Bộ ly hợp là bộ phận dùng để nối trục khuỷu của động cơ với hệ thống truyền lực, bộ ly hợp có nhiệm vụ truyền hoặc ngắt momen lực từ động cơ tới hộp số. Vậy bộ ly hợp là gì? Bộ ly hợp có cấu tạo, phân loại và nguyên lý hoạt động như thế nào? Dưới đây là các thông tin liên quan đến bộ ly hợp do hangchavn cung cấp !
Nội dung bài viết
1. Bộ ly hợp là gì?
Bộ ly hợp là một bộ phận quan trọng trong hộp số, bộ ly hợp có chức năng kết nối trục khuỷu của động cơ với các bộ phận khác trong hộp số. Bộ ly hợp có chức năng dẫn động hộp số bằng cách đóng (hợp) và mở (ly) dựa trên sự điều khiển của người lái. Khi đó, xe có thể chuyển động tiến, lùi hoặc là dừng lại.
Khi xe ở số tiến, ly hợp mở ra, momen lực sẽ được truyền từ động cơ tới trục dẫn động của hộp số giúp bánh xe chuyển động. Ngược lại, khi xe ở số lùi, ly hợp đóng lại, lúc này động cơ sẽ bị tách khỏi hệ thống truyền động khiến cho momen lực bị ngắt hoặc đổi chiều làm xe dừng lại.

2. Cấu tạo của bộ ly hợp
Bộ ly hợp gồm các phần chính, đó là:
Bánh đà
Bánh đà có nhiệm vụ tạo ra momen quán tính khối lượng giúp động cơ có thể hoạt động dễ dàng, hiệu quả. Bánh đà có thiết kế nhẵn, làm bằng chất liệu dày để dễ dàng hấp thu nhiệt lượng được tỏa ra trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, bánh đà cũng được khoan các lỗ để có thể gắn với các bộ phận ly hợp của xe.
Đĩa ly hợp
Đĩa ly hợp hay còn có tên gọi khác là lá côn, được lắp với nguồn. Đĩa ly hợp có hình tròn, mỏng và được làm từ thép. Bề mặt được ép vật liệu ma sát bằng đinh tán. Đĩa ly hợp dịch chuyển theo trục, khi đĩa ly hợp quay thì trục cũng quay theo.
Vòng bi cắt
Đây là chi tiết quan trọng của ly hợp, có thể chuyển động trượt dọc trục. Nó có nhiệm vụ đóng và cắt ly hợp. Vòng bi cắt thường được bôi mỡ đầy đủ do đó nó không cần bảo dưỡng trong suốt thời gian sử dụng.
Bàn đạp
Bàn đạp tạo ra áp suất thủy lực trong xi lanh chính, áp suất được tạo ra sẽ tác động lên xi lanh cắt ly hợp tạo ra việc đóng và ngắt ly hợp.
Xi lanh chính
Xi lanh chính của bộ ly hợp bao gồm các bộ phận như: Cần đẩy, buồng chứa dầu, pít tông xi lanh chính, các lò xo hãm và lò xo ly hợp. Trong quá trình hoạt động, pít tông sẽ trượt để tạo ra áp suất thủy lực giúp điều khiển đóng cắt ly hợp.
Xi lanh cắt ly hợp
Hiện nay, người ta thường sử dung hai loại xi lanh cắt ly hợp chính đó là loại tự điều chỉnh và loại có thể điều chỉnh được.
Nguyên lý hoạt động của xi lanh cắt ly hợp là: Xi lanh cắt ly hợp nhận áp suất từ xi lanh chính để dịch chuyển pít tông, sau đó thông qua cần đẩy điều khiển càng cắt ly hợp.
Nắp ly hợp và lò xo đĩa
Nắp ly hợp hay bàn ép có vai trò nối và ngắt công suất của động cơ. Nắp ly hợp có thêm lò xo đĩa dùng để đẩy đĩa ép ly hợp và đĩa ly hợp.

3. Nguyên lý hoạt động của bộ ly hợp
Bộ ly hợp có nhiệm vụ ngắt truyền động của động cơ xuống các bánh xe. Dưới đây là nguyên lý hoạt động của bộ ly hợp:
- Khi động cơ hoạt động, bánh đà quay và đĩa ma sát bị đẩy áp chặt lên bánh đà thông qua đĩa ép. Lực ma sát tạo ra một khối cùng chuyển động theo bánh đà.
- Để tách ly hợp, người lái đạp côn thông qua đòn bẩy và khớp nối, làm cho bạc mở bị đẩy vào đĩa ép, kéo đĩa ép ra
- Lúc này, đĩa ma sát ở trạng thái tự do, tạo ra khoảng cách giữa đĩa ma sát và đĩa ép, giảm lực ma sát. Mômen động cơ không thể truyền qua đĩa ma sát tới trục sơ cấp của hộp số.
- Đối với một số loại ly hợp, để ngắt li hợp cần phải ép khớp trượt vào đầu cần bẩy hoặc sử dụng lò xo màng. Đối với những loại ly hợp khác, cần phải kéo khớp trượt đầu cần bẩy hoặc đầu lò xo màng ra khỏi đĩa ép để tạo khoảng cách và ngắt li hợp hoàn toàn.

4. Phân loại bộ ly hợp
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại bộ ly hợp khác nhau phù hợp với động cơ và hộp số của từng loại xe. Bộ ly hợp được phân loại như sau:
4.1. Dựa vào phương pháp truyền momen xoắn
Dựa vào phương pháp truyền momen xoắn, bộ ly hợp được phân thành 4 loại đó là:
- Ly hợp ma sát: Sử dụng lực ma sát từ các đĩa trên bộ ly hợp để truyền momen từ động cơ tới trục sơ cấp của hộp số
- Ly hợp thủy lực: Là loại ly hợp được sử dụng chủ yếu trong các hộp số tự động hiện nay. Ly hợp thủy lực sử dụng chất lỏng (dầu thủy lực) và bộ biến mô thủy lực để truyền động từ momen xoắn tới động cơ.
- Ly hợp điện từ: Momen lực được truyền động qua ly hợp nhờ sự tương tác từ trường của khối nam châm điện.
- Ly hợp liên hợp: Đây là loại ly hợp kết hợp 2 trong 3 phương pháp truyền động khác nhau để truyền động.
4.2. Dựa vào phương pháp tạo lực ép
Dựa vào phương pháp tạo lực ép, bộ ly hợp được phân loại thành 3 loại đó là:
- Ly hợp lò xo: Loại ly hợp này sử dụng lực ép được tạo ra bởi lò xo được nén chặt để điều khiển trạng thái của ly hợp.
- Ly hợp ly tâm: Loại ly hợp này sử dụng lực ly tâm tạo ra lực ép để điều khiển việc đóng và mở ly hợp.
- Ly hợp nửa ly tâm: Loại ly hợp này kết hợp giữa cả lực ép từ lò xo và lực ly tâm sinh ra từ trọng khối phụ để điều khiển trạng thái của ly hợp.
4.3. Dựa vào phương pháp dẫn động
Dựa trên phương pháp dẫn động cơ khí, bộ ly hợp được chia làm 3 loại đó là:
- Ly hợp dẫn động cơ khí: Loại ly hợp này được đóng bằng tay đòn hoặc hệ thống dây cáp. Hiện nay, nó ít được dùng cho ô tô mà chủ yếu dùng cho xe máy tay côn.
- Ly hợp dẫn động thủy lực: Bộ ly hợp dẫn động thủy lực bao gồm bộ xi lanh chính, xi lanh cắt và đường ống dẫn dầu thủy lực. Khi nhấn bàn đạp ly hợp, lực nhấn tạo áp suất thuỷ lực trong xi lanh chính, làm cho dầu thủy lực chảy từ bình chứa qua đường ống dẫn và truyền lực tác dụng lên xi lanh cắt, từ đó điều khiển ly hợp đóng hoặc ngắt.
- Ly hợp tự động thủy lực: Đây là phiên bản nâng cấp của ly hợp dẫn động thủy lực giúp người dùng chỉ cần đạp bàn đạp ly hợp, và hệ thống tự động xử lý tín hiệu để thực hiện việc đóng hoặc mở ly hợp mà không cần can thiệp thủ công.
4.4. Dựa vào phương pháp điều khiển
Dựa vào phương pháp điều khiển, bộ ly hợp được chia làm 2 loại, đó là:
- Ly hợp điều khiển thủ công: Loại này yêu cầu người lái tác động vào bàn đạp ly hợp để điều khiển việc đóng và mở ly hợp. Lực từ bàn đạp ly hợp được truyền qua hệ thống truyền động để tác động lên hộp số.
- Ly hợp điều khiển tự động: Loại này không yêu cầu người lái tác động vào bàn đạp ly hợp mà hoạt động đóng/mở của ly hợp được máy tính tự động điều khiển. Máy tính nhận tín hiệu chuyển số từ cần gạt số và các tín hiệu khác gửi tới, hệ thống máy tính sẽ xử lí các thông số đó và quyết định khi nào nên đóng hoặc mở ly hợp một cách thích hợp. Ly hợp điều khiển tự động thường được sử dụng trong các xe ô tô hiện đại.
4.5. Dựa trên trạng thái làm việc
Dựa trên trạng thái làm việc, bộ ly hợp được chia làm hai loại đó là:
- Ly hợp đóng: hệ thống luôn ở trong trạng thái đóng, tức là lò xo luôn ép đĩa ma sát và đĩa ép lại với nhau, tạo thành một khối.
- Ly hợp mở: Hệ thống này này luôn ở trong trạng thái mở khi không có lực tác động lên nó, và chỉ đóng khi có lực điều khiển từ người lái hoặc từ hệ thống điều khiển tự động. Hiện nay, ly hợp thường mở hầu như không được sử dụng trên các dòng xe ô tô hiện đại nữa.

5. Một số thông tin cần biết
5.1. Dấu hiệu nhận biết bộ ly hợp bị hỏng là gì?
Các dấu hiệu thường thấy khi bộ ly hợp của xe bị hư hỏng đó là:
Xe bị ì, tăng tốc kém và tiêu hao nhiều nhiên liệu
Khi bộ ly hợp bị hỏng làm mất lực điều khiển truyền động, khiến cho xe bị ì hoặc tăng tốc kém. Điều này dẫn đến việc xe bị tiêu hao nhiên liệu do động cơ phải làm việc mạnh hơn để duy trì tốc độ.
Xe khó vào số:
Khi xi lanh chính và xi lanh con điều khiển ly hợp gặp vấn đề, xe sẽ khó vào số hơn.
Xuất hiện tiếng kêu lạ khi bạn đạp vào bàn đạp ly hợp hoặc chuyển số:
Khi động cơ tắt, bạn đạp và nhả bàn ly hợp mà nghe thấy các tiếng kêu lạ thì đó là do cơ cấu điều khiển thủy lực của bộ ly hợp bị hư hỏng
Bàn đạp bị rung, quá cứng hoặc quá nhẹ khi đạp
Khi bạn đạp vào bàn đạp mà thấy nó bị rung, cứng hoặc quá nhẹ khi đạp, đó là dấu hiệu hỏng hóc trong hệ thống ly hợp. Vấn đề này xảy ra do thiếu dầu ở hệ thống thủy lực, hệ thống thủy lực có không khí hoặc nó bị rò rỉ dầu.
Khi bạn phát hiện các dấu hiệu hư hỏng của bộ ly hợp, hãy mang xe ngay đến trung tâm sửa chữa và bảo dưỡng để được kiểm tra, sửa chữa và thay thế kịp thời !

5.2. Một số lưu ý khi sử dụng bộ ly hợp
Khi sử dụng muốn bộ ly hợp được vận hành bền bỉ, an toàn thì người sử dụng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Kiểm tra bộ ly hợp định kì theo đúng thời gian khuyến cáo của nhà sản xuất, nếu có vấn đề tiến hành thay thế tránh ảnh hưởng đến hiệu suất vận hành của xe.
- Bảo trì, bảo dưỡng xe định kì
- Xem xét các hiện tượng hoặc dấu hiệu cho biết ly hợp gặp vấn đề. Khi phát hiện lỗi hay hỏng hóc của bộ ly hợp cần kiểm tra và sửa chữa nhanh chóng, tránh ảnh hưởng đến hoạt động của xe.
- Bởi vì bộ ly hợp có cấu tạo từ rất nhiều bộ phận và chi tiết khác nhau, khuyến cáo không nên tự bảo dưỡng hoặc thay thế tại nhà nếu không đủ kiến thức.

Qua bài viết trên, hangchavn đã cung cấp cho các bạn thông tin về bộ ly hợp. Hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích với bạn ! Nếu các bạn có bất kì thắc mắc hay góp ý nào về bài viết hoặc có nhu cầu tìm hiểu về xe nâng hàng hóa, phụ tùng và vật liệu xây dựng.. thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline 0975 645 225 hoặc truy đường dẫn tại đây.