp để bôi trơn trục láp gặp nhiều khó khăn.
Điều này dẫn đến mài mòn trên các bề mặt ma sát quan trọng như phần then hoa và các bề mặt lắp ghép bằng bu lông phần tán trục. Thời gian dài sử dụng cũng khiến tích tụ độ bẩn và chất bẩn trên các bề mặt này, gây ra tải trọng động và làm toét lỗ tán hoặc cong vênh tán trục.
Nguyên nhân tiếp theo liên quan đến các chi tiết chế tạo không chính xác và lắp ghép không chuẩn. Quá trình sản xuất và lắp ráp trục láp có thể gặp phải sự không chính xác trong việc gia công chi tiết và lắp ghép các thành phần. Nếu các chi tiết không được gia công đúng cách hoặc lắp ghép không đạt chuẩn, sẽ tạo ra sự không ổn định trong quá trình hoạt động của trục láp. Điều này có thể dẫn đến mài mòn không đều, tăng độ rung và mất cân bằng, gây ra hư hỏng và giảm hiệu suất hoạt động.
Cuối cùng, vật liệu kém cũng là một nguyên nhân quan trọng góp phần vào hư hỏng của trục láp. Nếu vật liệu được sử dụng để làm trục láp không đáp ứng được yêu cầu của quá trình làm việc, nó có thể không chịu được tải trọng và mô men hoặc không có khả năng chống mài mòn và chịu ma sát. Điều này dẫn đến hư hỏng nhanh chóng của trục láp và làm giảm tuổi thọ của nó.
Tổng hợp lại, nguyên nhân chính dẫn đến hư hỏng của trục láp bao gồm tải trọng động và mô men xoắn, khó khăn trong bôi trơn, tích tụ độ bẩn, chi tiết chế tạo không chính xác và lắp ghép không chuẩn, cũng như sử dụng vật liệu kém chất lượng. Để giảm thiểu các vấn đề này, việc chọn và áp dụng các phương pháp sản xuất chính xác, chất liệu phù hợp và chế độ bôi trơn hiệu quả là rất quan trọng để đảm bảo tuổi thọ và hiệu suất hoạt động của trục láp trong quá trình vận hành.
6. Các phương pháp gia công phục hồi cây láp
1. Cong thân bán trục: ép bằng búa hơi.
2. Cong vênh, toét tán trục: Nắn sửa cong vênh, hàn đắp, tiện lại , khoan lỗ tán.
3. Mòn, gãy then hoa: tiện bỏ phần then hoa cũ, hàn đắp sau đó phay lại then hoa.
4. Mòn các then hoa:
Làm sạch các mặt then hoa cho tới khi thấy rõ ánh kim loại (bàn chải thép).
- Hàn đắp đoạn trục then hoa.
- Kiểm tra mặt lỗ tâm, cần thì sửa lại.
- Tiện đoạn trục vừa đắp.
- Phay then hoa.
- Làm nhẵn các cạnh sắc và sạch mạt kim loại.
- Tôi then.
5. Mòn lỗ côn trên tán trục: Hàn đắp đầy các lỗ mòn.
- Kiểm tra độ đảo của trục láp (cây láp), cần thì nắn sửa.
- Tiện khoả hai mặt đầu tán trục.
- Khoan và khoét vát mép lỗ 390.
Các phương pháp phục hồi cây láp
Hiệu quả và chất lượng phục hồi chi tiết phụ thuộc một cách đáng kể vào phương pháp công nghệ được sử dụng để gia công. Hiện nay có nhiều phương pháp phục hồi chi tiết khác nhau cho phép không chỉ hoàn trả các hình dạng và tình trạng kỹ thuật ban đầu mà còn có thể đạt được chất lượng tốt hơn chi tiết nguyên thuỷ. Để phục hồi trục láp (cây láp) ta có thể sử dụng một số phương pháp sau:
6.1. Phục hồi chi tiết bằng phương pháp kích thước sửa chữa:
Để phục hồi người ta sử dụng rộng rãi các dạng gia công cơ như: khoan, tiện, phay … Gia công chi tiết dưới kích thước sủă chữa được sử dụng rộng rãi để phục hồi các chi tiết của ôtô.
- Phương pháp này có ưu điểm:
- Qui trình công nghệ và trang thiết bị sử dụng đơn giản.
- Hiệu quả kinh tế cao.
- Duy trì tính lắp lẫn của các chi tiết trong giới hạn của kích thước sửa chữa nhất định.
- Tuy nhiên phương pháp này còn tồn tại một số nhược điểm sau:
- Làm tăng danh mục của phụ tùng thay thế
- Làm phức tạp các quá trình ghép bộ các chi tiết, lắp cụm và bảo quản chi tiết.
- Ngoài việc thay đổi kích thước làm giảm một cách đáng kể thời hạn phục vụ của chi tiết.
6.2. Phục hồi bằng phương pháp sử dụng chi tiết phụ.
Sử dụng chi tiết phụ nhằm mục đích bù hao mòn của các bề mặt làm việc của chi tiết cũng như thay thế các phần bị hao mòn hay bị hư hỏng của nó. Sử dụng phươg pháp này có ưu điểm sau:
Qui trình công nghệ và trang thiết bị đơn giản, có thể phục hồi lại nguyên hình dạng và kích thước của chi tiết lẫn đặc tính kỹ thuật của chi tiết, tuy nhiên nó cũng có một số nhược điểm là chi phí vật liệu lớn để chế tạo các chi tiết sửa chữa phụ, ngoài ra có nhiều trường hợp đưa đến làm giảm độ bền cơ học của chi tiết phục hồi và làm phức tạp trong lắp lẫn.
Lựa chọn phương án phục hồi
Phương pháp và quy trình công nghệ phục hồi chi tiết đóng vai trò không nhỏ trong việc nâng cao độ tin cậy và tuổi thọ của ô tô. Giải quyết tốt vấn đề phục hồi có ý nghĩa to lớn trong nền kinh tế quốc dân đặc biệt là với công tác sửa chữa của các xí nghiệp sửa chữa.
Việc lựa chọn phương pháp phục hồi phụ thuộc vào đặc điểm kết cấu công nghệ và điều kiện làm việc của chi tiết, giá trị hao mòn, các đặc điểm của công nghệ phục hồi có ảnh hưởng quyết định đến tuổi thọ chi tiết và giá thành phục hồi.
Với trục láp (cây láp) có đặc điểm kết cấu và điều kiện làm việc như đã trình bày ở trên. Để đảm bảo được yêu cầu kỹ thuật đặt ra và đơn giản trong quá trình sửa chữa, đồng thời đảm bảo tuổi thọ cần thiết và giá thành sửa chữa nhỏ nhất ta chọn phương pháp phục hồi trục láp (cây láp) theo phương pháp kích thước sửa chữa và thông thường tiến hành hàn đắp sau đó tiến hành khoan hoặc khoét, tiện và phay.
Phía trên là các thông tin về cây láp mà hangchavn đã cung cấp thông tin đến các bạn. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích với bạn. Để tham khảo và tìm hiểu thêm nhiều kiến thức và tin tức về lĩnh vực phụ tùng nói chung và xe nâng nói riêng, bạn vui lòng truy cập đường dẫn tại đây