Đối với nhiều loại máy móc, thiết bị công nghiệp thì hệ thống thuỷ lực đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trong đó, áp suất thuỷ lực thực hiện nhiệm vụ nhất định, giúp hệ thống này hoạt động trơn tru, ổn định. Vậy cụ thể áp suất thuỷ lực là gì? Áp suất bơm thủy lực được tính như thế nào? Có ứng dụng ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp và cập nhật những thông tin chi tiết.
Nội dung bài viết
1. Tổng quan về áp suất thuỷ lực
Khi tìm hiểu về hệ thống thuỷ lực thì chắc hẳn không thể nào bỏ qua được áp suất. Chúng có nhiều vai trò lớn trong quá trình hoạt động của hệ thống thuỷ lực nói chung và sự hoạt động, vận hành ổn định của thiết bị nói chung.
1.1 Áp suất thuỷ lực là gì?
Áp suất là một đại lượng vật lý, được định nghĩa như sau: “Áp suất là lực trên một đơn vị diện tích tác dụng theo chiều vuông góc với bề mặt của vật thể”. Theo đó, hệ SI quy định, áp suất được đo bằng đơn vị N/m2 (Newton trên mét vuông) và được gọi là Pascal (Tên của nhà toán học và vật lý người Pháp Blaise Pascal thế kỉ thứ 17).
Trong khi đó, thuỷ lực lại được hiểu đơn giản là lực được tạo ra từ chất lỏng bị dồn nén trong một không gian kín nhất định. Trong quá trình nén chất lỏng thì áp suất sẽ được tạo ra và cũng tạo ra lực. Như vậy, cũng có thể hiểu thuỷ lực chính là sự di chuyển của lực thông quan sự di chuyển chất lỏng bị đè nén trong không gian giới hạn.
Tựu chung lại, áp suất thuỷ lực chính là một quy tình cho phép nhân lực tác dụng bởi áp suất của chất lỏng thông qua 2 piston, theo nguyên lý Pascal và có khả năng tạo ra một lực lớn hơn bằng cách tác dụng một lực tối thiểu trong hệ thống tương tự như đòn bẩy, từ đó giúp chúng nâng tải có trọng lượng siêu nặng.
Thông thường, áp suất thuỷ lực xuất hiện nhiều trong các công cụ, máy móc công nghiệp, điển hình như: máy ép thuỷ lực, xe nâng hàng, các loại máy trong ngành công nghiệp ô tô, hàng không,… Nhờ loại áp suất này mà máy móc có khả năng chịu tải lớn và hàng hoá nặng, đáp ứng nhu cầu của đời sống.
1.2 Cách tính áp suất thuỷ lực
Công thức tính áp suất thuỷ lực chung như sau: P=F/S
Trong đó:
- P: Là áp suất
- F: Áp lực
- S: Diện tích tiếp xúc vuông góc
Công thức tính áp suất của bơm thuỷ lực: p=M.ŋms.10/qv
- M-Là mômen xoắn (N.m).
- p-Là áp suất của bơm (kG/cm2).
- qv –Là lưu lượng riêng của bơm (cm3 /v.).
- ŋ ms-Là hiệu suất ma sát (%)
- 10-Là hệ số chuyển đổi giữa các đơn vị.
Nhìn chung, áp suất thuỷ lực là rất lớn trong suốt quá trình vận hành và luôn tuần hoàn nên nếu chúng xảy ra sự cố sẽ gây nên hậu quả khôn lường. Bởi vậy, việc sử dụng công tắc áp suất thuỷ lực chính là giải pháp lý tưởng giúp bảo vệ bơm cũng hệ thống thuỷ lực và đảm bảo thiết bị hoạt động tốt, an toàn.
Xem thêm: So sánh SỰ KHÁC BIỆT giữa hệ thống thủy lực và khí nén
2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống thuỷ lực
Áp suất thuỷ lực được tạo ra bên trong hệ thống thuỷ lực. Bởi vậy, việc tìm hiểu về cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của hệ thống này là nhu cầu của nhiều người. Theo đó, cấu tạo của chúng bao gồm nhiều bộ phận với những nhiệm vụ riêng, cụ thể:
- Xi lanh:và piston: Nếu xi lanh là phần khoang chứa bên ngoài thì piston lại nằm bên trong, có thể dịch chuyển, nâng hạ và tác dộngd dến sự di chuyển của chất lỏng bên trong.
- Máy bơm thuỷ lực: Giúp tạo ta lực đẩy để chất lỏng lưu chuyển bên trong đường ống và toàn bộ hệ thống thuỷ lực.
- Đường ống: Có nhiệm vụ dẫn hướng di chuyển của chất lỏng bên trong hệ thống.
- Van thuỷ lực: Chúng thường được gắn bên trên đường ống và có tác dụng điều hướng dòng chảy chất lỏng bên trong hệ thống thuỷ lực, từ đó chất lỏng được được điều chuyển liên tục từ xi lanh qua đường ống tới thùng chứa và ngược lại. Trong hệ thống thuỷ lực thường có 2 van, bao gồm: van mở và van đóng, luôn hoạt động ngược nhau.
Nguyên lý hoạt động của hệ thống thuỷ lực diễn ra theo chu trình sau:
- Đầu tiên thì lực tác động lên piston làm máy bơm chạy và hút chất lỏng từ thùng chứa, thông qua hệ thống ống dẫn để bơm chúng đến toàn bộ hệ thống thuỷ lực.
- Sau khi chất lỏng đã được bơm vào xi lanh thì chúng sẽ đẩy piston lên. Đồng thời khi chất lỏng rút ra khỏi xi lanh thì piston hạ xuống. Khi này, chuyển động của piston xi lanh có thể là chuyển động tịnh tiến hay chuyển động hướng tâm tùy thuộc vào loại xi lanh.
- Van thuỷ lực cũng chịu trách nhiệm thay đổi chiều di chuyển của piston.
- Khi này, áp suất thuỷ lực được tạo ra sẽ giúp cho toàn bộ hệ thống hoạt động ổn định, thiết bị có thể nâng hạ, vận chuyển được những tải có trọng lượng lớn.
Xem thêm: Nguyên nhân xi lanh thuỷ lực bị tụt? Cách phục hồi TỐT NHẤT
3. Ứng dụng của áp suất thuỷ lực với xe nâng hàng
Có thể nói, áp suất thuỷ lực đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của hệ thống thuỷ lực. Đây cũng là hệ thống quan trọng đối với xe nâng hàng nói chung, bao gồm cả xe nâng dầu, điện, xe nâng tay,… nói riêng. Nhờ có hệ thống thuỷ lực mà xe nâng có thể dễ dàng nâng hạ, vận chuyển hàng hoá có tải trọng lớn từ vài tấn đến vài chục tấn.
Hiện tại, xe nâng hàng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Đây là thiết bị hỗ trợ đắc lực cho nhiều cá nhân và doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, phân phối và lưu trữ hàng hoá. Nhờ áp suất thuỷ lực bên trong hệ thống thuỷ lực mà xe nâng mới có thể vận hành và nâng tải hàng hoá với trọng lượng lớn trong thời gian nhanh chóng. Đây cũng là ứng dụng nổi bật của chúng trong thiết bị nâng hạ nói chung và xe nâng hàng nói riêng.
Phía trên là những thông tin cơ bản về áp suất thuỷ lực, cách tính áp suất bơm thuỷ lực. Hy vọng bài viết hữu ích cho nhiều người. Nếu có nhu cầu mua xe nâng hoặc phụ tùng cảm biến hệ thống thuỷ lực, khách hàng hãy liên hệ tới số hotline 0975 645 225 để được đội ngũ chuyên viên của Hangcha Việt Nam (Trực thuộc Công ty cổ phần xe nâng Thiên Sơn) tư vấn chi tiết.
Xem thêm một số bài viết khác:
- Cấu tạo bơm thủy lực xe nâng tay và cách phục hồi bơm lỗi
- Hệ thống lái trợ lực thủy lực là gì? Cấu tạo, ưu nhược điểm
- Ly hợp thủy lực là gì? Cấu tạo ly hợp thủy lực
- Ben thủy lực là gì? Phân loại, cấu tạo và nguyên lý làm việc
- Các loại cơ cấu nâng hạ: Vít me, cần trục, thủy lực, khí nén