Cấu tạo xe nâng điện – Ưu, nhược điểm và nguyên lý hoạt động

Xe nâng hàng nói chung và xe nâng điện nói riêng đều là các thiết bị cơ cấu nâng hạ được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Vậy cấu tạo xe nâng điện hay xe nâng điện được cấu tạo như thế nào? Ưu, nhược điểm và nguyên lý hoạt động của xe nâng điện ra sao? Hãy cùng Hangcha Việt Nam tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

I. Giới thiệu chung về xe nâng điện

Trước khi tìm hiểu về cấu tạo xe nâng điện và nguyên lý hoạt động chi tiết để khách hàng cần hiểu rõ về xe nâng hàng nói chung và xe nâng điện nhẹ nói riêng. Cụ thể, xe nâng hàng được hiểu là một loại xe công nghiệp được sử dụng trong việc nâng hạ, di chuyển, sắp xếp hàng hóa tại kho hàng, bến tàu, nâng người tại các công trường xây dựng, nâng hàng container,…. Đây là dòng sản phẩm giúp giải phóng sức lao động, gia tăng hiệu suất công việc và giảm thiểu chi phí cố định, chi phí nhân công. Vậy xe nâng sử dụng điện là gì? Xe nâng điện có những loại nào? Các loại xe nâng điện có sử dụng hệ thống thủy lực? Tại sao nó lại chiếm vị trí quan trọng ? Hãy cùng bàn luận tại nội dung dưới đây

1. Xe nâng điện là gì?

Xe nâng điện là dòng xe chạy bằng động cơ điện (motor điện) thay vì động cơ đốt trong (xăng dầu diesel,…) như các dòng xe truyền thống khác. Dòng xe này sử dụng loại pin/acquy công nghiệp với công suất và dung lượng lớn đáp ứng được khối lượng công việc nặng. Với thiết kế nhỏ gọn, tiết kiệm nhiên liệu đi kèm với khả năng mang dịch chuyển hàng hoá ra khỏi nhà máy, kho xưởng vô cùng dễ dàng. Xe nâng điện đã và đang dần thay thế các dòng xe nâng truyền thống khác để trở thành xu thế công nghệ xanh trong tương lai.

Xe nâng điện là gì
Xe nâng điện là gì? Cấu tạo xe nâng điện.

2. Ưu, nhược điểm của xe nâng điện

Các dòng xe nâng điện hiện nay đang ngày càng được sử dụng phổ biến trên thị trường, có thể thấy việc sử dụng các thiết bị điện nói chung và xe nâng điện nói riêng đang là xu thế tương lai trong các ngành công nghiệp. Và xe nâng điện có thể tái chế sử dụng nhiều lần. Vậy xe nâng điện có những ưu nhược điểm gì? Hãy cùng tìm hiểu ở bên dưới đây.

Ưu điểm xe nâng điện

  • Không có khí thải gây tổn thất tài nguyên thiên nhiên và vô cùng thân thiện với môi trường.
  • Tiếng ồn vận hành thấp.
  • Chi phí vận hành cực kì thấp so với các dòng xe nâng hàng truyền thống.
  • Trang bị nhiều tính năng trị số mới mẻ, công nghệ an toàn: SAS, OPS,…
  • Được chế tạo với sức bền cao, ít hư hỏng.
  • Không cần đến các công ty bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên.

Nhược điểm của xe nâng điện

Bên cạnh những ưu điểm nổi trội trên thì cấu tạo xe nâng điện cũng tạo nên một vài trường hợp hạn chế nhất định như:

  • Chi phí đầu tư ban đầu có thể cao hơn một vài dòng xe truyền thống.
  • Yêu cầu về nguồn điện một chiều, nguồn điện xoay chiều phức tạp
  • Ắc quy điện có trọng lượng lớn, gây khó khăn khi thay thế.
  • Sức mạnh của motor điện hạn chế hơn động cơ đốt trong.

3. Phân loại xe nâng điện

Tùy thuộc vào cấu tạo xe nâng điện và điều kiện làm việc khác nhau xe nâng điện được thiết kế riêng biệt thành nhiều loại. Dưới đây là một vài loại xe nâng điện phổ biến trên thị trường.

Xe nâng điện ngồi lái: Cấu tạo xe nâng điện ngồi lái cơ động có phần tương tự với xe nâng động cơ đốt trong. Xe nâng điện ngồi lái sở hữu thiết kế gọn gàng, được trang bị đầy đủ buồng lái, ghế ngồi. Đặc biệt xe được điều chỉnh trang bị thêm hộp số tự động, chân ga cảm biến định hướng và bảng điều khiển riêng cho chức năng treo nâng hạ giúp cho việc điều khiển và sử dụng xe đơn giản và dễ dàng hơn. Xe nâng điện ngồi lái được sử dụng phổ biến tại nhà kho, kho bãi lớn với mức tải trọng thông dụng từ 1-3 tấn.  Ngoài ra, khi được kết hợp thêm bộ dịch càng/shideshif với tính năng di chuyển giá càng sang trái, phải linh hoạt, nhờ đó mà quá trình bốc xếp hàng hóa trở nên dễ dàng hơn.

Xe nâng điện đứng lái: Cấu tạo xe nâng điện đứng lái được tối ưu với thiết kế nhỏ gọn, giá đỡ tay nâng có chiều dài tốt và cùng nhiều model khác rất thích hợp để sử dụng trong các kho, xưởng có lối đi nhỏ hẹp hoặc yêu cầu độ cao làm việc lớn (tối đa lên đến 12m). Trong đó, Xe nâng điện đứng lái được chia làm 3 loại chính: Xe nâng điện dạng dắt lái, xe nâng điện có bệ đứng và xe điện Reach Truck.

Xe nâng điện tay thấp: Là dòng xe nâng điện phục vụ việc nâng hạ và di chuyển bốc dỡ hàng hóa tương đối ổn định, tuy nhiên chiều cao của xe chỉ đạt mức tối đa là 200cm, chỉ hỗ trợ trượt di chuyển các pallet ngang hàng bên tầm dưới.

Cấu tạo và phân loại xe nâng điện

II. Cấu tạo xe nâng điện

Để có cái nhìn tổng quan và đơn giản, ta có thể định vị tạo thành các nhóm cấu tạo xe nâng điện ra 3 phần chính: Khung nâng hạ, thân xe và hệ thống di chuyển.

1. Khung nâng hạ

Khi tìm hiểu về cấu tạo xe nâng điện thì khung nâng hạ là một trong những bộ phận quan trọng cần thiết nhất cần được quan tâm. Đây là bộ phận có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trợ lực, làm việc và tính ứng dụng trong thực tế của một chiếc xe. Tùy từng mục đích sử dụng của khách hàng mà bộ phận nâng hạ của xe nâng được trang bị các tính năng khác nhau. Nhìn chung, khung nâng hạ được cấu tạo từ một vài bộ phận chính:

Khung nâng

Đây là bộ phận quyết định trực tiếp tới chiều cao làm việc của một chiếc xe. Khung nâng được cấu tạo từ thép cacbon chịu lực cao với kết cấu 2 hoặc 3 khung thép thẳng đứng. Chúng được thiết kế là bộ phận kết nối giữa thân xe và giá nâng. Cùng với hệ thống piston ròng rọc độc lập có công dụng giúp sắp đặt nâng hạ hàng hóa lên cao hoặc ngược lại. Chiều cao của khung nâng được thiết kế tùy theo từng nhu cầu đặt hàng thực tế của khách hàng. Với độ cao cho xe tiêu chuẩn là 3 mét và tối đa có thể nâng cao lên tới 12 mét.

Giá nâng hoặc bộ công tác

Những cấu hình bộ phận thứ 2 không thể thiếu lần lượt là giá nâng hoặc các bộ công tác. Đây là cách thức một bộ phận kết nối giữa khung nâng và càng nâng, với thiết kế bởi thép chịu lực và hệ thống vòng bi kích thước chuẩn giúp việc nâng hạ hàng hóa ổn định và chính xác hơn. Ngoài việc là nơi để gắn càng nâng, chúng còn được sử dụng để gắn các phụ kiện khác như: gầu xúc, kẹp, gật gù,…

Bộ công tác xe nâng là từ để chỉ các phụ kiện đi kèm khác thay thế cho càng nâng. Tùy theo mục đích sử dụng mà bạn có thể đặt mua thêm các bộ công tác khác nhau. Từ đó biến chiếc xe nâng thông thường thành một thiết bị gia công chuyên dụng đặc biệt. Một số bộ công tác xe nâng phải kể đến như: Bộ gật gù, bộ kẹp giấy, bộ kẹp phi, bộ kẹp gỗ,…

Cấu tạo thân xe nâng điện

Càng nâng hoặc bộ công tác

Càng nâng là trang bị tiêu chuyển của xe nâng. Đây là bộ phần chính tiếp xúc trực tiếp với hàng hóa trong quá trình nâng hạ, với thiết kế là 2 thanh thép hình chữ L cùng kích thước đa dạng phù hợp từng nhu cầu sử dụng trực quan

Xi lanh thủy lực (trụ nâng)

Đây là bộ phận có tác dụng truyền lực giúp nâng hạ hàng hóa lên cao hoặc ngược lại. Chúng được thiết kế là các ống rỗng chứa đầy dầu thủy lực bên trong. 1 đầu nối với thân xe, 1 đầu nối với piston  làm nhiệm vụ di chuyển tịnh tiến. Xi lanh dùng cho bộ phận nâng hạ gồm 2 loại cơ bản: Xi lanh nâng, và xi lanh nghiêng.

    • Xi lanh nâng: Là thiết bị lắp thẳng đứng theo chiều dọc của khung nâng, chúng kết hợp nối tiếp với hệ thống dây xích. Điều đó giúp để kéo khung nâng và hàng hóa lên trên cao hoặc ngược lại.
    • Xi lanh nghiêng: Là bộ xi lanh được lắp nghiêng một góc trực quan so với trục thẳng đứng. 1 đầu chúng được gắn vào thân xe, 1 đầu gắn vào khung nâng. Khi xin lanh này làm việc chúng sẽ đẩy khung nâng nghiêng 1 góc 12 độ về phía sau hoặc 6 độ về phía trước. Khi xi lanh nghiêng hoạt động chúng sẽ giúp càng nâng dễ dàng tiếp cận hàng hóa, đồng thời giữ cho hàng hóa giữ thăng bằng thuận lợi trong suốt quá trình di chuyển.

2. Bộ phận di chuyển trên xe nâng.

Cũng giống như các phương tiện di chuyển khác, bộ phận di chuyển trên xe nâng được người ta thiết kế với hệ thống 2 trục bánh trước sau gồm: bánh lái và bánh truyền động. Tùy từng ứng dụng thực tế mà lỗi loại xe lại có hệ thống truyền động được thiết kế riêng. Trong khi đó, chúng ta có thể bắt gặp xe nâng 3 bánh, xe nâng 4 bánh, xe nâng sử dụng bánh nhựa PU,…. Nhưng đặc điểm về cấu tạo xe nâng liên quan đến di chuyển đều bao gồm hệ thống bánh lái và hệ thống bánh chịu tải. Không giống với các phương tiện di chuyển thông thường, để đảm bảo khả năng nâng hạ hàng hóa và di chuyển trong nhiều không gian khác nhau thì trên xe nâng bánh phía sau là bánh lái và bánh trước xe nâng là bánh chịu tải.

  • Hệ thống bánh lái phía sau: Đóng vai trò là bánh lái, chúng bao gồm hệ thống lốp, cầu truyền động, xi lanh lái. Mọi hoạt động của bánh được điều khiển trực tiếp qua vô lăng của xe. Bánh phía sau xe có kích thước bé hơn bánh xe phía trước giúp khả năng điều hướng linh hoạt hơn trong nhiều môi trường làm việc. Bánh lái có thể là bánh hơi hoặc bánh cao su đặc tùy từng nhu cầu thực tế.
  • Hệ thống bánh chịu tải phía trước: Với chức năng chính là chịu tải giảm bớt trọng lượng khi nâng hạ hàng hóa và dẫn động nên bánh xe nằm phía trước có kích thước lớn. Bánh chịu tải vừa đóng vai trò là hệ thống đòn bẩy cân bằng giữa khối đuối trọng ở đuôi xe và hàng hóa phía trước xe, vừa đóng vai là hệ thống truyền động giúp xe di chuyển.
Cấu tạo xe nâng điện đứng lái
Cấu tạo xe nâng điện đứng lái

3. Thân xe

Khoang động cơ (Cabo)

Trong cấu tạo xe nâng điện, khi nói đến kết cấu phần thân xe thì động cơ là điều đầu tiên và quan trọng nhất cần được quan tâm. Trên một chiếc xe nâng thì động cơ phát ra được mô tả như trái tim, bởi đây là bộ phận duy nhất tạo ra năng lượng truyền tới các bộ phận còn lại trên xe. Sau đó, hệ thống motor trên xe nâng điện lấy nguồn trực tiếp từ bình ắc quy, qua hệ thống chuyển đổi phức tạp thành động năng chuyển dời đến các bộ phận khác.

Khoang chứa nhiên liệu

Khi nói về cấu tạo xe nâng hàng bạn sẽ thấy rất ít tài liệu chia sẻ về hình ảnh khu vực khoang chứa nguyên liệu. Thế nhưng, nếu xem động cơ là trái tim thì hệ thống nguyên liệu, dây dẫn được xem là mạch máu. Chúng bao gồm bình chứa, máy bơm và hệ thống đường dẫn kết nối với nhau.

Trên xe nâng điện, khoang chứa nguyên liệu thực chất là một khoang rỗng. Đây là nơi đặt bình ắc quy hoặc pin nguyên liệu, dây dẫn cho loại nguyên liệu điện chắc chắn sẽ là các dây điện rồi. Trên xe nâng điện cũng có bình chứa dầu thủy lực cung cấp cho piston xi lanh. Hơn nữa trọng lực của pin trên xe nâng điện thường khá lớn nên đây cũng thể coi như là một phần đối trọng của xe mà chúng ta không nên bỏ qua

Cấu tạo khoang động cơ trên xe nâng điện

Bộ phận điều khiển (Cabin lái)

Bộ phận điều khiển hay khoang cabin lái là nơi người sử dụng điều khiển và kiểm soát toàn bộ chiếc xe. Trên một chiếc xe nâng, bộ phận điều khiển chia làm 2 phần chính là: Bộ phận điều khiển chuyển động và bộ phận điều khiển nâng hạ. Toàn bộ hệ thống điều khiển của xe nâng được tích hợp trên khoang lái (xe có canbin), và trên tay điều khiển (xe nâng tay).

    • Bộ phận điều khiển di chuyển: Bao gồm vô lăng, phanh, hộp số gas. Chúng điều khiển các hoạt động di chuyển của xe nâng từ nơi này đến nơi khác.
    • Bộ phận điều khiển nâng hạ: Bao gồm các cần điều khiển lên, xuống, nghiêng ngả. Ngoài ra còn có các bộ điều khiển phanh khẩn cấp giới hạn,..
    • Các bộ phận khác: Ngoài 2 bộ phận chính kể trên, bộ phận điều khiển còn được trang bị rất nhiều các thiết bị, chức năng khác hỗ trợ người sử dụng như: Gương chiếu hậu, đồng hồ hiển thị, đèn cảnh báo,…

Khối đối trọng của xe nâng

Đối với các dòng xe nhỏ, dòng xe nâng thấp sẽ không có phần đối trọng. Với các dòng xe nâng có kích thước và tải trọng lớn, các dòng xe chuyên dụng cho các cặp pallet 2 mặt sẽ được trang bị khối đối trọng phía sau xe giúp quá trình vận hành, nâng hạ hàng hóa và di chuyển trở nên an toàn, ổn định hơn. Thông thường khối đối trọng sẽ được đặt ở phần đuôi xe, đối với một vài dòng xe chuyên dụng thì khối đối trọng được đặt trọng tâm gần về phần giữa xe giúp kích thước xe thon gọn hơn.

III. Nguyên lý hoạt động của xe nâng điện

Khi tìm hiểu về cấu tao xe nâng điện thì nguyên lý hoạt động của dòng xe này cũng là môt chủ đề được nhiều người quan tâm. Cụ thể, xe nâng điện nói riêng hay xe nâng hàng nói chung về cơ bản đều có nguyên lý hoạt động tương tự nhau. Để dễ hình dung, ta có thể chia nguyên lý hoạt động trên xe nâng điện thành 3 phần chính gồm: Cơ chế nâng hạ, cơ chế nghiêng và cơ chế di chuyển.

  • Cơ chế nâng hạ: Khi nhận tín hiệu từ bộ phận điều khiển, bơm van thủy lực hoạt động tạo áp lực đẩy rãnh xilanh (piston) thủy lực đưa khung nâng và hàng hóa lên đoạn trên cao. Khi hạ hàng hóa thì áp lực trong cụm xi lanh (piston) thủy lực sẽ được xả ra bên ngoài, lợi dụng sức nặng của giá nâng và hàng hóa để hạ độ cao xuống kết hợp với cơ chế hạ cánh mềm giúp hàng hóa được hạ xuống từ từ, ổn định nhằm giảm thiểu tối đa vấn đề có thể phát sinh.
  • Cơ chế nghiêng: Cơ chế nghiêng khung nâng được chủ động thực hiện bởi 2 xi lanh (piston) thủy lực liên kết giữa thân xe và khung nâng hình chữ nhật. Hệ thống nghiêng được điều khiển bằng tay chang bố trí trong cabin xe với cơ chế hoạt động thủy lực tương tự như cơ chế nâng hạ.
  • Cơ chế di chuyển: Xe nâng được trang bị hệ thống bánh lái kích thước nhỏ phía sau, bánh dẫn động (bánh chịu lực) kích thước lớn ở phía trước. Nhờ đó, xe có bán kính quay vòng nhỏ hơn, hoạt động dễ dàng, thay đổi linh hoạt trong khoảng không gian nhỏ hẹp.
Nguyên lý hoạt động xe nâng điện
Nguyên lý hoạt động, cấu tạo xe điện

Tổng kết, trên đây là một vài thông tin cơ bản về cấu tạo xe nâng điện cũng như khái niệm, ưu nhược điểm và nguyên lý vận hành của nó. Hy vọng rằng qua bài viết này khách hàng đã có nắm bắt được một vài thông tin cơ bản mới nhất về xe nâng điện trước khi tìm mua và sử dụng. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về cấu tạo xe nâng điện hoặc bạn đang có nhu cầu tìm hiểu, đầu tư các sản phẩm xe nâng hàng hãy liên hệ ngay tới chúng tôi qua Hotline: 0975.64.5225 để nhận được sự hỗ trợ giải thích và trả lời tư vấn những gì mà bạn thắc mắc từ đội ngũ kĩ thuật giàu kinh nghiệm cũng như đưa ra bảng giá xe nâng điện dành cho bạn tham khảo