Ba đờ sốc là gì? Giá ba đờ sốc [MỚI 100%]

Trong số các loại phụ tùng ô tô, ba đờ sốc là một trong những chi tiết ít được người dùng quan tâm. Tuy nhiên, đây là một bộ phận có vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trình vận hành của xe. Vậy ba đờ sốc là gì? Bài viết này, Hangchavn sẽ chia sẻ một số thông tin hữu ích về ba đờ sốc đến với các bạn.

1. Tổng quan về ba đờ sốc

1.1. Ba đờ sốc là gì?

Ba đờ sốc (hay còn được gọi là bộ cản xe – bumper), là bộ cản của xe ô tô. Dễ hiểu hơn, có thể xem đây là một bộ phận được lắp đặt vào trước đầu xe và sau đuôi xe, nhằm tăng cường chức năng bảo vệ và tính thẩm mỹ của xe.

Những tấm cản ô tô bằng thép xuất hiện lần đầu tiên vào đầu thế kỷ 19, khi đó chúng chủ yếu được sử dụng để trang trí cho ô tô. Trong quá trình phát triển và cải tiến về vật liệu và công nghệ, bộ ba đờ sốc tập trung nhiều hơn vào chức năng bảo vệ các bộ phận của xe và nâng cao độ an toàn. Ốp cản ô tô cũng giúp giảm chiều cao tiếp xúc thiếu phù hợp của xe và bảo vệ người đi bộ khỏi chấn thương

Ba đờ sốc
Ba đờ sốc

1.2.Ốp ba đờ sốc ô tô làm từ chất liệu gì?

Ba đờ sốc được biết đến là bộ phận được sử dụng để bảo vệ những bộ phận khác của xe. Vậy nên ốp ba đờ sốc phải được làm từ những vật liệu có độ bền cao. Khả năng chịu lực tốt.

Thông thường bộ phận ốp ba đờ sốc được làm từ nhựa poly. Sợi cacbon, sợi thủy tinh hoặc được làm từ kim loại. Mỗi loại chất liệu này đều có những ưu điểm khác nhau.

Tùy vào độ bền và độ dày của những loại chất liệu này. Mà mỗi nhà sản xuất đưa ra những mức giá khác nhau khi bạn có nhu cầu thay ba đờ sốc.

Ốp ba đờ sốc làm từ chất liệu gì?
Ốp ba đờ sốc làm từ chất liệu gì?

1.3. Vai trò của ba đờ sốc

Trên bất kỳ chiếc xe nào, chúng đều có ba đờ sốc. Dù xe của bạn là xe du lịch, xe SUV hay xe bán tải, của BMW, Acura, Audi, Lexus, Mercedes … hay bất kỳ tên tuổi nào. Hầu hết mọi người thường không để tâm nhiều đến bộ phận cản xe, cho đến khi họ gặp phải một tình huống va chạm. Khi đó, bạn có thể nhận ra rằng bộ phận ba đờ sốc ô tô đã giúp bạn hạn chế được rất nhiều hư hỏng. Dưới đây là vai trò và ứng dụng của ba đờ sốc

Mọi chiếc ô tô trên thế giới, dù là đến từ những hãng bình dân hay hạng sang thì đều cần có ba đờ sốc. Đây là bộ phận không thể thiếu của một chiếc ô tô đạt tiêu chuẩn sử dụng bởi:

  • Giúp ô tô giảm hư hỏng do va đập.
  • Bảo vệ một số bộ phận quan trọng của ô tô.
  • Hạn chế thiệt hại của người và xe khi xảy ra va chạm.
  • Giúp mang lại diện mạo đẹp mắt cho ô tô.

Như vậy, ba đờ sốc không chỉ bảo vệ quý khách và ô tô mà còn giúp mang lại tính thẩm mỹ, sự khác biệt cho xe. Do đó, trong quá trình sử dụng quý khách nên thường xuyên lau, rửa ba đờ sốc nói riêng và toàn bộ xe ô tô nói chung để tuổi thọ thiết bị được lâu dài hơn.

2. Ưu điểm và nhược điểm của chất liệu làm ba đờ sốc

2.1. Nhựa Poly hoặc nhựa ABS

  • Ưu điểm: Cản trước ô tô bằng nhựa poly được sử dụng bởi hầu hết ở các dòng ô tô. Chúng là vật liệu bền và chống va đập. Các tấm cản nhựa thường chỉ đơn giản là uốn cong hoặc rách khi va chạm nhưng chúng cũng có thể bị nứt và có thể được sơn lại.
  • Nhược điểm: Không dễ sửa chữa và không thể chà nhám.
Nhựa Poly và nhựa ABS
Nhựa Poly và nhựa ABS

2.2. Sợi thủy tinh

  • Ưu điểm: Chúng được sản xuất bởi hầu hết các nhà sản xuất phụ kiện. Chúng nhẹ và chắc chắn, dễ sửa chữa, chà nhám và sơn.
  • Nhược điểm: kém dẻo hơn nhựa và dễ bị nứt.
Sợi thủy tinh
Sợi thủy tinh

2.3. Sợi carbon

  • Ưu điểm: Cản bằng sợi carbon có trọng lượng nhẹ và bền, chịu nhiệt tốt. Có thể được sơn và cũng có thể được sử dụng mà không cần sơn.
  • Nhược điểm: Chất lượng của sợi carbon phụ thuộc vào nhà sản xuất. Ngoài ra, nó có thể được sửa chữa nhưng cũng cần phải sơn lại. Cản xe carbon cũng đắt hơn các loại khác.
Sợi carbon
Sợi carbon

2.4. Thép inox hoặc bằng kim loại khác

  • Ưu điểm: Thanh cản bằng thép không gỉ hoặc kim loại khác thường rất chắc chắn và bền.
  • Nhược điểm: Rất nặng. Những tấm cản bằng thép không gỉ và kim loại chỉ nên được sử dụng trên những chiếc xe chắc chắn.
Thép inox hoặc bằng kim loại khác
Thép inox hoặc bằng kim loại khác

3. Một số câu hỏi thường gặp

3.1. Giá ba đờ sốc là bao nhiêu?

Giá của ba đờ sốc trên thị trường rất đa dạng. Tuy nhiên, như đã trình bày: Bộ phận ba đờ sốc rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạnh của ô tô và người ngồi trong xe. Do đó, quý khách cần chọn mua phụ tùng này với một mức giá hợp lý.

3.2. Thay ba đờ sốc mới cần lưu ý những gì?

Nếu ba đờ sốc của quý khách đã bị hư hỏng, cũ hay ngoại hình không còn đẹp mắt thì đó chính là lúc nên thay mới. Một trong những lưu ý hàng đầu khi quý khách muốn thay mới ba đờ sốc đó chính là phải chọn mua ba đờ sốc phù hợp với chất liệu, phong cách.

3.3. Giá ba sờ đốc thay mới là bao nhiêu?

Có rất nhiều người hiện nay quan tâm đến vấn đề thay ba đờ sốc bao nhiêu tiền? Trên thực tế, không thể ước tính chính xác giá cả của ba đờ sốc là bao nhiêu. Bởi trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại ba đờ sốc ô tô khác nhau. Do đó, mỗi loại cản này lại có một mức giá hoàn toàn khác nhau. Ngoài ra, bạn đang sở hữu chiếc xe nào? Nếu bạn biết xe của bạn là gì, thì bạn có thể biết loại ba đờ sốc mà bạn nên thay thế.

Thường thì bộ ba đờ sốc có giá trung bình từ 750.000đ đến 2.000.000đ. Tùy thuộc vào loại xe, chất liệu và nhãn hiệu của ba đờ sốc. Ba đờ sốc mạ crom cơ bản có thể có giá từ 2 triệu đến hơn 20 triệu. Giá của cản trước và sau bằng sợi carbon có thể dao động từ 5 triệu đến hơn 100 triệu. Ngày nay, trong làng ô tô có hàng loạt thương hiệu nổi tiếng như: Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức và Hoa Kỳ. …. Điều quan trọng nhất là bạn phải tìm được đơn vị thay thế uy tín.

Giá ba đờ sốc thay mới bao nhiêu?
Giá ba đờ sốc thay mới bao nhiêu?

3.4. Cách sửa chữa ba đờ sốc và lắp cản trước, cản sau

Khi phát hiện cản xe có một số vết lõm, xước thì chủ xe sẽ bị khó chịu hoặ giá trị chiếc xe bị giảm. Bạn cũng có thể đưa xe đến các gara sửa chữa nhưng nếu muốn tiết kiệm chi phí thì cũng hoàn toàn có thể thực hiện được bằng các bước dưới đây:

a) Các công cụ cần chuẩn bị:

  • Một miếng dẻ lau.
  • Một vài chiếc khăn.
  • Xô nước đá
  • Súng nhiệt hoặc máy sấy.

b) Các bước tiến hành:

  • Đặt khăn lên mặt phẳng rộng rãi để thuận tiện cho việc đặt bộ tản.
  • Tháo bộ cản ra khỏi xe và đặt lên khăn.
  • Dùng súng nhiệt hoặc máy sấy để thổi trên đỉnh của vết lõm khoảng 2 đến 5 phút để làm nóng bề mặt.
  • Ngâm dẻ vào xô nước đá và lau lại chỗ đã thổi nhiệt để làm mát. Kiểm tra vùng lõm cho đến khi nó quay lại vị trí ban đầu.
  • Sau khi hoàn thành thì gắn cản vào xe.

c) Lưu ý cần nhớ:

  • Đeo găng tay trong quá trình thực hiện để tránh bị bỏng.
  • Nên nhờ thêm cộng sự giúp đỡ để dễ đẩy bề mặt bị lõm hơn.
  • Để hiểu quả nhanh chóng hơn, quý khách nên dùng súng nhiệt thay vì máy sấy.

4. Một số lưu ý khi chọn ba đờ sốc 

4.1. Chọn ba đờ sốc theo chất liệu

a) Ba đờ sốc bằng nhựa ABS hoặc nhựa poly

Đây là loại chất liệu phổ biến nhất và được sử dụng ở hầu hết các loại ô tô. Nhựa rất chắc chắn và có khả năng chống va đập tốt. Ba đờ sốc bằng nhựa khi gặp phải va chạm thì chỉ đơn giản là bị uốn cong, nứt hoặc xé rách, nhưng đảm bảo sẽ bảo vệ tốt cho hệ thống khởi động cơ xe bên trong. Tuy nhiên, cản nhựa có nhược điểm là không dễ chà nhám, sửa chữa.

b) Ba đờ sốc bằng sợi thủy tinh

Đây cũng là một trong những chất liệu thường được sử dụng để sản xuất phụ tùng xe, trong đó có ba đờ sốc. Sợi thủy tinh có ưu điểm là rất nhẹ, cứng cáp, dễ sửa chữa, hàn/nối và có thể chà nhám, sơn lên chúng. Về nhược điểm, cản ô tô bằng sợi thủy tinh sẽ kém linh hoạt hơn nhựa nên dễ bị nứt.

c) Ba đờ sốc bằng sợi carbon

Nhẹ, bền, có khả năng chống nóng và có thể sơn, sửa thoải mái là những điểm lợi thế của cản bằng carbon. Tuy nhiên, chất lượng của ba đờ sốc bằng carbon còn phụ thuộc vào nhà sản xuất vì loại phụ tùng này có giá thành tương đối cao so với các vật liệu khác.

d) Ba đờ sốc bằng kim loại

Kim loại vốn luôn có tính chất rất cứng cáp, bền bỉ. Tuy nhiên, cản ô tô làm bằng kim loại sẽ nặng hơn các loại vật liệu khác nên thường được sử dụng cho các dòng xe khỏe.

4.2. Chọn ba đờ sốc theo phong cách

a) Chọn theo phong cách của người sử dụng

Những chiếc đờ ba sốc với dáng khung cong, mềm mại sẽ phù hợp hơn với những người yêu thích sự nhẹ nhàng, thân thiện. Ngược lại, cản xe kim loại với thiết kế “hầm hố” chính là lựa chọn hoàn hảo cho những chiếc xe và người sử dụng có cá tính cực ngầu

b) Chọn theo địa hình sử dụng

Khi quý khách sử dụng ô tô chủ yếu để đi làm, đi dạo trong khu vực thành phố thì nên chọn những loại đờ ba sốc bằng chất liệu nhẹ, bền. Còn nếu quý khách thường xuyên sử dụng ô tô chạy trên những con đường địa hình, gập ghềnh thì cần một chiếc ba đờ sốc cứng cáp, bền bỉ. Vì vậy, phụ tùng cản xe bằng kim loại là lựa chọn phù hợp nhất.

5. Những cách nắn ba đờ sốc

Trong quá trình sử dụng xe khó mà tránh khỏi những va quệt, đặc biệt là tại các thành phố lớn, đi lai chen lấn nhau từng mét đường phố, tai nạn làm ảnh hưởng tới các chi tiết bên ngoài của xe như mặt ga lăng, logo biểu tượng hãng xe hoặc cả bộ ba đờ sốc trước sau. Nếu lỡ gặp phải tình huống bị móp ba đờ sốc thì hãy xem các cách nắn ba đờ sốc mà chúng tôi liệt kê dưới đây:

5.1. Dùng máy sấy tóc

Đa số các xe ô tô lưu thông ở Việt Nam dùng ba đờ sốc được đúc bằng nhựa, chính vì như vậy nên chúng ta đủ sức dùng máy sấy công suất cao để giải quyết sự cố móp méo.

Bạn sẽ cần một người trợ giúp, một đến hai chiếc máy sấy để làm nóng quanh vị trí móp méo. Nếu đủ nội lực, hãy tháo cả tấm ba đờ sốc ra khỏi chiếc xe, bạn sẽ đơn giản hơn rất nhiều.

Đây là hướng dẫn làm dễ làm. Sau khi xử lý xong phần móp méo, hãy tìm loại sơn phù hợp với màu của xe để xóa các chỗ bị trầy xước, tróc sơn.

5.2. Dùng đá khô để nắn

Đá khô cũng giúp xử lí vết lõm trên ba đờ sốc hiệu quả

Bạn sẽ bất ngờ với công dụng của đá khô trong trường hợp này, nếu ba đờ sốc của bạn chỉ bị lõm nhẹ, không quá sâu thì dùng đá khô là một cách làm khá hiệu quả. sử dụng đá trà liên tục lên bền mặt phần lõm cho tới khi ba đờ sốc trở lại bình thường là được.

Còn với các vết lõm, móp sâu hơn thì bạn nên sử dụng nóng bằng máy sấy tóc sẽ làm đá khô phát huy hiệu quả tối đa.

5.3. Dùng thanh sắt có đầu bọc

Ta cũng có thể dùng thanh sắt có đầu bọc để nắn ba đờ sốc: Cách này cũng tương đối đơn giản, bạn sử dụng một thanh sắt để luồn được vào vị trí ba đờ sốc đang bị lõm nhẹ, đầu đưa vào được sử dụng cong gấp khúc để làm điểm tỳ vào các xương của xe.  Sau đó bọc đầu nắn bằng vải hoặc nhựa và tìm điểm tựa hợp lý và bạn nắn nhẹ nhõm cho đến khi ba đờ sốc xe hết lõm là được.

5.4. Sử dụng máy hút bụi

Để thực hiện mẹo này, đầu tiên bạn hãy dùng băng dính, nối đầu của máy hút với phễu sao cho thật kín, thật hiển nhiên. Sau đó tiến hành dán phễu sao cho phủ được toàn bộ vết lõm trên xe.

Khi đang hoàn thành công cuộc dán thật cẩn thận, bạn hãy bật máy hút bụi ở chế độ chân không mạnh nhất. Lực hút từ máy hút bụi tác động lên phễu sẽ giúp bạn xử lý gấp rút và nhanh chóng vết lõm trên thân xe.

Với những phương pháp trên đây, Hangcha hi vọng bạn đủ sức tự giải quyết những vết lõm, vết móp trên ba đờ sốc ngay tại nhà mà không cần phải mang ra gara. Lưu ý, nếu bạn cảm thấy không tự tin để thực hiện thì hãy mang xe ra gara cho các kỹ thuật viên giải quyết, tránh việc ba đờ sốc bị hư hỏng nặng hơn.

Trên đây là những thông tin về ba đờ sốc mà Hangcha muốn chia sẻ cho bạn. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về ba đờ sốc ô tô. Để xem thêm nhiều kiến thức và tin tức về lĩnh vực phụ tùng nói chung và xe nâng nói riêng, bạn vui lòng truy cập đường dẫn tại đây