Xe nâng tay có khả năng hoạt động bền bỉ trong mọi điều kiện môi trường. Tuy nhiên, sau thời gian sử dụng, xe có thể gặp phải một số hư hỏng, khiến năng suất lao động bị giảm và tốn chi phí sửa chữa. Vậy sửa xe nâng tay thực hiện như thế nào? Hãy cùng Hangcha tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây nhé.
Nội dung bài viết
NGUYÊN NHÂN KHIẾN XE NÂNG TAY HỎNG
Sau một thời gian sử dụng, xe nâng tay có thể gặp phải một số hư hỏng. Việc xác định cụ thể nguyên nhân gây hư hỏng sẽ giúp cách sửa xe nâng tay đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều.
Làm việc với tần suất dày
Không chỉ riêng xe nâng tay mà bất kì các loại xe hoặc thiết bị máy móc sau một thời gian làm việc đều có thể gặp phải một vài sự cố. Nguyên nhân là do cường độ làm việc liên tục, quá tải, dồn nén áp lực lên các bộ phận của xe, dẫn đến các lỗi hư hỏng.
Không bảo dưỡng thường xuyên
Không bảo dưỡng xe định kỳ là một vấn đề phổ biến khi sử dụng xe nâng tay, khiến xe bị hư hỏng, đặc biệt là các bộ phận và linh kiện bên trong. Tuy nhiên, nếu người sử dụng thường xuyên kiểm tra và bảo trì xe đúng cách thì khả năng xảy ra sự cố về máy móc sẽ giảm xuống mức thấp nhất.
Rò rỉ dầu thủy lực
Dầu thủy lực rò rỉ là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra sự cố hỏng hóc cho xe nâng tay. Khi dầu thủy lực bị rò rỉ, tay bơm thủy lực của xe nâng sẽ không thể hoạt động được do vòng đệm bị lỏng. Hơn nữa, vòng sin phốt ben trong hệ thống bơm thủy lực có thể bị hư hỏng hoặc vỡ khiến người vận hành khó kiểm soát được xe nâng.
Xem thêm: Xe nâng tiếng Anh là gì? Tên các loại xe nâng bằng tiếng Anh
4 LỖI THƯỜNG GẶP Ở XE NÂNG TAY
Trước khi tìm hiểu về sửa xe nâng tay thì hãy cùng tìm hiểu các lỗi hư hỏng thường gặp ở xe nâng tay. Khi nắm rõ các nguyên nhân gây lỗi hư hỏng sẽ giúp bạn khắc phục sự cố nhanh hơn.
Xe nâng tay không bơm lên, hạ xuống được
Nguyên nhân:
- Dầu thủy lực có chứa các tạp chất.
- Van khóa lắp đặt sai cách.
- Không khí xâm nhập vào bơm thủy lực.
- Di chuyển xe trong trạng thái ngả nghiêng, mất cân bằng.
- Dây bóp xả bị đứt.
Cách khắc phục sự cố xe nâng tay bơm không lên:
- Thay loại dầu thủy lực mới, không có lẫn tạp chất.
- Điều chỉnh lại vị trí của các ốc vít.
- Loại bỏ không khí tràn vào bơm thủy lực bằng cách bóp đồng thời gập tay nâng từ 10-20 lần. Nếu không có sự cải thiện thì có thể dây roăng cao su đã bị hỏng.
- Đặt xe cân bằng, cố định để giúp ổn định bơm dầu.
- Thay mới dây bóp xả trong trường hợp dây bị đứt.
Nâng được xe lên nhưng không hạ được hoặc hạ không an toàn
Nguyên nhân:
- Thanh truyền xe nâng tay bị lắp đặt, khiến thanh pittong bị biến dạng.
- Cốt thanh truyền đã cũ, bị gỉ sét.
- Càng cua bị cong ở trục giữa.
Cách khắc phục:
- Lắp đặt lại thanh truyền.
- Sửa chữa piston và linh kiện bị hư hỏng.
- Bổ sung thêm dầu nhớt để giúp bôi trơn.
- Điều chỉnh lại xích và bộ phận van xả.
Chỉ nâng được một chút
Nguyên nhân:
- Hết nhớt thủy lực.
- Bộ phận càng cua bị cong vênh.
- Sin phốt bị hỏng hóc.
Cách khắc phục:
- Tra thêm nhớt thủy lực với lượng vừa đủ, không nên tra quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của trục bơm.
- Sửa chữa hoặc thay mới sin phốt.
- Thay thế càng cua mới.
Khi hoạt động, xe kêu bất thường
Nguyên nhân
- Bạc đạn cổ xe bị thiếu dầu bôi trơn
- Bi bị vỡ.
- Định vít không cố định chắc chắn.
- Hàng hóa không sắp xếp gọn hàng nên va chạm với mặt sàn trong quá trình vận chuyển.
Cách khắc phục:
- Bổ sung dầu bôi trơn cho bạc đạn cổ xe thường xuyên.
- Thay mới vòng bi.
- Siết chặt các đinh vít, bulong giữa chi tiết máy.
- Sắp xếp lại hàng hóa sao cho gọn gàng.
Xem thêm: Ứng dụng thực tiễn của xe Forklift không phải ai cũng biết
QUY TRÌNH SỬA XE NÂNG TAY
Dưới đây là quy trình sửa xe nâng tay đơn giản, hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ
Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện hỗ trợ sau đây:
- Búa, kìm, cờ lê, tua vít, mỏ lết răng, bộ lục giác.
- Bốn đế đỡ.
- Dầu thủy lực: Chuẩn bị loại dầu thủy lực chuyên dụng dành riêng cho xe nâng pallet.
- Dụng cụ lấy sin phốt và bộ sin phốt mới (còn được gọi là ron cao su, có bán tại các cửa hàng phụ tùng xe nâng tay).
Bước 2: Tháo tay bơm ra khỏi xe
- Tháo sợi dây xích bóp xả ra khỏi cò xả → Gạt tay bơm xuống thấp → Lấy tua vít xuyên qua 2 lỗ nhỏ để ngăn chặn lò xo lại → Lấy cây cốt tay bơm ra.
- Sử dụng búa, cây đục chốt và bộ lục giác để tháo bỏ phần trụ bơm vị trí cố định trên xe, bao gồm 3 vị trí: hai bên bệ đỡ trụ bơm (sử dụng chốt ống có đường kính 5 ly) và phía trên đầu ty ren (sử dụng lục giác có kích thước 5).
- Tiếp tục lấy ty ben (lớn) và ty bơm (nhỏ) khỏi thân bơm → Đặt ngược để nhớt cũ trong bơm chảy ra ngoài → Lau chùi sạch sẽ các vết dầu gỉ → Dùng mỏ lết răng để tháo nắp vặn trên thân bơm ra.
Bước 3: Tháo, thay phốt
Để ngăn chặn các vật thể khác bám vào khe rãnh phốt thì bạn cần vệ sinh, lau chùi sạch sẽ → Kiểm tra phốt cũ có kích thước bao nhiêu (thông thường trên mỗi phốt đều được dập nổi kích thước nên rất dễ quan sát) → Lắp phốt mới đã chuẩn bị sẵn (mua sin phốt xe nâng tay theo size trên phốt cũ).
Bước 4: Lắp ráp bơm thủy lực, châm dầu thủy lực
- Thực hiện vặn nắp thân bơm (vặn thật chắc) → Ráp ty bơm và ty ben vào đúng vị trí cũ → Gắn trụ bơm, tay bơm, cốt tay bơm vào khung xe như ban đầu → Lắp dây xích bóp xả qua lỗ giữa cốt tay bơm.
- Tháo con ốc phía sau lưng trụ bơm → Châm dầu mới vào → Châm đến khi mực nhớt bằng mép miệng con ốc thì siết ốc lại.
- Tiến hành bóp giữ tay bóp xả và kích tay bơm lên, xuống khoảng 10-15 lần để đẩy không khí còn sót trong bơm ra ngoài.
Bước 5: Kiểm tra lại xe
Để kiểm tra lại khả năng nâng hàng hóa của xe, hãy sử dụng tải trọng 80% – 90% so với tải trọng tối đa của xe nâng và đánh dấu vị trí ty ben trong vòng 10 phút. Nếu không có sự dịch chuyển thì có nghĩa là bạn đã sửa xe nâng tay thành công.
Xem thêm: [Hướng dẫn] Vận hành và lái xe nâng an toàn cho người mới
LƯU Ý KHI SỬA XE NÂNG TAY
Trong trường hợp xe mắc những lỗi hư hỏng đơn giản thì bạn có thể tham khảo cách sửa xe nâng ngay tại nhà. Đối với những lỗi phức tạp, đòi hỏi chuyên môn cao thì bạn hãy liên hệ ngay với đơn vị bảo hành để tìm ra giải pháp xử lý phù hợp nhất. Tuyệt đối không được tự ý sửa chữa tại nhà vì có thể khiến lỗi hư hỏng ngày càng trầm trọng hơn.
- Sau khi hoàn tất quá trình sửa xe nâng tay thì cần phải kiểm tra và vận hành thử rồi mới đưa vào sử dụng.
- Tuyệt đối không sử dụng xe nâng tay đã hỏng bởi có thể gây ra một số hậu quả nghiêm trọng, tiềm ẩn nhiều rủi ro.
- Kiểm tra, bảo dưỡng xe nâng tay thường xuyên, theo định kỳ.
- Sử dụng xe nâng tay đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Lựa chọn những đơn vị cung cấp xe nâng uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm, đảm bảo cung cấp linh phụ kiện chính hãng.
Xem thêm: Bảng giá cho thuê xe nâng người làm việc trên cao [T3/2023]
CÁCH BẢO QUẢN XE NÂNG TAY ĐÚNG CÁCH, HẠN CHẾ HỎNG HÓC
Việc bảo quản xe nâng đúng cách sẽ giúp giảm thiểu chi phí bảo trì và sửa chữa, đồng thời tăng tuổi thọ sử dụng. Dưới đây là một số cách bảo quản xe nâng tay hạn chế hư hỏng.
- Đặt xe ở những nơi khô ráo, cao hơn vị trí xung quanh để tránh bị hỏng xe khi dầm mưa.
- Đảm bảo phanh xe được gài đúng vị trí.
- Càng nâng để ở vị trí thẳng đứng và được hạ thấp xuống mặt đất.
- Bật công tắc off và rút chìa khóa ra khỏi xe khi không sử dụng.
- Di chuyển cần nâng và độ nghiêng đòn bẩy ra vào vài lần để giải phóng toàn bộ áp lực còn lại trong ống xi lanh ra ngoài.
Trên đây là toàn bộ thông tin về sửa xe nâng tay đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả. Nếu có thắc mắc nào liên quan đến sửa chữa xe nâng tay, hãy liên hệ ngay với Hangcha qua số điện thoại 0975 645 225 hoặc gửi yêu cầu về email: seothienson@gmail.com để được tư vấn tốt nhất.
Xem thêm:
- Xe nâng gạch chuyên dụng với nhiều ưu điểm vượt trội
- Xe nâng thủy lực bằng tay: Cấu tạo, ưu – nhược điểm,…
- Giá xe nâng điện đẩy tay là bao nhiêu? Nên mua loại xe nào?
- Kinh nghiệm lựa chọn xe nâng công nghiệp dựa trên giá thành
- Cách thay phốt xe nâng tay tại nhà đơn giản và nhanh chóng
- Cách tháo bánh xe nâng tay đơn giản, chuyên nghiệp như thợ