Cảm biến radar là gì? Cấu tạo, phân loại và ứng dụng

Cảm biến radar là thiết bị được sử dụng rộng rãi và được ứng dụng trong nhiều ngành sản xuất công nghiệp và trong đời sống. Vậy cảm biến radar là gì? Cấu tạo của cảm biến radar là gì? Ưu và nhược điểm của cảm biến radar là gì? Một số ứng dụng của cảm biến radar. Hãy cùng hangchavn tìm hiểu về radar qua bài viết dưới đây nhé !

1. Tổng quan về cảm biến Radar

Trong phần này hangcha sẽ giúp bạn hiểu các thông tin cơ bản như cảm biến radar là gì? Cấu tạo và nguyên lí hoạt động của cảm biến radar là gì? Ưu và nhược điểm của cảm biến radar

1.1. Cảm biến radar là gì?

Cảm biến radar (hay còn được gọi là cảm biến vi sóng) là cảm biến hoạt động dựa trên hiệu ứng doppler, tần số 5.8 Ghz dưới 10m khi có người chuyển động qua thì nó sẽ nhận tín hiệu và cho tín hiệu phản hồi lại.

Cảm biến radar dùng tần số sóng rất cao, điều này cho phép tạo ra một chùm tia khá hẹp. Do đó, nó có thể phát hiện các vật thể nhỏ mà không cần sự can thiệp từ các vật thể lân cận trong khoảng cách lớn. Chính vì vậy, nó đem đến cho chúng ta một kết quả đo chính xác.

Cảm biến radar
Cảm biến radar

1.2. Cấu tạo của cảm biến radar là gì?

Cảm biến radar bao gồm các bộ phận sau: Một máy phát tín hiệu được phát vào không gian qua một ăng-ten. Khi tín hiệu này bị cản, nó sẽ bị phản xạ và dội lại theo nhiều hướng. Tín hiệu bị trả lại hoặc phản xạ sẽ được nhận bởi ăng-ten radar và gửi đến máy thu, nơi nó xử lý và xác định các số liệu thống kê địa lý của đối tượng.

Hệ thống radar có thể đo đạc các hướng, đo độ cao và khoảng cách, tiến trình và tốc độ của các vật thể. Tần số năng lượng điện từ được sử dụng trong radar không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như bóng tối, sương và mây mù. Nó cho phép hệ thống radar có thể xác định chính xác vị trí của máy bay, tàu hoặc các chướng ngại vật không thể nhìn thấy bằng mắt thường do hạn chế về khoảng cách, thời tiết hoặc bóng tối.

Khoảng cách được tính bằng cách xác định thời gian tín hiệu truyền từ radar đến mục tiêu và quay trở lại. Vị trí của mục tiêu được đo theo góc, từ hướng của tín hiệu phản hồi biên độ cực đại, hướng về phía ăng-ten. Hiệu ứng Doppler được sử dụng để đo khoảng cách và vị trí của các vật chuyển động.

Cấu tạo của cảm biến radar
Cấu tạo của cảm biến radar

1.3. Nguyên lý hoạt động cảm biến radar

Nguyên lý hoạt động của radar là ta chỉ cần cấp 1 nguồn 24V cho thiết bị đo radar mức radar. Sau đó thiết bị sẽ phát ra tia sóng vô hình chúng ta không thể nhìn thấy mà chỉ có thể nghe tiếng sóng tách tách va vào chất lỏng. Chất lỏng dâng đến đâu thì cảm biến chuyển đổi khoảng cách giữa cảm biến và chất lỏng thành tín hiệu dòng hoặc áp tăng lên tới đó.

Nguyên lý hoạt động cảm biến radar
Nguyên lý hoạt động cảm biến radar

1.4. Ưu và nhược điểm của radar

Ưu điểm của radar

  • Radar có tính ứng dụng cao và phù hợp với các chất ở nhiều trạng thái khác nhau như rắn, lỏng đến khí
  • Độ chính xác không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác
  • Sản phẩm không có bộ phận chuyển động nên hiếm khi phải bảo trì
  • Không giới hạn góc quét
  • Không có điểm chết

Nhược điểm của radar

Bên cạnh các ưu điểm thì radar có các nhược điểm là:

  • Được khá ít người biết đến
  • Cảm biến radar có điểm chết không thể đo là điểm cận trên và điểm cận dưới
  • Giá thành cao hơn so với cảm biến siêu âm

Xem thêm: Cảm biến nhiệt là gì? Cấu tạo và nguyên lí hoạt động

2. Phân loại cảm biến radar

Cảm biến radar gồm có hai loại đó là: Cảm biến radar tiếp xúc và cảm biến radar không tiếp xúc. Hãy cùng hangchavn tìm hiểu về từng loại nhé !

2.1. Cảm biến radar không tiếp xúc

 Ưu điểm

  • Cảm biến radar không tiếp xúc cho phép đo từ trực tiếp từ trên xuống khi nó đo khoảng cách đến bề mặt
  • Cảm biến radar có thể đo các chất lỏng, bùn và một số chất rắn mà không cần tiếp xúc
  • Độ chính xác của radar không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của áp suất, nhiệt độ, bọt, độ nhớt hoặc bụi.
  • Dễ dàng bảo trì
  • Có thể dùng trong môi trường bẩn, dễ bị ăn mòn
  • Có thể lắp đặt trong không gian hẹp
  • Nó có độ bền cao

Nhược điểm

  • Cần được lắp đặt tốt và có một khoảng không phía trước cảm biến không bị cản trở hay bị hạn chế bởi ống lắp đặt
  • Các vật cản như đường ống, máy khuấy và thanh tăng cường có thể khiến tín hiệu phản hồi bị sai
  • Cảm biến radar có thể bị ảnh hưởng bởi bọt. Radar có xu hướng không phản ứng với môi trường giao động mạnh, có bọt nhẹ bởi vì nó sẽ tự hiểu bọt là mức chất lỏng.
  • Nó không bị ảnh hưởng bởi bề mặt chất lỏng, nên chất lỏng dao động thì sóng tín hiệu thu về không chính xác vì bề mặt của sóng âm đã bị phân tán.
Cảm biến radar không tiếp xúc
Cảm biến radar không tiếp xúc

2.2. Cảm biến radar tiếp xúc

Ưu điểm

  • Độ chính xác của phép đo gần như tuyệt đối
  • Thời gian phản hồi nhanh
  • Không phụ thuộc vào chất cần đo
  • Có thể sử dụng ở tất cả các môi trường
  • Có độ chính xác cao hơn so với Radar không tiếp xúc

Nhược điểm

  • Không tiếp xúc được trong môi trường ăn mòn
  • Phải được lắp ở ngay trên bồn chứa để có thể đo được chính xác
  • Kích thước lớn nên gặp khó khăn trong việc lắp đặt và vận chuyển
  • Không thay đổi được dãy đo
Cảm biến radar tiếp xúc
Cảm biến radar tiếp xúc

Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà bạn có thể lựa chọn loại cảm biến phù hợp

3. Ứng dụng của cảm biến radar

Cảm biến radar có ứng dụng rất quan trọng trong đời sống hiện nay, dưới đây là một số ứng dụng của cảm biến radar:

Ứng dụng trong đèn cảm ứng

Cảm biến radar được ứng dụng để đèn cảm ứng có thể tự động sáng khi có người. Cảm biến thân nhiệt người có khả năng tự nhận biết người/ vật di chuyển trong vùng quét và tự động bật đèn, khi không phát hiện chuyển động thì đèn sẽ tự tắt để giúp tiết kiệm điện.

Ứng dụng trong đèn cảm ứng
Ứng dụng trong đèn cảm ứng

Ứng dụng trong công nghiệp ô tô

Ngành sản xuất và chế tạo ô tô là ngành sử dụng nhiều cảm biến siêu âm nhất để có thể dễ dàng phát hiện chướng ngại vật. Một chiếc ô tô tiêu chuẩn sẽ sử dụng 8 cảm biến bao gồm 4 cảm biến ở phía trước và 4 cảm biến ở phía sau. Nếu xuất hiện chướng ngại trong vùng cảm ứng thì cảm biến sẽ phát ra cảnh báo để người lái xe biết và xử lý.

Ở một số dòng xe cao cấp người ta dùng cảm biến microwave radar thay cho sóng siêu âm do tốc độ báo động của cảm biến radar nhanh hơn cảm biến siêu âm.

Ứng dụng trong công nghiệp ô tô
Ứng dụng trong công nghiệp ô tô

Ứng dụng trong cảm biến thân nhiệt người sóng radar trong công nghiệp xây dựng và sản xuất

Cảm biến sử dụng sóng radar microwave để đo mức chất lỏng các vật mà ta không thể tiếp xúc như: nước thải, hóa chất tính axit ăn mòn, đo các loại đồ uống và thực phẩm..bằng cách truyền sóng radar và thu tín hiệu phản xạ. Tín hiệu này sẽ được chuyển thành tín hiệu 4 – 20mA và gửi đến thiết bị điều khiển và màn hình hiển thị.

Ứng dụng trong công nghiệp xây dựng và sản xuất
Ứng dụng trong công nghiệp xây dựng và sản xuất

4. Mua cảm biến radar ở đâu? Giá bao nhiêu?

Điều mà nhiều người thắc mắc hiện nay đó là mua cảm biến radar ở đâu đảm bảo chất lượng. Để có thể mua được cảm biến radar uy tín, giá rẻ thì các bạn phải chú ý các tiêu chí sau:

  • Mua ở địa chỉ uy tín, có nhiều người mua
  • Chọn nơi có chính sách ưu đãi, giá cả hợp lí
  • Địa chỉ có nhân viên hỗ trợ nhiệt tình

Để có thể chọn mua được cảm biến radar uy tín, chất lượng thì các bạn nhớ chú ý các tiêu chí trên nhé!

Phía trên là các thông tin mà hangchavn đã tổng hợp về cảm biến radar. Hy vọng các thông tin ở bài viết trên sẽ hữu ích với bạn, nếu thấy bài viết hữu ích thì hãy chia sẻ với người khác nhé! Nếu bạn có thắc mắc hay góp ý về thông tin được cung cấp ở trên hãy  truy cập ngay vào website hangchavn hoặc liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0975 645 225 để biết thêm thông tin về xe nâng hoặc kiến thức về xe nâng và các loại phụ tùng.